Kiểm toán môi trường:

Một phần của tài liệu Kiểm toán rác thải khu ký túc xá sinh viên trường đại học nông nghiệp hà nội (Trang 26 - 33)

2.3.1.1. Khái niệm kiểm toán môi trường:

Năm 1988, Viện Thương mại quốc tế ICC (International Chamber of Commerce) đưa ra một định nghĩa về kiểm toán môi trường như sau: “Kiểm toán môi trường (KTMT) là một công cụ quản lý bao gồm ghi chép có hệ thống và có chu kỳ đánh giá một cách khách quan sự tổ chức quản lý môi trường và sự vận hành của các thiết bị các nhà máy, cơ sở vật chất với mục đích quản lý môi trường bằng việc:

- Trợ giúp quản lý, kiểm toán các hoạt động

- Đánh giá sự tuân thủ các chính sách của công ty, bao gồm sự tuân thủ theo các tiêu chuẩn môi trường, qui chế qui định bắt buộc.”[1]

2.3.1.2. Tình hình thực hiện kiểm toán môi trường trên thế giới và Việt Nam: a, Trên thế giới:

Kiểm toán môi trường bắt đầu xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ XX ở khu vực Bắc Mỹ và thực sự phát triển mạnh mẽ vào những năm 80 của thế kỷ XX ở các nước Bắc Mỹ và Châu Âu. Ngày nay, nó đã được phát triển rộng rãi trên quy mô toàn cầu. Mỹ, Canada, Anh là những nước đầu tiên thực hiện hoạt động kiểm toán có hiệu quả và thành công. Các nước này có cũng có những cơ quan tiến hành hoạt động kiểm toán môi trường chuyên nghiệp nhất với những luật sư, chuyên gia đầy kinh nghiệp, có uy tín, được cung cấp chứng chỉ chứng nhận đạt tiêu chuẩn KTMT.

* Khu vực Bắc Mỹ: Hoa Kỳ

Cục bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) hoạt động ở cấp Liên bang đã khuyến khích các bang và các công ty sử dụng kiểm toán môi trường như một công cụ

quản lý. Chính sách hành động của EPA đã thiết lập từ năm 1985. EPA ủng hộ những cuộc kiểm toán môi trường tình nguyện và khuyến khích sự tham gia tích cực của Ban giám đốc các công ty trong qua trình tiến triển kiểm toán. Gần đây “ Hoạt động đặc quyền của Cục Bảo vệ môi trường Mỹ” đã thúc đẩy mạnh việc thực hiện các cuộc kiểm toán nội bộ. Các hoạt động này tạo cho công ty tránh khỏi các hình phạt dân sự, hành chính, tội phạm nếu tuân thủ đầy đủ các quy định và điều kiện đặt ra.

* Khu vực Trung và Nam Mỹ: Ở khu vực Trung và Nam Mỹ, có một sự thay đổi lớn đã có thể thấy được trong lĩnh vực quản lý môi trường ở Mexico và Brazin, chẳng hạn như các công ty quốc tế (hầu hết liên quan đến lĩnh vực hóa chất) đã đưa ra các kinh nghiệm kiểm toán của họ. Tuy nhiên sự cân bằng giữa mối quan tâm về kinh tế xà hội và môi trường vần là một thách thức lớn.

* Châu Âu: Uỷ ban cộng đồng châu Âu (CEC)

Từ tháng 4/1995, “Chương trình kiểm toán và quản lí sinh thái” (EMAS) ngày càng trở nên có hiệu lực và được phát triển mạnh. Mặc dù đã có quy định nhưng việc tham gia dưới chủ đề EMAS chủ yếu vẫn là tự nguyện. Các nhà sản xuất đăng kí thực hiện “Chương trình kiểm toán và quản lý sinh thái” phải tự cam kết thực hiện kiểm toán môi trường và lập báo cáo về môi trường. Các cuộc kiểm toán này phải do các kiểm toán viên độc lập từ bên ngoài thực hiện. Do đó, đã hình thành một cơ quan đại diện phụ diện trách vấn đề đăng ký thực hiện “Chương trình kiểm toán cà quản lý sinh thái” của các công ty. Các công ty đã ký thực hiện EMAS sẽ được phép sử dụng các biểu tượng “Thông báo tham gia kiểm toán sinh thái”. Biểu tượng này chỉ ra tất cả các vị trí sản xuất trong một công ty tham gia vào chủ đề EMAS. [1]

