Một vài số liệu cụ thể về giá trị lợi ích khi áp dụng sáng kiến:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm lượng giác (Trang 38 - 40)

Lớp Sĩ số % HS giỏi % HS Khá % HS TB % HS yếu %HS kém

11A 45 13% 77% 8% 2% 0%

11H 45 9% 50% 32% 9% 0%

Kết quả sát hạch lớp 10A1 trước khi áp dụng sáng kiến

Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã tiến hành kiểm tra, sát hạch lại, kết quả đạt được rất khả quan. Cụ thể như sau:

Lớp Sĩ số % HS giỏi % HS Khá % HS TB % HS yếu %HS kém

11A 45 45% 51% 4% 0% 0%

11H 45 30% 56% 14% 0% 0%

Qua bản thống kê trên, điều dễ thấy là khi chưa áp dụng SKKN này là việc vận dụng kiến thức vào giải các bài tập của học sinh chất lượng kém hơn. Tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi quá ít, tỷ lệ học sinh trung bình trở xuống còn rất cao ở những lớp trung bình. Còn sau khi áp dụng SKKN này kết quả tiếp thu kiến thức, vận dụng kiến thức vào giải các bài tập của học sinh cao hơn (điểm Khá – Giỏi nhiều hơn; điểm trung bình ít hơn, điểm yếu – kém hầu như không còn). Điều đó

đã chứng tỏ SKKN này đã góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảng dạy chủ đề: “Một số kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm lượng giác ”. Nội dung báo cáo này đã được áp dụng có hiệu quả trong tổ bộ môn Trường THPT Yên Lạc mấy năm qua. Đặc biệt, những nội dung này đã được thông qua trong buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ Toán trường THPT Yên Lạc được các thầy, cô giáo trong tổ chia sẻ và đánh giá cao.

Từ kết quả trong buổi sinh hoạt chuyên môn và kết quả đạt được qua các kỳ thi chung cấp trường, cấp Sở khi áp dụng rộng rãi SKKN này vào việc giảng dạy, ôn tập môn Toán cho thấy SKKN này đã giúp GV chủ động, tích cực hơn và giúp HS chủ động tiếp cận những bài toán thực tế hết sức quen thuộc xung quanh cuộc sống hàng ngày từ đó giúp các em yêu thích môn học hơn, tiếp thu kiến thức tốt hơn.

KẾT LUẬN

Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tác giả đã thực hiện trong thực tế giảng dạy môn Toán nói chung và chủ đề: “Một số kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm lượng giác” nói riêng ở Trường THPT Yên Lạc. Như đã nói ở trên, những kinh nghiệm này đã được áp dụng trong tổ chuyên môn Trường THPT Yên Lạc và thực sự đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả môn Toán nói chung và của chủ đề nói riêng.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm ít ỏi của bản thân nên SKKN của tác giả khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Với tinh thần cầu thị, tác giả rất mong nhận được sự tham gia, góp ý của các thầy cô lớp trước, các bạn đồng nghiệp để tác giả có một cái nhìn thấu đáo hơn và tiếp tục tham gia góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả môn Toán nói chung và chủ đề: “Một số kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm lượng giác ”. Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm lượng giác (Trang 38 - 40)