GIÁO VIÊN GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI BIỂU ĐỒ THÔNG DỤNG

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số phương pháp đặc trưng dạy học tích hợp liên môn toán theo mô hình trường học mới (Trang 25 - 31)

IV. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

GIÁO VIÊN GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI BIỂU ĐỒ THÔNG DỤNG

ĐẠT GIẢI NHẤT QUỐC GIA VÀ NHẤT THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2016 –

GIÁO VIÊN GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI BIỂU ĐỒ THÔNG DỤNG

Nhiệm vụ học tập 1: Các nhóm hoàn thành báo cáo.

Từ số liệu thu thập được các nhóm thảo luận và hoàn thành báo cáo.

Nhóm 1: Hoàn thiện báo cáo và vẽ biểu đồ cột

Nhóm 2:Hoàn thiện báo cáo và vẽ biểu đồ đoạn thẳng

Nhóm 3: Hoàn thiện báo cáo và chọn loại biểu đồ thích hợp

Nhiệm vụ học tập 2: Bài toán có nội dung thực tế liên quan đến môn vật lý ( Năng lượng điện).

Điều tra, tìm hiểu và thu thập các số liệu về thực trạng sử dụng điện ở quận Thanh xuân trong 5 tháng từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016.

a) Lập bảng thống kê số liệu điều tra.

b) Vẽ biểu đồ cột ? Từ đó có nhận xét gì về nhu cầu tiêu thụ điện các hộ gia đình thuộc địa bàn Quận Thanh Xuân từ 5 tháng từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016. c) Dùng phần mềm Microsoft Excel vẽ biểu đồ trên máy tính minh họa.

d) Hãy tìm hiểu giá trị, thực trạng và các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng. Gia đình em đã thực hiện các biện pháp nào?

e) Tìm hiểu sự ảnh hưởng của dòng điện đến sinh lý con người. Từ đó giáo dục em kỹ năng sống như thế nào?

+) Học sinh: - Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập đã được chuyển giao trong vở thực hành ( Điều tra, tìm hiểu và thu thập số liệu về thực trạng sử dụng điện ở quận Thanh xuân trong 5 tháng từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016).

- Thảo luận nhóm.

- Lập bẳng thống kê, vẽ biểu đồ trên giấy và biểu đồ trên máy tính. - Trả lời các câu hỏi có trong vở thực hành.

- Bàn luận cách trình bày, báo cáo sản phẩm hoạt động của nhóm mình thực trạng sử dụng điện năng, các biện pháp tiết kiệm điện năng và ảnh hưởng của dòng điện đến con người như thế nào.

+ Giáo viên: - Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: Phát vở thực hành cho các nhóm học sinh, yêu cầu học sinh ghi vào vở ý kiến của mình, rồi thống nhất thảo luận trong nhóm.

- Theo dõi, hỗ trợ giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn. - Theo dõi, lắng nghe các nhóm thảo luận.

- Theo dõi, kiểm soát tiến độ hoạt động của nhóm, đánh giá quá trình các nhóm hoạt động và nghiệm thu sản phẩm.

+ Tích hợp liên môn: Vật lý 9: Bài 19. Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện.

Công nghệ 8 : Bài 48. Sử dụng hợp lý điện năng.

Tin học 7: Bài 9. Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ. Bài thực hành 9: Tạo biểu đồ để minh họa.

+ Sản phẩm của nhiệm vụ học tập 2:Là vở thực hành của các nhóm, cũng như phiếu học tập của nhóm khi trình bày trước lớp.

Nhiệm vụ học tập 3: Bài toán có nội dung thực tế liên quan đến môi trường ( Năng lượng nước)

Điều tra, tìm hiểu và thu thập các số liệu về thực trạng sử dụng nước sinh hoạt của 45 hộ gia đình thuộc địa bàn quận Thanh xuân trong tháng 12 năm 2016 a) Lập bảng thống kê số liệu điều tra.

c) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.

d) Dùng phần mềm Microsoft Excel vẽ biểu đồ trên máy tính minh họa. e) Nêu vai trò của nước trong đời sống và sản xuất.

f) Nêu những biện pháp sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn nước sạch sinh hoạt ? Giải pháp đã được thực hiện ở gia đình em.

Tổ chức hoạt động 3:

+) Học sinh: - Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập đã được chuyển giao trong vở thực hành (Điều tra, tìm hiểu và thu thập các số liệu về thực trạng sử dụng nước sinh hoạt của 45 hộ gia đình thuộc địa bàn quận Thanh xuân trong tháng 12 năm 2016).

- Thảo luận nhóm.

- Lập bẳng thống kê, vẽ biểu đồ trên giấy và biểu đồ trên máy tính. - Trả lời các câu hỏi có trong vở thực hành.

- Bàn luận cách trình bày, báo cáo sản phẩm hoạt động của nhóm mình thực trạng sử dụng nước sinh hoạt, các biện pháp để tiết kiệm nước sinh hoạt và giải pháp ở gia đình.

+ Giáo viên: - Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: Phát vở thực hành cho các nhóm học sinh, yêu cầu học sinh ghi vào vở ý kiến của mình, rồi thống nhất thảo luận trong nhóm.

- Theo dõi, hỗ trợ giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn. - Theo dõi, lắng nghe các nhóm thảo luận.