* Mô hình kiểm toán môi trường của Anh

Tuy là một quốc gia thuộc liên minh Châu Âu (EU), nhưng KTMT ở Anh đã được thực hiện ở hầu hết các ngành công nghiệp từ những năm 1990. Tại Anh, kiểm toán môi trường giữ một vai trò ngày càng quan trọng trong tất cả các

lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Hiệp hội công nghiệp Anh quốc (CBI) đã kêu gọi tất cả các công ty thuộc liên hiệp Anh thực hiện kiểm toán môi trường. Cùng với EMAS, Uỷ ban Châu Âu đã phác thảo các luật lệ khuyến khích thực hiện và sử dụng KTMT tại các quốc gia thuộc cộng đồng Châu Âu.Theo số liệu điều tra của CBI và CEBIS, KTMT đã giúp cho các doanh nghiệp và các lĩnh vực trong nền kinh tế thu được những kết quả đáng lưu tâm .[7]

Bảng 4: Lợi ích kinh tế do kiểm toán môi trường mang lại tại một số lĩnh vực[6]

Lĩnh vực Biện pháp thực hiện sau kiểm toán môi trường Chi phí tiết kiệm hàng năm (bảng Anh) Thời gian hoàn vốn

Điện (truyền

tải điện) Giảm tổn thất nhờ thay thế dây dẫn mới bằng đồng 27 000 2 năm Luyện kim Thu hồi các bụi kim loại trong

sản xuất 76 000 3 tháng Công nghiệp

thực phẩm (chế biến)

Sử dụng hiệu quả nguồn nước và xử lý hiệu quả chất thải

lỏng tại một nhà máy đường 200 000 10 tháng Công cộng sản xuất điện từ rác thải 70 000 2 năm

b, Ở Việt Nam:

Ở nước ta trong những năm trở lại đây, KTMT được thực hiện dưới hình thức đánh giá tác động môi trường đã tiến hành ở một số nhà máy, cơ sở sản xuất đang hoạt động nhằm KT nguồn thải và KT sự tuân thủ của nhà máy đối với các quy định về môi trường Việt Nam. Phạm vi KT là toàn bộ nhà máy khu vực xung quanh. Hiện nay, quá trình KTMT ở Việt Nammới chỉ chú trọng tập trung vào KTCT công nghiệp. Các cơ sở công nghiệp được KT thường là các Nhà máy giấy, dệt, hóa chất, bia như Nhà máy giấy Vạn Điểm, Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Công ty giấy Đồng Nai, Nhà máy hóa chất Việt Trì, Nhà máy bia Capital, Nhà máy bia Đông Nam Á…Kết quả ban đầu cho thấy có thể cải thiện được môi trường một cách kinh tế và hữu hiệu thông qua việc quản lý bằng khu vực sản xuất trên cơ sở nâng cao ý thức của cán bộ, công nhân trong các cở sở sản xuất. Một số dự án quốc tế đã mở các lớp tập huấn về hệ thống quản lý môi trường KTMT, các hoạt động trình diễn công nghiệp như dự án môi

trường Việt Nam – Canada (1997); khóa đào tạo về hệ thống quản lý môi trường và các công cụ hỗ trợ do giảng viên Hy Lạp trình bày ở Tổng cục đo lường chất lượng (1999)… Những lớp tập huấn giúp cho những nghiên cứu về môi trường Việt Nam và những lĩnh vực có liên quan có thêm những kiến thức mới và cách tiếp cận trong lĩnh vực này. KTMT ở Việt Nam chủ yếu mới dừng lại ở vấn đề KTCT công nghiệp, chưa tiếp cận các mục tiêu KT khác đã được thực hiện trên thế giới như KT hệ thống quản lý môi trường, các chương trình quan trắc, KT các tác động môi trường, bệnh viện, bất động sản.

