Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số cải tiến trong sử dụng TB âm học vật lý 7 và chương quang học vật lý 9 (Trang 27 - 29)

Qua việc giảng dạy bằng cách thay thế một số thí nghiệm ở SGK trong chương Âm học vật lý 7 và sử dụng bảng lắp ghép dựng ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ trong chương quang học vật ý 9 giáo viên và học sinh thu được một số kết quả khả quan sau.

Đối với giáo viên: Giáo viên có thể truyền đạt kiến thức chương Âm học vật lý 7 và phần dựng hình qua thấu kính hội tụ và phân kì vật lý 9 cho các em mà không phải lo học sinh không hiểu bài, có vẽ được hình không. Giáo viên có thể truyền đạt kiến thức mới, các kĩ năng vẽ hình nhanh chóng, chính xác. Đặc biệt giáo viên có thể tự tin khi dạy học chương Âm học vật lý 7 và phần dựng hình bằng bảng lắp ghép TKHT, TKPK vật lý 9 so với khi dạy bình thường bằng lý thuyết.

Đối với học sinh: Khi quan sát thí nghiệm mới ở chương Âm học vật lý 7 và sử dụng bảng lắp ghép TKHT và TKPK vật lý 9 học sinh sẽ nhanh chóng nắm được bài. Khi làm bài tập bằng mô hình trực quan các em sẽ khắc sâu kiến thức và nắm bài chắc chắn hơn. Với những thay đổi này sẽ có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh, các em sẽ làm được các bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên rồi từ đó tự mình rút ra được các kiến thức, kĩ năng cần nắm của chương Âm học vật lý 7 và dựng hình đối với TKHT, TKPK vật lý 9.

Lớp Số lượng Phương pháp Tỉ lệ học sinh nắm bài trên lớp 7 26 Sử dụng bảng lắp ghép. 70% Không sử dụng bảng lắp ghép. 40% 9 18 Sử dụng bảng lắp ghép. 75% Không sử dụng bảng lắp ghép. 40% III. KẾT LUẬN

1.Ý nghĩa của sáng kiến

Qua một học kỳ thực hiện điểm nhấn của ngành, chúng tôi thấy việc sáng tạo và sử dụng thiết bị trong dạy học đã mang lại những kết quả khả quan. Sử dụng thiết bị hiệu quả đã làm thay đổi hẳn nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp trong giảng dạy. Sáng tạo các đồ dùng dạy học mới nó kích thích nhiều học sinh hứng thú và đam mê học tập. Đặc biệt việc ứng dụng các đồ dùng mới trong giảng dạy đã nâng cao một bước cơ bản về chất lượng học tập của học sinh.Tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc trò chép”, học sinh được khuyến khích tạo điều kiện chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình học tập, tự rèn luyện của bản thân.

Trên đây là một vài ý kiến của bản thân về sự thay đổi và việc sáng tạo một số đồ dùng dạy học, nhằm mục đích sử dụng hiệu quả thiết bị, nâng cao chất lượng dạy học trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Tôi đã áp dụng và thu được một số kết quả khả quan nhưng việc sử dụng rộng rãi sáng kiến còn tùy thuộc vào đặc điểm của vùng miền, tùy vào cách suy nghĩ và cách thức sử dụng của từng giáo viên. Sáng kiến chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót rất mong những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến này được hoàn thiện hơn.

2. Kiến nghị, đề xuất

Để đáp ứng được mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là với môn vật lý tôi có một số kiến nghị sau:

Để tạo điều kiện cho việc dạy học các thí nghiệm vật lý đạt hiệu quả cần có phòng học bộ môn thích hợp theo tiêu chuẩn quy định.

Nên tổ chức lớp tập huấn về sử dụng thiết bị vật lý cho giáo viên dạy vật lý vào đầu năm học.

Để giúp đỡ tốt trong khâu chuẩn bị các thiết bị dạy học thì cũng cần cho đồng chí phụ trách thiết bị có chuyên môn và luôn được đi bồi dưỡng như giáo viên.

Cần có sự đầu tư, bổ sung, thay thế thường xuyên các thiết bị dạy học cũ bằng những TBDH mới đầy đủ và hiện đại hơn.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số cải tiến trong sử dụng TB âm học vật lý 7 và chương quang học vật lý 9 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)