KẾT HỢP CHẶT CHẼ VỚI CHA MẸ HỌC SINH

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò (Trang 27 - 32)

Kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi những điều cô dạy trên lớp các con được thực hành mọi lúc, mọi nơi. Cũng có khi ở lớp cô dạy thế nào thì về nhà các con sẽ làm như vậy, khi đó chúng ta rất cần sự hỗ trợ từ phía các bậc phụ huynh học sinh. Chính vì vậy mà trong buổi họp cha mẹ học sinh đầu năm tôi đã thống nhất với các phụ huynh về cách quản lí và giáo dục con sao cho hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:

- Về mặt đạo đức: Phụ huynh học sinh cùng thầy cô giáo hướng dẫn con em mình nói to, rõ ràng, nói đủ ý thành câu. Kết hợp cùng cô giáo nhắc nhở các con biết chào hỏi, thưa gửi khi nói chuyện với người trên. Biết đưa hay nhận một vật gì đó từ tay người lớn bằng hai tay. Biết dùng từ cảm ơn khi nhận được sự quan tâm giúp đỡ của người khác, nói lời xin lỗi khi mắc lỗi hoặc làm phiền người khác.

- Về học tập: tự tin trong học tập, nói năng to tát rõ ràng. Nói, trả lời đủ câu, không nói trống không. Có ý thức tự giác trong học tập, tự chuẩn bị sách vở trước khi tới lớp. Động viên khích lệ học sinh học tập, tránh chê bai, đánh mắng các con. Cùng cô giáo giúp con nhận ra sai sót của mình trong khi làm bài và hướng dẫn con cách sửa sai. Tôi cũng giải thích cho phụ huynh học sinh hiểu về sự đổi mới trong cách đánh giá học sinh đó là không chấm điểm hàng ngày mà cô chỉ chấm đúng sai rồi nhận xét dựa trên thực tế bài làm của học sinh. Trong môn Toán thì các bậc phụ huynh dễ dàng nhận ra sai sót của con mình, còn trong môn Tiếng Việt tôi giải thích cho phụ huynh hiểu khi cô chấm bài viết của con cô thường gạch dưới chữ con viết chưa đẹp và sửa sai những lỗi cơ bản mà con thường mắc phải. Nếu chấm bài ở trên lớp cô sẽ gạch dưới chữ con viết chưa đúng và nói cho con biết con viết sai ở điểm nào và cách sửa sai ra sao. Khi về nhà các bậc phụ huynh kiểm tra bài vở của con cũng làm tương tự như vậy. Cần giải thích cho con hiểu cô gạch dưới chữ này của con là con viết chưa đẹp (do nét khuyết, nét móc…) và hướng dẫn cho con cách sửa sai chứ không nên quát mắng các con.

- Về các hoạt động khác:

+ Khuyến khích con em mình tự tin tham gia vào các hoạt động chung của trường, lớp. Có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học và môi trường xung quanh.

+ Thường xuyên trao đổi với cô giáo về tình hình học tập của con, đặc biệt là những học sinh nhút nhát chưa tự tin trong học tập hay những học sinh tiếp thu chậm...

+ Tranh thủ thời gian trò chuyện cùng con về cô giáo và các bạn trong lớp. + Phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm dạy dỗ con của mình với các bậc phụ huynh khác trong buổi họp cha mẹ học sinh.

+ Tham mưu và cùng cô giáo tổ chức tốt các ngày lễ, hội cho học sinh như: Vui Tết Trung thu; đón giáng sinh nhân dịp Noel, Hội Chợ Quê….

Liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh, trao đổi gặp gỡ qua các buổi họp, qua sổ liên lạc điện tử hay chỉ một vài phút trước giờ lên lớp …Những việc làm ấy thực sự đã giúp tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ và giáo dục học sinh. Thông qua trao đổi với phụ huynh học sinh tôi sẽ nắm bắt được tâm tư tình cảm của các con để từ đó tìm ra biện pháp giáo dục tốt nhất cho bản thân mình.

