- Trình chiếu bài tập, dành thời gian cho học sinh đọc câu hỏi và tìm kiếm thông tin trả lời. - Đại diện mỗi nhóm sẽ chọn một hình ảnh để trả lời một câu hỏi tương ứng. - Có một hình ảnh là câu may mắn.
- Giáo viên có thể yêu cầu các nhóm giải thích thêm về nội dung câu. - Tính điểm và công bố đội thắng cuộc
* Đáp án gợi ý:
1. Policimen: Question 3 2. Businessman: Question 4 3. Doctor: Question 1 4. Dentist: Lucky job
5. Singer: Question 6 6. Teacher: Question 2 7. Footballer: Lucky job 8. Actress: Question 5
25
2. UNIT 10: ENDANGERED SPECIES* WHILE- READING * WHILE- READING
* Công việc của giáo viên:
- Giáo viên chia lớp học thành hai nhóm và đặt tên nhóm.
- Trình chiếu bài tập, dành thời gian cho học sinh đọc câu hỏi và tìm kiếm thông tin trả lời. - Đại diện mỗi nhóm sẽ chọn một hình ảnh để trả lời một câu hỏi tương ứng. - Có một hình ảnh là câu may mắn.
- Giáo viên có thể yêu cầu các nhóm giải thích thêm về nội dung câu. - Tính điểm và công bố đội thắng cuộc
* Đáp án gợi ý:
1. Dog: sentence 2
2. Rhnoceros: sentence 5 3. Tiger: sentence 4
4. Crocodise: lucky animal 5. Parrot: sentence 1
* Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này đối với bản thân tôi đã đạt được một số kết quả khả quan. Trước hết, kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới. Học sinh có hứng thú học hơn, tích cực, chủ động, sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc lĩnh hội tri thức và phát triển kĩ năng. Không khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện. Lớp học tích cực, sôi nổi. Học sinh có cơ hội khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại trong giờ học. Nhiều em đã cởi mở và tự tin nhiều trong giao tiếp. Kết quả thăm dò được cuối năm qua phiếu điều tra khi làm về bài tập đọc hiểu như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá T bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 12A2 40 14 35,0 17 42,5 09 22,5 0 0 0 0 12A3 38 10 26,3 12 31,6 16 42,1 0 0 0 0 12A4 37 6 16,2 10 27,0 19 51,4 02 5,4 0 0 12A8 39 7 17,9 12 30,8 19 48,7 01 2,6 0 0
*Bài học kinh nghiệm
Sau khi áp dụng thành công đề tài nay, bản thân tôi đã có được những kinh nghiệm quý báu:
Đầu tiên, giáo viên phải luôn tạo môi trường ngôn ngữ trong giờ học và phải sử dụng Tiếng Anh là ngôn ngữ chính để giao tiếp. Tùy theo đối tượng học sinh, giáo viên sử dụng những câu tiếng Anh ngắn gọn, dễ hiểu, từ ngữ đơn giản giúp học sinh làm quen và có điều kiện phát huy khả năng Tiếng Anh ngay trong những tình huống giao tiếp của lớp học.
Giáo viên phải luôn biết khích lệ học sinh sử dụng kiến thức đã học để sử dụng trong giao tiếp.
Giáo viên nên lồng ghép các hoạt động dạy đọc hiểu dưới hình thức “vừa học vừa chơi” nhằm giúp các em nhớ từ vựng cũng như nội dung bài đọc một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả.
27
Động viên các em mạnh dạn tham gia vào các hoạt động ngoại khóa như câu lạc bộ Tiếng Anh, thi tài năng tiếng Anh (OTE)... để giúp các em phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình.
Giáo viên nên yêu cầu học sinh cần ôn lại các điểm ngữ pháp vừa học, tích luỹ vốn từ vựng hàng ngày. Giáo viên sẽ hướng dẫn các em vận dụng các mẹo nhỏ để nhớ tăng vốn từ (ví dụ: Dán khoảng 5 từ lên một chỗ dễ nhìn trong nhà, khi nào nhớ hết thay bằng 5 từ khác; học từ theo ngữ cảnh; học từ theo nhóm chủ đề; đọc bất cứ thứ gì mình thích hàng ngày trong khoảng 30 phút; …)
Giáo viên cần sáng tạo đồ dùng dạy học sao cho phù hợp với nội dung bài dạy: tranh ảnh, poster, flashcard, video clip v.v...
