1. Kết luận
Để trở thành người giáo viên tốt dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, trước hết mỗi chúng ta phải không ngừng trau dồi kiến thức, tìm tòi học hỏi, đồng thời bổ sung tinh thần yêu nghề mến trẻ thể hiện sự nhiệt huyết của bản thân với ngành nghề mình đã chọn. Mỹ thuật loại hình nghệ thuật tạo ra cái đẹp, vì vậy dạy mỹ thuật nói chung và phân môn vẽ trang trí cần phải làm cho học sinh phấn khởi mong muốn vẽ đẹp, thể hiện cảm xúc của mình qua bài vẽ.
- Nói đến phương pháp dạy học là nói đến cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh. Giáo viên không chỉ chú ý đến phương pháp truyền đạt mà còn phải tạo dựng cho học sinh phương pháp tiếp nhận, để cuối cùng là kiến thức đến với học sinh một cách dễ dàng, nhanh và sâu sắc hơn. Như định hướng đổi mới phương pháp dạy học: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
- Qua quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng các phương pháp dạy học nêu trên vào giảng dạy ở phân môn vẽ trang trí, và đã phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, đem lại hiểu quả cao.
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM 2017 - 2018 (chỉ thống kê học sinh lớp 6)
TT Lớp Số lượng Đạt Chưa đạt Ghi chỳ
1 61 29 29 0
2 62 29 29 0
2. Ý nghĩa
Trang trí là một phân môn khó đòi hỏi học sinh phải có óc sáng tạo, sự cần cù và linh hoạt vì khi vẽ được một bài trang trí các em phải thực sự tìm tòi sáng tạo để biết tìm và chọn sắp xếp các mảng hình sao cho chặt chẽ lôgíc với nhau từ tổng thể đến chi tiết, biết tìm và chọn sắp xếp hoạ tiết hợp lí với các mảng hình đã chọn. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp thích hợp hướng dẫn để giúp một phần nào học sinh THCS có được những kỹ năng , kỹ xảo về vẽ trang trí đạt hiệu quả cao nhất. Điều này có thể gây thêm hứng thú cho HS trong khi học môn mĩ thuật và các môn học khác. Các em cần nắm bắt kỹ các bước, để có thể cảm nhận và trình bày được một bài trang trí đẹp theo cảm nhận riêng của mình. Thông qua quá trình học tập phân môn trang trí, có thể nâng
cao được hiểu biết đối với nghề nghiệp, với xã hội, hoàn thiện nhân cách và lối sống trong sinh hoạt cho HS.
Áp dụng phương pháp dạy trang trí nêu trên và qua một số bài học cụ thể, tôi khảo sát và thấy chất lượng học môn mĩ thuật nói chung và phân môn trang trí nói riêng của HS trường THCS Hàm Ninh được nâng lên rõ rệt. `
Trên đây là toàn bộ quá trình tìm đọc và nghiên cứu về Phương pháp giảng dạy phân môn trang trí trong chương trình mĩ thuật THCS. Song đề tài đi sâu vào lĩnh vực
nghiên cứu cách dạy học phân môn vẽ trang trí cách thực hiện của bản thân và áp dụng qua một số bài cụ thể.
3. Kiến nghị và đề xuất.
Dạy mĩ thuật ở THCS là cần thiết, nó góp phần hình thành ở HS những phẩm chất tốt đẹp của con người lao động mới, người lao động có tri thức khoa học, dám nghĩ, dám làm, lao động có năng suất cao và biết thưởng thức cái hay cái đẹp trong cuộc sống.
- Cơ sở vật chất của nhà trường vẫn còn thiếu thốn chưa đáp ứng đủ cho quá trình học tập: VD như học vẽ theo mẫu phải cần có mẫu vẽ, học thường thức MT cần có tranh ảnh… Tâm lý của không ít HS và phụ huynh coi môn Mĩ thuật, Thủ công là môn học phụ, nên không chú tâm học tập, ít đầu tư thời gian, tài liệu cho môn học.
- Đồ dùng dạy - học phục vụ bộ môn mĩ thuật và công nghệ do trên trang cấp còn thiếu nhiều, thiếu đồng bộ. Cụ thể môn mĩ thuật lớp 6 có đến 4 bộ tranh giống nhau ( Tranh Đông Hồ), nhưng lớp 7, 8, 9 thì chỉ có rất ít tranh.
- Các bức tranh ở SGK thì quá nhỏ, không đủ độ lớn để HS nhìn rõ và phân tích tác phẩm.
- Điều kiện phòng học chưa đảm bảo yêu cầu của bộ môn trong các bài vẽ theo mẫu, chưa đủ điều kiện để đặt được 3 đến 4 mẫu vẽ và còn bị loạn ánh sáng.
- Trong trường chỉ có một giáo viên bộ môn nên việc trao đổi học tập kinh nghiệm cũng bị hạn chế.
Tuy nhiên dạy mĩ thuật ở THCS còn nhiều vấn đề phải quan tâm, bởi từ lâu chúng ta ít chú ý, thiếu sự chuẩn bị về trang thiết bị và cơ sở vật chất để phục vụ cho môn học này. Vì vậy để tạo điều kiện cho việc dạy và học của thầy và trò thuận lợi, bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn mĩ thuật cần kiến nghị và đề xuất một số vấn đề sau:
- Phải có phòng học mĩ thuật rộng, đầy đủ ánh sáng.
- Phương tiện (bàn, ghế, giá vẽ, mẫu vẽ, giấy màu, máy chiếu hình, tranh, tượng phiên bản, các tài liệu tham khảo.) theo đặc thù của bộ môn.
- Các cơ quan ban ngành, đoàn thể thường xuyên phải tổ chức các cuộc thi vẽ tranh về các ngày lễ lớn hoặc nội dung của các vấn đề trong xã hội, gia đình, trường học… (trường học thân thiện, phòng chống ma tuý, bảo vệ môi trường…)
- Gia đình quan tâm hơn nữa đến bộ môn Mĩ Thuật
Như vậy sẽ nâng cao được chất lượng dạy và học của bộ môn mĩ thuật, đồng thời phát triển tối đa được tính sáng tạo của HS trong môn học và đạt kết quả cao trong học tập.
Trong quá trình thực hiện và viết sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi những hạn chế. Tôi viết sỏng kiến kinh nghiệm này mong được quý thầy cô, đồng chí đồng
nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến để có hướng thực hiện hoàn thiện hơn, đem lại hiệu quả cao hơn trong việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp.