HẬU QUẢ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU

Một phần của tài liệu buổi thảo luận thứ 2 môn học luật dân sự (Trang 36 - 52)

là hai năm, kể từ ngày người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;.

• Theo khoản 2 Điều 132 BLDS 2015 thì nếu hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu do bị lửa đổi thi giao dịch có hiệu lực.

IV. HẬU QUẢ CỦA GIAODỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU Tóm tắt bản án số: 133/2017

Ông Văn, bà Tằm tin lời anh Bùi Tiến Dậu khi anh hỏi mượn trích lục đất của ông bà để thế chấp vay vốn ngân hàng làm ăn, nhưng anh Dậu lại lập sẵn các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất cho anh Dậu, anh Bình, anh Sinh. Lúc bà tằm đi vắng, vì tin tưởng con, ông Văn thay bà ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất. Sau đó anh Dậu, anh Bình, anh Sinh được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong quá trình giải quyết, Tòa án xác nhận việc bà Tằm không cho các con đất và không phải là người ký hợp đồng là đúng qua kết quả giám định chữ ký, chữ viết và họ tên trong các tài liệu. Nên các “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất” nói trên là vô hiệu. Tòa án quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của anh Bình: không chấp nhận kháng cáo, giữ nguyên bản sơ thẩm đối với anh Dậu, hủy giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất của anh dậu và cấp lại giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Văn, bà Tằm.

Tóm tắt bản án quyết định giám đốc thẩm số 75/2012/DS- GĐT ngày 23/2/2012:

Bản án xét xử vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

của anh Dư chị Chúc cho ông Sanh. Ở bản án sơ thẩm thì tòa án công nhận hợp đồng này là hợp pháp, nhưng sau khi anh Dư, chị Chúc kháng cáo, sau khi xét phúc thẩm, ông Sanh khiếu nại, tòa phúc thẩm cho rằng hợp đồng vô hiệu là đúng nhưng xác định lỗi do hợp đồng vô hiệu là sai dẫn đến bộ ông Sanh chịu 50% thiệt hại là không đúng. Vì việc ký hợp đồng của anh Dư, chị Chúc là hoàn toàn tự nguyện, nên hợp đồng chỉ vi phạm về hình thức, không vi phạm về nội dung. Nên anh Dư chị Chúc phải bồi thường toàn bộ thiệt hại tương đương với phần giá trị đã thanh toán cho ông Sanh.

Tóm tắt bản án quyết định giám đốc thẩm số 26/2013/KDTM- GĐT ngày 13/8/2013

Bản án xét xử vụ việc công ty Orange kiện công ty Phú Mỹ, vì công ty Orange đã hoàn tất bản giao toàn bộ bản vẽ, nhưng công ty Phú Mỹ không thanh toán lần ba như cam kết trong hợp đồng dịch vụ xây dựng. Ở bản án sơ thẩm quyết định chấm dứt hợp đồng dịch vụ giữa hai công ty và yêu cầu Công ty Phú Mỹ thanh toán tiền cho Công ty Orange. Toà phúc thẩm thì quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm. Tuy nhiên sau khi xem xét bản phúc thẩm viện trưởng VKSNDTC

kháng nghị, vì vậy để giải quyết vụ án được chính xác thì dù xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu hay hợp pháp thì các bên đương sự phải cung cấp tài liệu, chứng cứ, các biện pháp thu thập chứng cứ để làm rõ vấn đề được nêu. Vì vậy bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm và phúc thẩm bị huỷ, giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương giải quyết lại.

1. Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên hay không? Nêu cơ sở pháp lý? Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

Cơ sở pháp lý: Căn cứ vào Khoản 1 Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005 và theo Khoản 1 điều 131 Bộ luật dân sự 2015.

Đó là: Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các

bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì công ty Phú Mỹ có phải thanh toán cho công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện hay không? Vì sao?

Căn cứ theo điều 137 BLDS 2005 và khoản 1, khoản 2 điều 131 BLDS 2015 giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Vậy từ đây khi xác định hợp đồng vô hiệu thì Công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho công ty Orange một phần giá trị mà Công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng. Bởi lẽ đây là hợp đồng dịch vụ và nó khác với hoạt động mua bán thông thường. Hợp đồng dịch vụ họ đã đem công sức để làm nên sản phẩm nhưng bên

Phú Mỹ không thanh toán đúng hạn nếu đem bản vẽ hoàn trả thì không mang tính công bằng. Chính vì vậy để đảm bảo tính công bằng thì phải quy đổi thành giá trị tương ứng.

3. Hướng giải quyết của của Hội đồng thẩm phán về với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện như thế nào?

Nếu xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì buộc Công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng.

Còn nếu Hợp đồng dịch vụ là hợp pháp thì buộc Công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng mà công ty Orange đã thực hiện theo như hợp đồng cùng với tiền lãi suất do chậm thanh toán theo điều luật của pháp luật.