Giáo viên cần phải chọn, sử dụng và phối hợp linh hoạt các phương pháp, thủ thuật dạy đọc hiểu trong tiến trình của giờ dạy. Nếu các hoạt động và bài tập được thiết kế trong sách giáo khoa không phù hợp với trình độ của học sinh thì giáo viên nên thiết kế lại sao cho phù hợp nhưng vẫn đảm bảo được mục đích và yêu cầu của bài dạy.
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1 Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài:
Có thể nói rằng trong quá trình dạy tiếng Anh, kỷ năng đọc hiểu có vai trò hết sức quan trọng, tạo tiền đề cho học sinh nắm vững và sử dụng đúng ngôn ngữ sau này. Người giáo viên với vai trò là người hướng dẫn phải chọn được phương pháp nào phù hợp nhất trong quá trình giới thiệu bài đọc để đạt được mục đích bài học đề ra. Những giải pháp đưa ra trong bài viết này có thể phát huy hiệu quả nếu được áp dụng một cách đúng đắn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bản thân người học phải kiên trì, bền bỉ, lựa chọn phương pháp thích hợp phù hợp với trình độ và hoàn cảnh của mình. Thành công trong dạy học ngôn ngữ phải là kết quả của những nỗ lực toàn diện không chỉ từ phía người dạy, người học, mà còn từ những yếu tố liên quan như tài liệu giảng dạy, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá,... Dạy từ vựng và dạy đọc hiểu thực sự có một ý nghĩa then chốt trong việc quyết định thành công của việc học ngoại ngữ. Chúng không chỉ giúp học sinh giao tiếp lưu loát mà còn giúp học sinh hoàn thiện tốt hơn các kỹ năng nghe, nói và viết. Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh trường mình tìm ra được những cách dạy và học đọc hiểu tối ưu nhất nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.
3.2. Những kiến nghị, đề xuất
Trong thời đại mở cửa hội nhập cùng thế giới đã mở ra với muôn vàn cơ hội cũng như không ít những khó khăn thách thức, chính thế hệ trẻ là những người tiên phong gắn kết Việt Nam với bè bạn quốc tế, vì thế hơn ai hết chính họ là những người cần phải ra sức học tập nhiều hơn nữa, cống hiến hết sức mình vì một đất nước giàu mạnh, thịnh vượng, … và sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Và như vậy, con đường để đưa họ đến thành công phải chăng là học tiếng Anh thật giỏi! Với ý nghĩa đó, tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị như sau:
a. Tạo cho các em một số sân chơi, câu lạc bộ nói tiếng Anh tại trường. Bằng cách tổ chuyên môn ngoại ngữ trong nhà trường có trách nhiệm phụ trách và phối kết
29
hợp với các tổ chức đoàn thể khác trong trường như: Đoàn thanh niên lên kế hoạch thực hiện hàng tuần hoặc hàng tháng và khuyến khích các em học sinh yếu cùng tham gia. Tuy nhiên lúc đầu có thể các em còn rụt rè vì vậy các giáo viên có thể đưa cho các em một số chủ đề và cho các em chuẩn bị ở nhà trước.
Ngoài ra giáo viên cũng nên động viên các học sinh trong trường theo dõi các diễn đàn tiếng Anh trên mạng hoặc theo học một khóa online để tăng kỷ năng nghe, nói cho các em.
Bên cạnh đó giáo viên đứng lớp cần chủ động phát hiện, động viên và bồi dưỡng cho một số học sinh có năng khiếu mạnh dạn tham gia cuộc thi tài năng tiếng Anh (OTE).
b. Đối với giáo viên, ngoài việc giảng dạy ở lớp cần phải tăng cường tham gia thăm lớp, dự giờ các đồng nghiệp. Thường xuyên tổ chức thao giảng các chuyên đề phù hợp với tình hình thực tế của trường, lớp. Phải có sự đánh giá, góp ý rút kinh nghiệm thẳng thắn, chân thành và chính xác về những ưu, khuyết điểm sau tiết dạy.