Khả năng ứng dụng của đề tà

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp tổ chức giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4 tuổi thông qua các bài hát dân ca (Trang 26 - 29)

Qua một năm thực hiện biện pháp tổ chức dạy hát dân ca cho trẻ mầm non lớp 4 tuổi B được lặp đi lặp lại nhiều lần trong các hoạt động như ngày hội, ngày lễ, tổ chức các giờ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Tôi thấy trẻ lớp tôi đã nhận thức và tham gia hát dân ca hào hứng và thích thú hơn, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ tốt hơn và hát các bài hát dân ca theo nhạc tốt hơn. Kết quả thu được rất khả quan. Thông qua đó tôi mạnh dạn, tự tin trong khi tham gia vận động ca hát. Qua đó tôi thấy biện pháp tổ chức giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4 tuổi thông qua các bài hát dân ca là rất phù hợp cũng như phù hợp với tất cả các độ tuổi và ứng dụng trong toàn trường.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊI. Kết luận I. Kết luận

Âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Đặc biệt đối với trường Mầm non là vô cùng quan trọng vì trẻ lớn lên từ những làn điệu dân ca, từ đó trẻ gần gũi với đời sống xung quanh, yêu quê hương đất nước con người Việt Nam hơn.

Thông qua các biện pháp nêu trên ta thấy rằng dạy hát dân ca cho trẻ mầm non là hoạt rất quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ mầm non hiện nay. Hoạt động nghệ thuật này giúp cho trẻ thể hiện được khả năng, năng khiếu vốn có của bản thân một cách tốt nhất, giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động khác. Mặt khác giúp trẻ rèn luyện ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc ( Nói rõ ràng, mạch lạc, không ngọng, không lắp), phát triển tư duy và khả năng ghi nhớ có chủ định. Giúp trẻ nâng cao nhận thức và tình cảm tốt đẹp về thế giới xung quanh. Thông qua hoạt động nghệ thuật này trang bị cho trẻ một số làn

điệu dân ca mà trẻ yêu thích, đồng thời rèn luyện các cơ vận động sự mềm dẻo linh hoạt của bản thân khi trẻ thể hiện về tác phong biểu diễn. Hình thành cảm xúc và tình cảm thẩm mỹ đạo đức cho trẻ, đây là yếu tố cơ bản để giúp trẻ phát triển nhận thức và giáo dục toàn diện cho trẻ. Để giờ dạy hát dân ca cho trẻ đạt kết quả cao giáo viên cần biết kết hợp hài hòa giữa các hình thức tổ chức và dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, nhằm giúp trẻ rèn luyện và củng cố các kiến thức đã học. Khi tổ chức dạy hát dân ca cho trẻ cần tạo được hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động, tạo cơ hội cho trẻ được cảm nhận về các làn điệu dân ca.

Qua nghiên cứu và ứng dụng một số biện pháp khi dạy trẻ mẫu giáo 4 -

5 tuổi hát dân ca, khi tổ chức các tiết dạy trên lớp tôi thấy trẻ đã hình thành và phát triển tốt kỹ năng như: biết hát đúng giai điệu bài hát, hát đúng làn điệu dân ca, biết vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát, biết xử lí giọng cho phù hợp, ngắt nghỉ nhịp đúng theo bản nhạc, làm chủ được giọng hát của mình tăng lên rõ rệt. Mặt khác trẻ còn biết được tên bài hát, xuất sứ của làn điệu dân ca đang học vì trong các tiết học hát dân ca trẻ đã rất hứng thú thám gia vào hoạt động nên trẻ chú ý hơn vào tất cả các hoạt động, từ đó giờ hoạt động đạt kết quả tốt. Thông qua hoạt động âm nhạc nói chung và giờ dạy hát dân ca nói riêng đã hình thành ở trẻ tính tự tin, tình cảm thẩm mỹ, đạo đức sâu sắc, giúp trẻ phát triển tư duy, ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc và biết diễn đạt tâm tư tình cảm của mình bằng ngôn ngữ, giúp trẻ làm giàu vốn hiểu biết và có nhận thức sâu sắc về dân ca các vùng miền.

II. Kiến nghị

Trên cơ sở các tiết dạy trên lớp, thông qua nghiên cứu, đánh giá kết quả nêu trên tôi có một số kiến nghị như sau:

- Nhà trường quan tâm hơn nưa đến các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho giờ hoạt động âm nhạc như: đàn, đầu đĩa, vô tuyến, các loại băng đĩa nhạc, trang phục biểu diễn âm nhạc... để mở rộng vốn biểu tượng cho trẻ, gây hứng thú, tạo cảm xúc cho trẻ tham gia vào hoạt động.

- Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên đi thăm quan học tập các trường trọng điểm trong huyện, Thành phố, Tỉnh để học hỏi kinh nghiệm.

- BGH nhà trường tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt chuyên môn để giáo viên có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau.

* Đối với phòng giáo dục

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn có nội dung hát dân ca và dạy hát dân ca

- Cung cấp tài liệu có nội dung các bài hát dân ca và cách tổ chức các hoạt động hát dân ca cho giáo viên tham khảo và áp dụng vào thực tế giảng dạy.

Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra từ kết quả giảng dạy của tôi. Kính mong hội đồng thi đua xét duyệt và đóng góp ý kiến cho tôi, để có chất lượng giảng dạy hát dân ca cho trẻ đạt kết quả cao hơn.

Trong năm học 2013 - 2014 tôi có đưa ra một số biện pháp để tổ chức dạy trẻ hát dân ca đạt kết quả tốt trên các lĩnh vực: Biết chú ý lắng nghe cô hát; biết tên bài hát, làn điệu dân ca một cách chính xác; biết hát đúng giai điệu bài hát; vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát.

Trẻ thể hiện hứng thú của mình khi tham gia hoạt động học hát dân ca. Kết quả thu được là 100% trẻ tích cực tham gia vào hoạt động học hát dân ca, không có trẻ nào không chú ý vào hoạt động, như vậy khả năng tập chung chú ý của trẻ vào hoạt động đã thay đổi theo chiều hướng tích cực. Trẻ nhận biết sâu rộng hơn về thế

giới xung quanh, mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động, khắc sâu, in đậm hơn về kiến thức, nội dung bài học.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Bình Thuận, ngày 28 tháng 04 năm 2014

NGƯỜI VIẾT

Trần Thị Vinh

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp tổ chức giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4 tuổi thông qua các bài hát dân ca (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)