4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán liên quan tới khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng vô hiệu

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 131 BLDS 2015: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận” thì hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán khi hợp đồng vô hiệu là hợp lý. Khi giao dịch dân sự vô hiệu, công ty Phú Mỹ phải hoàn trả lại cho công ty Orange giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà công ty Orange đã thực hiện, điều này giúp cả hai đều công bằng, tránh trường hợp một bên bị tổn hại và một bên có lợi.

5. Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng dịch vụ không vô hiệu? Nội dung xử lý khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu như thế nào? Suy nghĩ của anh/chị về chủ đề này như thế nào?

- Nếu hợp đồng dịch vụ là hợp pháp thì buộc công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng cùng tiền lãi suất do chậm thanh toán theo quy định của pháp luật.

- Nội dung xử lý khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu ở

khoản tiền lãi suất do chậm thanh toán.

- Hướng giải quyết là hợp lí vì nếu hợp đồng trên là không vô hiệu thì điều đương nhiên là công ty Phú mỹ phải thanh toán cho công ty Orange về khối lượng công việc mà công ty Orange đã thực hiện.Nhưng công ty Phú mỹ thanh toán chậm trễ không đúng hạn nên buộc phải thanh toán cả phần lãi suất theo quy định tại điều 305 Bộ luật thương mại 2005.

6. Trong Quyết định số 75, vì sao Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô hiệu?

- Khi ông Sanh yêu cầu phải hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của pháp luật thì vợ chồng anh Dư, chị Chúc không thực hiện. Năm 2007 ông Sanh xây dựng nhà xưởng trên đất. Ngày 27/8/2009 ông Sanh có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc giải quyết tranh chấp hợp đồng. Ngày 18/10/2010 Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc đã có quyết định số 01/TA gia hạn để các bên thực hiện quy định về hình thức của hợp đồng nhưng vợ chồng anh Dư, chị Chúc cũng không thực hiện, không hợp tác để hoàn thành thủ tục theo quy định tại Điều 134 BLDS 2005: ” Trong trường hợp pháp luật

quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.”

7.Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô hiệu trong Quyết định trên?

Theo em, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô hiệu là đúng. Vì theo Điều 134 (BLDS 2005): Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức Vợ chồng anh Dư chị Chúc đã nhận đầy đủ tiền từ ông Sanh, bản hợp đồng đã có xác định của UBND xã, vợ chồng anh Dư đã giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Sanh, nhưng khi yêu cầu phải hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của pháp luật thì vợ chồng anh Dư, chị Chúc không thực hiện. Việc vợ chồng anh Dư không kí vào hợp đồng đã vi phạm vào điều kiện có hiệu, lực của giao dịch dân sự trong trường hợp pháp luật quy định tại khoản 2 điều 122 BLDS 2005. Vì

vậy, việc Tòa xác định hợp đồng vô hiệu là hoàn toàn hợp lí và chính xác 8 . Với thông tin trong quyết định 75 và pháp luật hiện hành, ông Sanh sẽ được bồi thường bao nhiêu? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

Dựa trên thông tin trong Quyết định số 75 thì giao dịch giữa ông Sanh và vợ chồng anh Dư đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, nhưng đến bước hoàn tất thủ tục chuyển nhượng thì vợ chồng anh Dư lại không ký vào hợp đồng nên đã dẫn đến hợp đồng bị vi phạm về hình thức do các bên đã không công chứng, chứng thực theo luật định đối với những giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất và bị Tòa án tuyên bố vô hiệu căn cứ vào Điều 134 BLDS 2005 (nay là Điều 129 BLDS 2015). Do đó, khi tòa án tuyên bố vô hiệu thì theo Khoản 2 Điều 137 BLDS 2005 (nay là Khoản 4 Điều 131 BLDS 2015), bên có lỗi (vợ chồng anh Dư) dẫn đến giao dịch bị vô hiệu phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên còn lại (ông Sanh), và trong trường hợp này số tiền bồi thường mà ông Sanh nhận sẽ là hơn 300.000.000.

9. Trong bán án số 133, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận chứng

nhận cho anh Đậu và ghi nhận cho ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại quyền sử dụng đất có là hệ quả của giao dịch dân sự không? Vì sao? Trong bán án số 133, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận chứng nhận cho anh Đậu và ghi nhận cho ông Văn, bà Tằm Quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại quyền sử dụng đất là hệ quả của giao dịch dân sự vô hiệu. Vì theo Điều 131 (BLDS 2015). Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến

quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Do giao dịch của ông Văn, bà Tằm với anh Đậu đã bị Tòa án vô hiệu nên bên anh Đậu phải hoàn trả lại đất cho ông Văn, bà Tằm. Vì thế ông Văn, bà Tằm phải liên hệ cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu buổi thảo luận thứ 2 môn học luật dân sự (Trang 36 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)