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa cô và trò là góp một phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách, sự tự tin cho học sinh. Qua đây các con sẽ mạnh dạn, tự tin phát biểu ý kiến xây dựng bài cũng như tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh đặc biệt là cô giáo. Các hoạt động học tập ở trường cung cấp cho các con những hiểu biết sơ giản cần thiết trong cuộc sống như: đi bộ đúng quy định (qua bài học đạo đức hay qua các hoạt động của tháng an toàn giao thông); cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường học (qua các tiết hoạt động tập thể hay các buổi tuyên truyền dưới cờ); quyền và bổn phận của trẻ em, cách phòng tránh dịch bệnh theo mùa, phòng chống xâm hại tình dục, tuyên truyền phòng cháy chữa cháy…

Chính sự gần gũi, cởi mở của cô là cầu nối cho học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động của trường lớp. Học sinh sẽ cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp trò chuyện với cô và như vậy các con sẽ lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng mà không cảm thấy gò bó, khó chịu gì cả.

Giữa học kì II năm học 2018 – 2019 này tôi đã áp dụng những điều trên vào việc giảng dạy cho học sinh mà tôi phụ trách và đã thu được một số kết quả đáng mừng:

Kiến thức – Kĩ năng Năng lực Phẩm chất

HTT HT CHT Tốt Đạt CCG Tốt Đạt CCG

20HS 33HS 1HS 45HS 8HS 1HS 45HS 8HS 1HS

Ngoài ra học sinh hứng thú hơn trong học tập, ngày càng mạnh dạn và tự tin trong học tập cũng như khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Học sinh làm việc nhóm có hiệu quả hơn rất nhiều so với lứa tuổi lớp Một của những năm học trước.

Tuy nhiên để thành công trong việc xây dựng mối quan hệ gần gũi thân thiện giữa giáo viên và học sinh đòi hỏi mỗi thầy cô cần:

- Nắm vững đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh để đưa ra những hoạt động cũng như những yêu cầu tương ứng giúp học sinh tích cực, mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập;

- Nắm được thực trạng kĩ năng nói trước đám đông của học sinh lớp mình phụ trách để tìm cách hướng dẫn, động viên các con tự tin hơn trong giao tiếp;

- Vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy tích cực trong hoạt động dạy học hàng ngày;

- Phát huy được tính chủ động, gây được hứng thú học tập cho học sinh. Tạo ra môi trường học tập công bằng, thân thiện, hứng thú cho các con;

- Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là học hỏi về mặt công nghệ thông tin để từng bước đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

Trên đây là những kinh nghiệm mà trong quá trình giảng dạy tôi đã đúc kết được.Tôi nghĩ rằng việc gây hứng thú học tập cho học sinh là điều mà mọi giáo viên đứng lớp điều quan tâm.Và tôi tin chắc rằng với cái tâm của một nhà giáo,với lòng yêu nghề mến trẻ thực sự thì giáo viên chúng ta sẽ gây được hứng thú học tập cho học sinh và đó sẽ là một thành công lớn trong cuộc đời giảng dạy của mỗi người.Từ những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện và qua việc phân tích những biện pháp trên, tôi tin rằng kinh nghiệm này có thể áp dụng cho mọi lớp ở bậc Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5.

“Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ gần gũi thân thiện giữa cô và trò” trình bày trên được tôi rút ra qua nhiều năm giảng dạy và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như mục đích đề tài đã đặt ra. Qua đề tài này, tôi kính mong nhận được sự đóng góp, bổ sung ý kiến của các cấp lãnh đạo, Hội đồng khoa học cơ sở, các bạn đồng nghiệp trao đổi góp ý để tôi làm tốt hơn nữa công tác giảng dạy và giáo dục của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thanh Xuân, ngày 9 tháng 4 năm 2019 Người thực hiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật giáo dục 2. Tập san giáo dục

3. Phương pháp dạy học các môn học lớp 1

4. Các cuốn sách giáo khoa, sách giáo viên môn: Tiếng Việt, Đạo Đức, Tự nhiên và Xã hội lớp 1

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)