Hiệu quả áp dụng đề tài:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử (Trang 28 - 30)

Tôi đã ứng dụng nội dung nêu trên vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 8 và lớp 9 tại nhà trường đã thu được các kết quả khả quan.

Kết quả học tập của học sinh được nâng lên, đặc biệt là các em hứng thú học toán hơn, sử dụng thành thạo các thủ thuật phân tích đa thức thành nhân tử để làm các dạng toán có liên quan đến việc phân tích đa thức đạt kết quả tốt. Đa số các em học sinh đã biết sử dụng các phương pháp phân tích thông thường một cách thành thạo, một số em học sinh có kỹ năng nắm vững thủ thuật phân tích đa thức dựa vào các phương pháp phân tích đã được nêu trong sáng kiến kinh nghiệm. Bên cạnh đó các phương pháp này các em dễ dàng tiếp cận với các dạng toán khó và các kiến thức mới cũng như việc hình thành một số thủ thuật trong quá trình học tập và giải toán khi học bộ môn Toán.

PHẦN III. KẾT LUẬN

Bồi dưỡng học sinh giỏi cho học sinh bậc THCS là cả một quá trình lâu dài, bền bỉ. Bởi vì các em đã có cả một quá trình 9 năm học Toán. Để có được những học sinh giỏi, chúng ta cần phải tập trung bồi dưỡng cho các em ngay từ năm học lớp 6. Với 4 năm liên tục, cùng với sự nỗ lực của cả thầy lẫn trò, chắc chắn chúng ta sẽ có được những học sinh giỏi thực sự về bộ môn Toán.

Trên đây, đề tài của tôi cũng mới chỉ đề cập đến một vấn đề nhỏ trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên, theo tôi đây cũng là một trong những mạch kiến thức rất trọng tâm của chương trình Toán.

Đề tài này tuy đã được áp dụng có hiệu quả song cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Bản thân tôi rất mong có sự đóng góp, bổ sung của các bạn đồng nghiệp, các nhà quản lý giáo dục để đề tài của tôi có thể hoàn thiện hơn.

PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng một số tài liệu sau: 1) Sách giáo khoa, sách giáo viên Toán 8

2)Chuyên đề bồi dưỡng Đại số 8 (Nguyễn Đức Tấn)

3) “23 chuyên đề giải 1001 bài toán sơ cấp” của Nhóm tác giả: Nguyễn Văn Vĩnh – Chủ biên, Nguyễn Đức Đồng và một số đồng nghiệp (NKTH).

4) Nâng cao & phát triển toán 8 (Tập I & II) (Vũ Hữu Bình) 5) Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 8 (phần Đại số) (Võ Đại Mau; Võ Đại Hoài Đức)

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)