Những thông tin cần được bảo mật:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số kinh nghiệm khai thác kênh hình trong dạy học phần địa lí tự nhiên (địa lí 10) theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 51)

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

9.1. Về phía giáo viên

- Mỗi thầy giáo, cô giáo phải là những người truyền cảm hứng cho học sinh. Trước hết, giáo viên cần hiểu rõ và thấm nhuần tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Từ đó, xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) trên cơ sở phân tích các hoạt động học tập của học sinh, xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học.

- Người giáo viên phải có kiến thức đa dạng, uyên thâm. Đồng thời, phải có khả năng truyền tải những kiến thức vào chương trình giảng dạy, vào

bài soạn. Giáo viên cần linh hoạt trong cách tổ chức dạy học, nhiệt tình trong giảng dạy để có thể truyền đạt kiến thức bằng nhiều phương pháp tích cực, điều đó làm tăng hứng thú học tập của học sinh, chất lượng dạy và học từ đó sẽ được nâng lên.

- Người giáo viên phải tự học hỏi và rèn luyện kĩ năng truyền đạt tốt để có thể dẫn dắt học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. Nếu người giáo viên khéo léo, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thì việc dạy và học sẽ trở nên hấp dẫn, lôi cuốn hơn, giúp các em học sinh thực sự yêu thích môn học.

9.2. Về phía học sinh

- Bản thân mỗi học sinh cần có nhận thức đúng đắn về mục tiêu học tập. Đích đến của các em sau 12 năm học không phải là tấm bằng tốt nghiệp trung học, mà là hành trang các em có để biết, để làm, để cùng chung sống và để tự khẳng định mình.

- Mỗi học sinh cần tự đổi mới bản thân mình, mạnh dạn, quyết tâm hơn trong học tập để có thể tham gia nhiệt tình, tích cực, hiệu quả vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức.

- Về cơ sở vật chất cần có đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, giấy A4. Khuyến khích các em có máy tính bàn hoặc laptop để phục vụ cho việc tìm hiểu kiến thức thông qua Internet cũng như việc hoàn thành sản phẩm báo cáo.

9.3. Về phía nhà trường

- Có đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hiện đại giúp giáo viên có điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá để giáo viên có điều kiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

- Tạo điều kiện cho giáo viên có thể linh hoạt trong việc thiết kế chương trình dạy học theo tính chất riêng của bộ môn.

10. Đánh giá lợi ích thu được

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do ápdụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả

10.1.1. So sánh cách tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình theo kiểu truyền thống và cách tổ chức theo định hướng phát triển năng lực học sinh

10.1.1.1. Cách tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình theo kiểu truyền thống

Học tập theo kiểu truyền thống là cách dạy học quen thuộc, được bảo tồn và duy trì qua nhiều thế hệ. Học tập theo kiểu truyền thống, giáo viên coi hệ thống “kênh hình” là các phương tiện trực quan minh họa cho bài giảng. Thông thông thường sau khi giảng giải các khái niệm, đặc điểm ở phần “kênh chữ’, giáo viên sẽ giới thiệu cho học sinh “xem” kênh hình để học sinh thấy được những nội dung lý thuyết kia là đúng đắn.

Ví dụ: Khi dạy học phần 2. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất (mục a. Phân bố theo vĩ độ địa lí), giáo viên sẽ thuyết trình: “Nhiệt độ không khí trên Trái Đất có sự thay đổi theo vĩ độ địa lí: Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về cực; Biên độ nhiệt độ năm tăng dần từ xích đạo về cực. Các em có thể quan sát bảng 11. Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc để thấy điều đó”.

Về cơ bản, phương pháp dạy học này này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. Theo Frire - nhà xã hội học, nhà giáo dục học nổi tiếng người Braxin đã gọi phương pháp dạy học này là "Hệ thống ban phát kiến thức", là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu trò.

Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống. Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao. Song do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế.

Những năm gần đây, Nhà trường quán triệt rất cụ thể về việc đổi mới phương pháp dạy học, song do nhiều nguyên nhân, một số giáo viên vẫn trung thành với cách dạy truyền thống này, có chăng chỉ thay đổi cách tổ chức dạy học ở việc không đọc chép đơn thuần mà có câu hỏi phát vấn đưa ra cho học sinh.

10.1.1.2. Cách tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình theo định hướng phát triển năng lực người học

Khác với cách tổ chức học tập theo kiểu truyền thống, tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình theo định hướng phát triển năng lực người học coi các “kênh hình” là công cụ đắc lực để học sinh có thể phát huy tối đa các năng lực của bản thân dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Với cách tổ chức này, với mỗi kênh hình khác nhau, giáo viên sẽ nghiên cứu để lựa chọn những phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và thậm chí những cách đánh giá học sinh theo hướng có lợi nhất đáp ứng mục tiêu sư phạm.

Với các biện pháp được đề xuất như: Vận dụng sáng tạo những phương pháp dạy học truyền thống; vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại; vận dụng đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực trong việc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình không chỉ góp phần tạo hứng thú học tập cho các em học sinh mà còn có ý nghĩa to lớn trong định hướng năng lực người học.

