MÔ TẢ DỮ LIỆU Nhóm Thử nghiệm Nhóm Đối chứng

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN nâng cao hiệu quả dạy học biện pháp tu từ so sánh trong phân môn luyện từ và câu nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 3 (Trang 31 - 39)

III/ Tập làm văn: (5 điểm)

MÔ TẢ DỮ LIỆU Nhóm Thử nghiệm Nhóm Đối chứng

Nhóm Thử nghiệm Nhóm Đối chứng Mốt (Mode) 7 9 6 7 Trung vị 6 8 6 7 Giá trị trung bình 6,3 8,1 6,1 7,24 Độ lệch chuẩn 0,95 0,81 1,04 0,92 Giá trị P trước tác động 0,227

Giá trị P sau tác động 0,00027

SMD 0,97

Như đã chứng minh ở trên, kết quả kiểm tra hai nhóm trước tác động là tương đương. Kết quả bài kiểm tra sau tác động, điểm số xuất hiện nhiều nhất trong dãy điểm của lớp thử nghiệm là 9 cao hơn so với nhóm đối chứng là 7. Điểm nằm ở vị trí giữa trong dãy điểm số của lớp thử nghiệm là 8 cao hơn so với nhóm đối chứng là 7. Điểm trung bình của lớp thử nghiệm là 8,1 cao hơn so với nhóm đối chứng là 7,24. Kiểm chứng chênh lệch giá trị điểm trung bình bằng T-test độc lập cho kết quả p = 0,00027, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thử nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động mang lại. Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,97 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có áp dụng bốn biện pháp mới nêu trên đến kết quả học tập của học sinh trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp thử nghiệm là lớn. Như vậy sáng kiến Nâng cao hiệu quả dạy học biện pháp tu từ so sánh

trong phân môn Luyện từ và câu nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 3 của tôi đã được chứng minh là áp dụng tốt trong giảng dạy tại trường

tiểu học Đồng Tĩnh B.

10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến

Sau khi thử nghiệm thành công sáng kiến kinh nghiệm của tôi tại đơn vị nơi tôi công tác, tôi đã mạnh dạn áp dụng sang các trường khác trên địa bàn huyện Tam Dương trong năm học 2017-2018.

Phương pháp thử nghiệm: Thử nghiệm được tiến hành ở khối 3 thuộc 5 trường tiểu học trong huyện Tam Dương: Trường tiểu học Đồng Tĩnh A, Hợp Hoà, Hoàng Hoa, Hướng Đạo, An Hoà.

Mỗi trường tôi chọn hai lớp: Lớp thử nghiệm, giáo viên dạy các tiết Luyện từ và câu có liên quan đến biện pháp tu từ so sánh theo 4 biện pháp nêu trên. Lớp đối chứng, giáo viên dạy bình thường. Lớp đối chứng và lớp thử nghiệm được lựa chọn theo nguyên tắc: cân bằng về số lượng, giới tính, thành phần dân tộc và nhận thức của học sinh. Trước khi tác động, tôi cũng tiến hành kiểm tra trước tác động đối với hai nhóm thử nghiệm và đối chứng và cũng thu được kết quả kiểm chứng hai nhóm là tương đương.

Trường Nhóm thử nghiệm Nhóm đối chứng Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số Đồng Tĩnh A 3A 20 3B 20 Hợp Hoà 3A 20 3B 20 Hoàng Hoa 3B 20 3A 20 Hướng Đạo 3B 25 3A 25 An Hoà 3A 20 3B 20

Tôi lựa chọn những giáo viên có tuổi đời, tuổi nghề và trình độ chuyên môn tương đương để tiến hành nghiên cứu. Đây đều là những giáo viên được nhà trường đánh giá cao về năng lực chuyên môn cũng như lòng nhiệt tình, trách nhiệm với công việc.

Việc dạy thử nghiệm của tôi được tiến hành theo thời khoá biểu nhà trường để không làm ảnh hưởng đến việc học của học sinh.

Bảng 6: Thời gian dạy thử nghiệm năm học 2017 - 2018

Thứ/ngày Môn/lớp Tên bài dạy

Năm 08/9/2017 Luyện từ và câu/ lớp 3 Ôn về từ chỉ sự vật. So sánh Năm 21/9/2017 So sánh. Dấu chấm Năm 05/10/2018 So sánh Năm

19/10/2017 Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh Năm

09/11/2017 So sánh. Dấu chấm

23/11/2017 Năm

14/12/2017 Từ ngữ về dân tộc. Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh.

Soạn giáo án thử nghiệm: Sau khi thống nhất chương trình dạy các bài thử nghiệm như trên, tôi tiến hành thiết kế giáo án. Giáo án được thiết kế tương đối chi tiết để giáo viên dễ sử dụng. Tuy nhiên, khi thiết kế giáo án, tôi cũng tính đến khả năng vận dụng sáng tạo của giáo viên trong tiến trình lên lớp cũng như khả năng tiếp thu của học sinh từng lớp, từng trường. Giáo án được thiết kế xong, được chính tác giả dạy thử và nhờ giáo viên của trường thử nghiệm dự giờ nhằm phát hiện những điều chưa hợp lí để bổ sung, sửa chữa, trước khi đi vào dạy thử nghiệm trên đối tượng đã chọn.