Mới đây một hướng tiếp cận mới là KT có hệ thống quản lý môi trường của các nhà máy công nghiệp đã được Trung tâm Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tiến hành thử nghiệm. Do các cơ sở sản xuất của nước ta chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước nên đối tượng được lựa chọn của dự án này thuộc các doanh nghiệp nhà nước có triển vọng phát triển, nằm trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển công nghiệp ở nước ta (công nghiệp hóa chất, công nghiệp nặng, điện tử, công nghiệp nhẹ, công nghiệp tiêu dùng) và đã có những thành tích nhất định trong công tác bảo vệ môi trường. Nhà máy hóa chất và phân đạm Hà Bắc đã được chọn làm cơ sở bị kiểm toán và bước đầu đã thu được kết quả nhất định. Với sự hỗ trợ của tiêu chuẩn quốc thế ISO 14000 và tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 14000 quy định về hệ thống quản lý môi trường, trong đó có các quy định về kiểm toán môi trường, trong tương lai gần, kiểm toán môi trường sẽ trở thành một công cụ cần thiết và có hiệu quả ở nước ta trong việc đánh giá các tiêu chuẩn môi trường khác.[1]

2.3.2. Kiểm toán chất thải:

2.3.2.1. Khái niệm:

Kiểm toán chất thải: “Kiểm toán chất thải là việc quan sát, đo đạc, ghi chép các số liệu, thu thập và phân tích các mẫu chất thải, nhằm ngăn ngừa việc sản sinh ra chất thải, giảm thiểu và quay vòng chất thải. Kiểm toán chất thải là

bước đầu tiên trong qua trình nhằm tối ưu hoá việc tận dụng triệt để tài nguyên và nâng cao hiệu quả sản xuất”.[1]

Kiểm toán rác thải được thực hiện với các mục đích sau:

- Cung cấp thông tin về công nghệ sản xuất, các nguyên vật liệu sử dụng, các sản phẩm và các dạng chất thải.

- Xác định các nguồn thải và các loại chất thải phát sinh

- Xác định các bộ phận kém hiệu quả trong dây chuyền sản xuất : Quản lý kém, hiệu suất sử dụng nguyên liệu, năng lượng thấp, thải nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường thông qua các tính toán cân bằng vật chất và năng lượng.

- Đề ra các chiến lược quản lý và các giải pháp giảm thiểu chất thải[13]

2.3.2.2. Quy trình kiểm toán chất thải:

Quy trình kiểm toán chất thải trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn1: Giai đoạn tiền đánh giá:

Giai đoạn này thực chất là khâu lập kế hoạch và các hoạt động trước kiểm toán trong quy trình kiểm toán môi trường. Giai đoạn này bao gồm một số công việc chính như sau:

- Chuẩn bị các điều kiện ban đầu

- Xem xét quy trình và đặc điểm sản xuất - Xác định các yếu tố đầu vào

1.1.Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho cuộc kiểm toán * Sự chấp thuận của lãnh đạo cơ sở sản xuất:

Hiện nay KTCT không phải là bắt buộc, mà nó được thực hiện bởi chính cơ sở sản xuất. Chỉ khi được sự chấp thuận của lãnh đạo cơ sở sx thì cuộc KTCT mới được tiến hành. KTCT được thực hiện xuất phát từ nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ BVMT của nhà máy. KTCT không chỉ giúp BVMT mà còn giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.

* Chuẩn bị các mục tiêu cụ thể cho KTCT:

Cần phải xác định rõ ràng các mục tiêu cho cuộc KTCT. KTCT có thể tiến hành trong toàn bộ quá trình sản xuất hoặc chọn lọc một công đoạn sản xuất nhất định. Trọng tâm của cuộc KTCT phụ thuộc vào các mục tiêu đã đề ra.

* Thành lập nhóm kiểm toán:

Để tiến hành cuộc kiểm toán thì đội kiểm toán cần được thành lập.Thành viên nhóm KT phụ thuộc vào quy mô của cuộc KT. Thông thường đội KT ít nhất phải có 3 người: 1 cán bộ kỹ thuật, 1 nhân viên sản xuất, 1 cán bộ môi trường liên quan đến vấn đề KT ( nên có một kiểm toán viên nội bộ).