Có thể nói, so sánh với cách tổ chức dạy học theo kiểu truyền thống, để có thể dạy học theo định hướng năng lực người học, đòi hỏi người giáo viên phải là những người thực sự tâm huyết với nghề, với sự nghiệp giáo dục, với quê hương, đất nước. Song không phụ công các thầy giáo, cô giáo, sau những buổi học như thế, các em học sinh sẽ trưởng thành hơn, cả về trí tuệ lẫn đạo đức và đặc biệt các em có kĩ năng sống tốt hơn và hoàn chỉnh hơn. Và như thế, giáo dục đã đạt được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước giao phó.

10.1.2. So sánh kết quả khảo sát thái độ, nhận thức của học sinh

Để đánh giá sự hứng thú đối đối với việc học tập Địa lí qua các kênh hình, ngay từ đầu năm học 2017 – 2018, tôi đã đưa ra câu hỏi: “Em có thích tìm hiểu các kênh hình trong SGK Địa lí không?” với 04 lớp 10A1, 10A4, 10A5, 10A7 (Các lớp mà tác giả được phân công giảng dạy) và thu được kết quả như sau:

Lớp Tổng số HS Rất thích Thích Bình thường Không thích SL % SL % SL % SL % 10A3 26 1 3,8 5 19,2 17 65,5 3 11,5 10A4 26 1 3,8 3 15,4 17 65,5 5 19,2 10A5 35 2 5,7 8 22,8 23 65,7 2 5,7 10A7 35 1 2,8 2 5,7 30 85,7 2 5,7 Tổng 122 5 4,1 18 14,8 87 71,3 12 9,8

Như vậy, vẫn còn một bộ phận học sinh cảm thấy thờ ơ với các kênh hình, thậm chí một số học sinh còn thể hiện rõ thái độ chán nản, không hứng thú.

Sau khi kết thúc phần Địa lí Tự nhiên, giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi khảo sát “Em có thích tìm hiểu các kênh hình trong SGK Địa lí không?” với 04 lớp 10A1, 10A4, 10A5, 10A7 và thu được kết quả như sau:

Lớp số HSTổng Rất thích Thích Bình thường Không thích

SL % SL % SL % SL %

10A4 26 10 38,5 12 46,2 4 15,3 0 0

10A5 35 15 42,9 15 42,9 5 14,2 0 0

10A7 35 9 25,7 24 68,6 2 5,7 0 0

Tổng 122 34 27,9 72 59,0 16 13,1 0 0

Như vậy, so với kết quả khảo sát trước khi triển khai các biện pháp, tỉ lệ các em yêu thích việc học tập qua các kênh hình đã tăng lên rất nhiều và giảm đi đáng kể tỉ lệ các em thờ ơ với môn học.

10.1.3. So sánh đối chứng kết quả giáo dục

Để đánh giá kết quả áp dụng phương pháp một cách khách quan, tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra ngay sau bài học. Cách thức thực hiện của tôi cụ thể như sau:

Tôi chọn dạy Tiết 6 – Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt

Trời của Trái Đất (Theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục) ở lớp

10A6 theo cách dạy học truyền thống và so sánh kết quả với lớp 10A5 (một trong những lớp có lực học tương đương mà tôi tổ chức hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình theo định hướng phát triển năng lực). Sau giờ học, tôi cho các em của cả hai lớp cùng làm một bài kiểm tra 15 phút.

Kết quả như sau:

Lớp Tổng số HS Điểm giỏi (8-10đ) Điểm khá (6.5- 7.9đ) Điểm TB và yếu (dưới 6.5đ) SL % SL % SL % 10A5 35 30 85,7 5 14,3 0 0 10A6 35 20 57,1 10 28,6 5 14,3

Từ bảng số liệu ta thấy, kết quả kiểm tra ở lớp 10A5 có đổi mới phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình theo định hướng phát triển năng lực cao hơn lớp 10A6 học tập theo phương pháp truyền thống.

10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân

Sau năm học 2017 – 2018 tiến hành thử nghiệm sáng kiến, từ năm học 2018 – 2019, tôi đã giới thiệu sáng kiến của mình với các thầy giáo, cô giáo trong cùng nhóm chuyên môn của nhà trường để triển khai áp dụng đổi mới

phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá môn Địa lí. Để đánh giá hiệu quả của việc triển khai những giải pháp trên, tôi thực hiện khảo sát theo hai hướng:

+ Khảo sát kết quả giảng dạy đại trà.

+ Khảo sát kết quả thi học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Địa lí lớp 10.

10.2.1. Kết quả giảng dạy đại trà môn Địa lí

Năm học 2018 – 2019, tôi bắt đầu thử nghiệm sáng kiến với các lớp mình dạy và giới thiệu với các đồng chí trong nhóm chuyên môn cùng áp dụng. Kết quả giảng dạy môn Địa lí khối 10 năm học này cụ thể như sau:

+ Số học sinh xếp loại Giỏi: 11 HS (Chiếm 3,53%). + Số học sinh xếp loại Khá: 90 HS (Chiếm 28,85%).

