KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số phương pháp đặt câu hỏi và giải bài tập cơ học trong môn vật lý THCS (Trang 31 - 33)

Qua quá trình tổ chức triển khai thực hiện đề tài trong hai năm học trên, với sự hộ trợ của các thiết bị dạy học hiện đại cùng với sự nổ lực của chính bản thân tôi đã đạt được một số kết quả trong quá trình giảng dạy của mình:

+ Học sinh có hứng thú trong việc học tập bộ môn Vật lý cũng như áp dụng các kiến thức kĩ năng vào các hoạt động trong cuộc sống và trong cộng đồng. Có thái độ trung thực tỉ mỉ, cẩn thận chính xác trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên, khoa học và trong đời sống để thu thập thông tin, giải thích các hiện tượng lí thú đó dựa trên kiến thức kĩ năng đã học, có tinh thần hợp tác trong học tập, bảo vệ môi trường, sử dụng và tiết kiệm năng lượng, có những ý tưởng, sáng kiến hay giúp ích cho đời sống, cho học tập.

+ Học sinh tích cực tìm tòi giải những bài tập hay, bài tập khó, đề xuất những phương án giải hay hơn, sáng tạo hơn, đua nhau làm bài tập, tổ chức thách đố nhau những bài hay để khẳng định mình từ đó chất lượng bộ môn cũng tăng lên rõ rệt, số học sinh khá, giỏi tăng lên. Cụ thể năm học 2016-2017 số lượng học sinh khá, giỏi tăng hơn so với năm trước là 12%, học sinh yếu, kém giảm đáng kể. Tuy nhiên việc quan trọng nhất là hầu hết học sinh đều nhận biết, tìm hiểu được các hiện tượng tự nhiên, khoa học và đời sống hàng ngày đều liên quan đến bộ môn vật lí, được giải thích bằng các kiến thức vật lí mà các em đã học từ đó các em vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải thích các vấn đề thực tiễn, phát triển năng lực của học sinh thúc đẩy sự phát triển toàn diện ở các em.

Đề tài này cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích, nhằm giới thiệu cho giáo viên vật lý trung học cơ sở một số cách suy nghĩ, lập luận để tìm ra lời giải cho hệ thống bài tập phần cơ học trong chương trình vật lý trung học cơ sở. Trên cơ sở đó, người giáo viên tự tìm cho mình phương pháp phù hợp để hướng dẫn học sinh của mình trong quá trình dạy bài tập vật lý nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Trên đây là “Một số phương pháp đặt câu hỏi và giải bài tập cơ học trong môn vật lý THCS”. Với mục tiêu nhằm tạo sự thuận lợi cho học sinh trong việc làm bài tập cơ học, chúng ta đã biết trong dạy học không có PPDH nào là vạn năng, chỉ có trình độ và năng lực của người giáo viên làm chủ được kiến thức, tường minh được kế hoạch dạy học, hiểu rõ nhu cầu và khả năng học sinh để đưa những bài tập và những phương pháp thật phù hợp với từng đối tượng. Có như vậy thì việc hiểu kiến thức, vận dụng kiến thức của học sinh mới đạt được hiệu quả cao và từ đó chất lượng mới ngày được nâng cao.

Chính vì vậy tôi nghĩ rằng để dạy để dạy học sinh làm tốt bài tập cơ học nói riêng và các bài tập môn vật lí nói chung, người giáo viên phải không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn. Đặc biệt là ở cấp học THCS, chúng ta cần tích cực đổi mới PPDH, bắt đầu từ việc đổi mới cách soạn bài, cách tổ chức học sinh hoạt động, sử dụng các phương pháp phù hợp với từng loại bài tập, phù hợp với từng tâm lí học sinh. Với việc giải bài toán vật lí, đều quan trọng là giáo viên phải tạo cho học sinh sự hứng thú, và để làm được việc đó người giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tích hợp kiến thức liên môn vào từng giờ học, bài học để thúc đẩy sự phát triển năng lực của học sinh, nâng chất lượng và hiệu quả giáo dục.

2. Kiến nghị:

- Các cấp lãnh đạo có kế hoạch cấp thêm cho trường các trang thiết bị hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy, áp dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả cao nhất.

- Sở Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức học tập chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên với giáo viên vật lí để triển khai thực hiện nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục ngày càng tốt hơn.

- Tổ chức các buổi gặp gỡ giao lưu trao đổi chuyên môn giữa các trường, tổ chức các cuộc thi nghiên cứu khoa học cho giáo viên để giáo viên có cơ hội học tập trao đổi những vấn đề hay, mới trong lĩnh vực từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục, để nghành giáo dục Quận Thanh Xuân luôn luôn xếp trong tốp đầu về chất lượng giáo dục của thành phố Hà Nội!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (Nhà xuất bản giáo dục) 2. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dụcTHCS môn vật lí

(Nhà xuất bản giáo dục )

3. Phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh (Nhà xuất bản giáo dục) 4. Phương pháp dạy học vật lí (Nhà xuất bản giáo dục)

5. Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2016-2017 của PGD Quận Thanh Xuân và của trường.

6. Sách giáo khoa và Sách bài tập Vật lý 6, Vật lý 8, Vật lý 9 thuộc chương trình Vật lý trung học cơ sở hiện hành.

7. Nguyễn Đức Thâm - Giải bài tập vật lý trung học cơ sở - NXBGD, 2000. 8. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS – NXBGD 2010. 9. Chuyên đề bồi dưỡng và nâng cao vật lý 6, 8, 9 – NXB ĐHQG TP Hồ Chí

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số phương pháp đặt câu hỏi và giải bài tập cơ học trong môn vật lý THCS (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)