- Theo dõi, kiểm soát tiến độ hoạt động của nhóm, đánh giá quá trình các nhóm hoạt động và nghiệm thu sản phẩm.

+ Tích hợp liên môn: Tin học 7: Bài 9. Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ.

Bài thực hành 9: Tạo biểu đồ để minh họa.

+ Sản phẩm của nhiệm vụ học tập 3: Là vở thực hành của các nhóm, cũng như phiếu học tập của nhóm khi trình bày trước lớp.

Nhiệm vụ học tập 4: Bài toán có nội dung thực tế liên quan đến môn địa lý ( Nguồn tài nguyên đất)

Điều tra về tỉ lệ phần trăm các nhóm đất chính trên diện tích đất tự nhiên. Tìm hiểu vấn đề sử dụng và cải tạo đất

ở Việt Nam.

a) Lập bảng thống kê số liệu điều tra.

b) Theo em dùng loại biểu đồ nào thích hợp để minh họa cho các số liệu trên. Vẽ biểu đồ đó.

c) Dùng phần mềm Microsoft Excel vẽ biểu đồ trên máy tính minh họa.

d) Hãy nêu những giải pháp để sử dụng và cải tạo các nhóm đất chính một cách hợp lý.

e) Nêu vai trò của đất đai trong đời sống.

Tổ chức hoạt động 4:

+) Học sinh: - Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập đã được chuyển giao trong vở thực hành (Điều tra về tỉ lệ phần trăm các nhóm đất chính trên diện tích đất tự nhiên. Tìm hiểu vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam)

- Thảo luận nhóm.

- Lập bẳng thống kê, vẽ biểu đồ trên giấy và biểu đồ trên máy tính. - Trả lời các câu hỏi có trong vở thực hành.

- Bàn luận cách trình bày, báo cáo sản phẩm hoạt động của nhóm mình về những giải pháp để sử dụng và cải tạo đất một cách hợp lý. Từ đó nêu được vai trò của đất đai trong đời sống.

+ Giáo viên: - Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: Phát vở thực hành cho các nhóm học sinh, yêu cầu học sinh ghi vào vở ý kiến của mình, rồi thống nhất thảo luận trong nhóm.

- Theo dõi, hỗ trợ giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn. - Theo dõi, lắng nghe các nhóm thảo luận.

- Theo dõi, kiểm soát tiến độ hoạt động của nhóm, đánh giá quá trình các nhóm hoạt động và nghiệm thu sản phẩm.

+ Tích hợp liên môn: Địa lý 8: Bài 36. Đặc điểm đất Việt Nam.

Tin học 7: Bài 9. Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ. Bài thực hành 9: Tạo biểu đồ để minh họa.

+ Sản phẩm của nhiệm vụ học tập 4: Là vở thực hành của các nhóm, cũng như phiếu học tập của nhóm khi trình bày trước lớp.

Nhiệm vụ học tập 5: Bài toán có nội dung thực tế liên quan đến môn địa lý ( Nguồn tài thực vật rừng)

a) Lập bảng số liệu thống kê tình trạng chặt phá rừng của nước ta trong những năm gần đây? Em có nhận xét gì về tình hình chặt phá rừng ở nước ta?

b) Vẽ biểu đồ minh họa tình trạng chặt phá rừng?

c) Dùng phần mềm Microsoft Excel vẽ biểu đồ trên máy tính minh họa. d) Nêu hậu quả của việc chặt phá rừng?

e) Em hãy đề xuất các biện pháp để bảo vệ rừng và trồng lại rừng của quốc gia?

Tổ chức hoạt động 5: +) Học sinh:

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập đã được chuyển giao trong vở thực hành ( Lập bảng số liệu thống kê tình trạng chặt phá rừng của nước ta trong những năm gần đây)

- Thảo luận nhóm.

- Lập bẳng thống kê, vẽ biểu đồ trên giấy và biểu đồ trên máy tính. - Trả lời các câu hỏi có trong vở thực hành.

- Bàn luận cách trình bày, báo cáo sản phẩm hoạt động của nhóm mình về thực trạng chặt phá rừng, hậu quả của việc chặt phá rừng và đề xuất các biện pháp để bảo vệ rừng và trồng lại rừng của quốc gia.

+ Giáo viên:

- Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: Phát vở thực hành cho các nhóm học sinh, yêu cầu học sinh ghi vào vở ý kiến của mình, rồi thống nhất thảo luận trong nhóm.

- Theo dõi, hỗ trợ giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn. - Theo dõi, lắng nghe các nhóm thảo luận.

- Theo dõi, kiểm soát tiến độ hoạt động của nhóm, đánh giá quá trình các nhóm hoạt động và nghiệm thu sản phẩm.

+ Tích hợp liên môn: Địa lý 8: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam.

Tin học 7: Bài 9. Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ. Bài thực hành 9: Tạo biểu đồ để minh họa.

+ Sản phẩm của nhiệm vụ học tập 5:Là vở thực hành của các nhóm, cũng như phiếu học tập của nhóm khi trình bày trước lớp.

Nhiệm vụ học tập 6: Hệ thống kiến thức về biểu đồ

GV:Lưu ý HS có thể sử dụng excel để vẽ biểu đồ (Môn tin học) - Tạo một bảng tính Excel

Sau đó chọn vùng bảng dữ liệu:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số phương pháp đặc trưng dạy học tích hợp liên môn toán theo mô hình trường học mới (Trang 25 - 31)