+ Số học sinh xếp loại Trung bình: 174 HS (Chiếm 55,77%) + Số học sinh xếp loại Yếu, Kém chỉ có: 37 HS (Chiếm 11,85%)

Năm học 2019 – 2020 này, tiếp tục đánh giá kết quả học tập của các em học sinh khối 11 (đã được áp dụng sáng kiến trong quá trình học chương trình Địa lí 10), kết quả cụ thể như sau:

+ Số học sinh xếp loại Giỏi: 37 HS (Chiếm 12,25%). + Số học sinh xếp loại Khá: 121 HS (Chiếm 40,07%).

+ Số học sinh xếp loại Trung bình: 120 HS (Chiếm 39,74%) + Số học sinh xếp loại Yếu, Kém chỉ có: 24 HS (Chiếm 7,94%)

Như vậy, có thể thấy, kết quả học tập của các em học sinh đã tham gia áp dụng sáng kiến có nhiều tiến bộ vượt bậc. Thành tích học tập môn Địa lí của các em là sự tổng hợp tác động của nhiều nhân tố, trong đó, việc đổi mới phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình có ý nghĩa quan trọng. Khi giáo viên chúng ta trao cơ hội cho các em được bộc lộ và phát triển năng lực, các em sẽ có hứng thú với môn học hơn và đó là một phần động lực để các em tiếp tục vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Năm học 2019 – 2020, tôi cùng các thầy giáo, cô giáo trong nhóm chuyên môn tiếp tục cải tiến và áp dụng sáng kiến. Kết quả tổng kết học kì I của các em học sinh khối 10 cụ thể như sau:

+ Số học sinh xếp loại Giỏi: 6 HS (Chiếm 1,66%). + Số học sinh xếp loại Khá: 112 HS (Chiếm 31,02%).

+ Số học sinh xếp loại Trung bình: 205 HS (Chiếm 56,79%) + Số học sinh xếp loại Yếu, Kém chỉ có: 38 HS (Chiếm 10,53%)

Mặc dù số học sinh xếp loại Khá, Giỏi chưa được nhiều, song với một trường miền núi, điểm đầu vào tuyển sinh đầu vào lớp 10 gần như thấp nhất so với các trường khác trong tỉnh thì đây là môt kết quả đáng ghi nhận. Chúng tôi luôn tin tưởng và hi vọng, sau khi được tham gia áp dụng sáng kiến, kết quả học môn Địa lí cũng như các môn học khác của các em trong thời gian tiếp theo sẽ có những thay đổi tích cực.

10.2.2. Kết quả thi học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Địa lí 10

Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, để giúp các em học sinh đáp ứng những yêu cầu vận dụng và vận dụng cao trong các đề thi, đặc biệt những câu hỏi liên quan đến các kênh hình trong phần Địa lí Tự nhiên, việc đổi mới cách tổ chức khai thác kênh hình trong mỗi tiết học là thực sự cần thiết. Và điều này góp phần không nhỏ trong các thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí của Trường THPT Tam Đảo.

Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa lí khối 10 của Trường THPT Tam Đảo tăng trưởng đáng kể trong những năm qua:

Năm học Giải Nhất Giải Nhì Giải Ba Giải KK

2017 - 2018 0 0 1 1

2018 - 2019 1 2 0 0

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia ápdụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu

TT Tên tổ chức/ cá nhân

Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực

áp dụng sáng kiến 1. Khối 10 Học sinh Trường THPT

Tam Đảo

Học tập phần Địa lí Tự nhiên – Địa lí 10

2. Đội tuyển Học sinh giỏi Địa lí 10 Học sinh Trường THPT Tam Đảo Học tập phần Địa lí Tự nhiên – Địa lí 10 3. Lăng Thị Thanh Hoài

Giáo viên Trường THPT Tam Đảo

Học tập phần Địa lí Tự nhiên – Địa lí 10

4. Hà Thị Hiền Giáo viên Trường THPT Tam Đảo

Học tập phần Địa lí Tự nhiên – Địa lí 10

5. Đỗ Ngọc Sáng Giáo viên Trường THPT Tam Đảo

Học tập phần Địa lí Tự nhiên – Địa lí 10

Trên đây là một vài kinh nghiệm được tôi rút ra trong quá trình giảng dạy, rất mong muốn được chia sẻ với các bạn đồng nghiệp để đúc rút những giải pháp tốt nhất trong công tác đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn Địa lí ở trường THPT. Với trình độ bản thân có hạn, chắc chắn đề tài còn nhiều hạn chế, rất mong nhận được sự chỉ dẫn góp ý của cán bộ nghiệp vụ Sở giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường và các bạn đồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tam Đảo, ngày tháng năm 2020 ..., ngày...tháng...năm... Tam Đảo, ngày 16 tháng 02 năm 2020

Thủ trưởng đơn vị CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

Tác giả sáng kiến

MỤC LỤC

1. Lời giới thiệu...1

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số kinh nghiệm khai thác kênh hình trong dạy học phần địa lí tự nhiên (địa lí 10) theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)