KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh mạnh bền khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động (Trang 26 - 28)

1. Kết luận:

Từ những kết quả đạt được bản thân tôi đã rút ra một số kết luận chính như sau:

Trước hết, các cô giáo phải nắm vững các phương pháp hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi vận động cụ thể gồm 5 bước:

Bước 1: Tập trung trẻ – giới thiệu trò chơi.

Bước 2: Giải thích cách chơi – luật chơi.

Bước 3: Phân vai chơi cho trẻ (nếu có).

Bước 4: Theo dõi quá trình chơi của trẻ về cách chơi, luật chơi, mối quan hệ của trẻ, tình trạng sức khoẻ, lượng vận động của trẻ (số lần trẻ chơi) sau mỗi lần chơi có nhận xét để động viên, khuyến khích trẻ.

Bước 5: Kết thúc chơi: Nhắc nhở, động viên, tuyên dương trẻ.

Phải chú ý đến các thời điểm tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động để đạt kết quả tốt nhất, ngoài giờ học thể dục, dạo chơi ngoài trời cô nên tổ chức cho trẻ chơi vào các thời điểm khác như chuyển tiếp giữa 2 tiết học, sinh hoạt chiều, trước khi trả trẻ để củng cố thêm cho trẻ các vận động cơ bản và qua đó có điều kiện để quan tâm nhiều hơn đến những trẻ còn yếu kém.

- Tăng cường làm thêm một số loại đồ dùng đồ chơi tự tạo phù hợp với từng trò chơi để gây hứng thú cho trẻ.

- Nâng cao dần các yêu cầu vận động cho trẻ.

- Thường xuyên thay đổi các hình thức chơi để thu hút trẻ tham gia tích cực vào trò chơi.

- Cần quan tâm bồi dưỡng thêm cho trẻ, những trẻ nhút nhát và những trẻ có thể lực yếu kém cần động viên khuyến khích trẻ trong khi chơi để gây hứng thú cho trẻ.

2.KIến nghị.

- Cần tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được dự giờ kiến tập, tổ chức các buổi mạn đàm trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.

- Bồi dưỡng thêm cho giáo viên về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Cần bổ sung thêm các loại đồ dùng dụng cụ cho từng nhóm lớp cũng như các loại đồ chơi ngoài trời đa dạng và phong phú tạo điều kiện cho trẻ được tập luyện thường xuyên, củng cố lại những vận động đã được học.

- Hiện nay, số lượng trẻ ở mỗi lớp rất động có lớp lên tới hơn 60 cháu. Điều này ảnh hưởng đến công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Vì vậy nhà trường cần có biện pháp cụ thể nhằm giảm bớt số lượng cháu ở mỗi lớp tạo điều kiện cho cô giáo có thể quan tâm nhiều hơn đến những trẻ yếu kém. - Đòi hỏi sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp động bộ của xã hội - gia đình đối với giáo viên và trẻ em ở trường mầm non 1-6 Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong việc rèn luyện các tố chất nhanh- mạnh- bền- khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua các trò chơi vận động. Vì năng lực và kinh nghiệm của tôi còn nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong được sự góp ý của Ban thi đua, chị em đồng nghiệp xem, góp ý để xây dựng bản sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trò chơi mẫu giáo – NXB Giáo dục 1979.

2. Trò chơi vận động mẫu giáo – Nguyễn Hợp Phát – NXB Thể dục thể thao 1986.

3. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non – Nguyễn ánh Tuyết - ĐHSP I – 1984.

4. Giáo dục học mầm non T2 - Đào Thanh Âm, Trịnh Dần – Nhuyễn Thị Hoà - 1995.

5. Cơ sở khoa học của việc nuôi dưỡng chăm sóc trẻ (Tập 1), - Trần Thị Nhung – 1994.

6. Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non – Hoàng Thị Bưởi - Đặng Hồng Phương – NXB Hà Nội – 1995.

7. Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non – Bùi Kim Tuyến – Trần Tân Tiến – Nguyễn Thị Hoà - NXB Hà nội – 1995.

8. Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo – Trần Thị Trọng – NXB giáo dục – 1994.

9. Lý luận và phương pháp giáo dục thể dục cho trẻ trước tuổi đi học – AV. KENHEMAN – DV KHUC KHO LAI EVA – NXB thể dục thể thao – Hà nội 1976.

10. Tạp chí giáo dục Mầm non số 3 – Vụ giáo dục mầm non – 1995.

11. Tạp chí Vì trẻ thơ - Cơ quan TW của Uỷ ban bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em – 5 – 1999, 10 – 1998.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh mạnh bền khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động (Trang 26 - 28)