* Chuẩn bị các tài liệu liên quan: Các tài liệu liên quan tới cuộc KTCT bao gồm các tài liệu sau: Bản đồ vị trí địa lý của cơ sở sản xuất, sơ đồ mặt bằng của nhà máy, sơ đồ dây chuyền công nghệ, sơ đồ hệ thống cấp thoát nước, danh mục các trang thiết bị của nhà máy, sổ ghi chép, kết quả quan trắc môi trường và những ý kiến đánh giá, hiện trạng sức khoẻ của công nhân và dân cư xung quanh, các nguồn thải của các cơ sở sản xuất bên cạnh và báo cáo ĐTM của nhà máy nếu đã thực hiện.

1.2.Xem xét đặc điểm và quy trình sản xuất

Để lập được QTSX cần phải căn cứ vào các tài liệu sản xuất, kết hợp với quan sát thực tế. Trong trường hợp KTCT chỉ diễn ra tại một giai đoạn sản xuất vẫn cần thiết phải thiết lập QTSX. Chú ý tới các loại chất thải & các công đoạn sản xuất kém hiệu quả từ đó tìm cách khắc phục.

1.3. Xác định các yếu tố đầu vào

Các yếu tố đầu vào của một quy trình sản xuất có thể bao gồm: nhiên liệu thô,hóa chất, nhiên liệu, nước….

Giai đoạn 2: Xác định và đánh giá các nguồn thải

2.1. Xác định các nguồn thải

Thực chất của giai đoạn này là xác định các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất . Mục đích là để tính toán cân bằng vật chất cho quá trình sản xuất.

Việc xác định các sản phẩm chính, phụ nhằm để đánh giá hiệu quả sản xuất, Việc lượng hóa các SP chính sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc lượng hóa các SP phụ. Bên cạnh các SP thì chất thải là yếu tố đầu ra vô cùng quan trọng, gồm: CTR, chất thải lỏng, khí thải, các loại chất thải khác.

2.2.Đánh gía nguồn thải

Việc đánh giá các nguồn thải thực chất là quá trình thiết lập cân bằng vật chất cho toàn bộ quy trình sản xuất của nhà máy: Tổng đầu vào = Tổng đầu ra

Thông thường các yếu tố đầu vào thường dễ xác định hơn các yếu tố đầu ra. Khi xác định các yếu tố đầu ra thì việc xác định các nguồn thải là vô cùng quan trọng. Chất thải có thể phân loại theo: nguồn gốc, bản chất, tác động hay điều kiện xả thải. Điều quan trọng nhất của KTCT là gỉam nguồn thải phát sinh và tăng cường sử dụng chất thải.

Giai đoạn 3: Xây dựng và đánh giá phương án giảm thiểu

3.1. Nội dung của xây dựng và đánh giá phương án giảm thiểu:

Cần phải xem xét kỹ tất cả các nguyên nhân phát sinh chất thải để xây dựng được môt kế hoạch giảm thiểu chất thải hiệu quả. Tính khả thi của phương án giảm thiểu phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn & kinh nghiệm thực tế của các chuyên gia. Khi thiết lập kế hoạch hành động cần tham khảo ý kiến của:

-Các chuyên gia tư vấn kỹ thuật môi trường

- Các nhà chế tạo và cung cấp thiết bị

- Hệ thống giảm thiểu chất thải của các nhà máy tương tự

3.2. Đánh giá phương án giảm thiểu trên hai khiá cạnh: kinh tế và môi trường. 3.3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm thiểu

Các việc cần làm trong bước này là :lên danh sách tất cả các biện pháp giảm thiểu/xử lý chất thải, sắp xếp các phương án theo thứ tự ưu tiên (dễ thực hiện, chi phí thấp, hiệu quả nhanh), lập kế hoạch chi tiết cho các phương án khó thực hiện và chi phí cao.[13]

PHẦN III

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Kiểm toán rác thải khu ký túc xá sinh viên trường đại học nông nghiệp hà nội (Trang 26 - 33)