Trước khi tiến hành thử nghiệm, tôi đã kiểm tra kết quả trước tác động của các lớp thử nghiệm và các lớp đối chứng. Nội dung các bài kiểm tra trước và sau tác động tôi cũng sử dụng như lần thử nghiệm 1.

Tiến hành giảng dạy theo các phương án thử nghiệm đã thiết kế ở các lớp thử nghiệm và giáo viên giảng dạy bình thường ở các lớp đối chứng của từng bài dạy.

Tiêu chí đánh giá kết quả thử nghiệm lần này:

Tiêu chí kết quả học tập của học sinh:

Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh căn cứ vào khả năng nhận diện (kiến thức) và khả năng vận dụng (kĩ năng) biện pháp tu từ so sánh trong khi nói và viết cũng như nâng cao năng lực sáng tạo của học sinh, biểu hiện ở ba tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: Kĩ năng nhận diện biện pháp tu từ so sánh trong các đoạn văn, đoạn thơ. Tiêu chí 2: Kĩ năng vận dụng biện pháp tu từ so sánh vào các bài tập làm văn và trong giao tiếp.

Tiêu chí 3: Sự hình thành và phát triển năng lực đặc thù trong học tập Tiếng Việt: Năng lực giao tiếp Tiếng Việt; năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ.

Các tiêu chí này dựa trên nội dung dạy học về biện pháp tu từ so sánh trong chương trình Tiếng Việt ở lớp 3.

Trong từng tiêu chí, tôi đưa ra 4 mức độ: Giỏi (9-10 điểm), Khá (7-8 điểm), Trung bình (5-6 điểm), Yếu (3-4 điểm).

Một số chỉ tiêu hỗ trợ: Bên cạnh tiêu chí về kết quả học tập của học sinh, lần này tôi đã tiến hành đánh giá 4 chỉ tiêu hỗ trợ là:

+ Mức độ hoạt động của học sinh trong giờ học: 3 mức độ: Rất tích cực, Tích cực và Chưa tích cực.

+ Hứng thú của học sinh trong giờ học. + Mức độ chú ý của học sinh trong giờ học.

+ Thời gian duy trì trạng thái tích cực hoạt động và chú ý của học sinh trong giờ học.

Xử lí kết quả thử nghiệm: Tôi đã sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu, cụ thể là phương pháp thống kê mô tả, trong đó chủ yếu sử dụng các thông số sau: Tỉ lệ phần trăm để phân loại kết quả học tập, mức độ hứng thú làm cơ sở so sánh kết quả giữa nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng.

Giá trị trung bình được tính theo công thức sau:

Giá trị đặc trưng cho sự tập trung của số liệu nhằm so sánh mức học trung bình của học sinh ở hai nhóm lớp thử nghiệm và đối chứng.

Ngoài phương pháp xử lí định lượng như trên tôi còn sử dụng phương pháp xử lí định tính: đó là quan sát, dự giờ, trao đổi, phỏng vấn các đối tượng thử nghiệm, nhóm nào có điểm trung bình cao hơn thì kết quả của nhóm đó cao hơn.

Kết quả thử nghiệm:

Bảng 7: Kết quả lĩnh hội tri thức của học sinh:

Trường Lớp số Điểm Độ lệch 3 4 5 6 7 8 9 10 Đồng Tĩnh A TN 20 0 1 1 2 5 6 3 2 7,55 1,10 ĐC 20 1 2 3 4 4 4 1 1 6,45

Trong đó: là tần suất xuất hiện điểm số N là tổng số học sinh thử nghiệm

Hợp Hoà TN 20 0 1 2 4 3 4 3 3 7,40 1,35 ĐC 20 1 2 4 6 3 2 1 1 6,15 Hoàng Hoa TN 20 0 0 2 3 5 4 4 2 7,55 1,10 ĐC 20 0 2 5 4 4 2 2 1 6,45 Hướng Đạo TN 25 0 1 4 6 5 3 4 2 8,75 1,30 ĐC 25 2 4 5 5 4 2 2 1 7,45 An Hoà TN 20 0 1 2 4 3 5 3 2 7,30 1,30 ĐC 20 1 3 4 5 4 1 1 1 6,00 Tổng TN 105 0 4 9 19 21 22 17 11 7,25 1,06 ĐC 105 5 13 21 24 19 11 7 5 6,19

Qua bảng so sánh trên, ta thấy kết quả các lớp thử nghiệm cao hơn hẳn các lớp đối chứng. Độ lệch trung bình của nhóm lớp đối chứng so với lớp thử nghiệm là 1,06. Điều này chứng tỏ thử nghiệm sư phạm có kết quả rõ rệt. Việc phối hợp nhuần nhuyễn các biện pháp nêu trên trong dạy học biện pháp tu từ so sánh và tổ chức cho học sinh chủ động lĩnh hội tri thức đã giúp các em hoạt động tích cực hơn, hứng thú hơn. Do đó hiệu quả giảng dạy được nâng cao thêm một bậc.

Bảng 8: Tỉ lệ kết quả của lớp thử nghiệm so với lớp đối chứng

Trường Lớp Sĩ số Mức độ % Kém T.Bình Khá Giỏi Đồng Tĩnh A TN 20 5 15 55 25 ĐC 20 15 35 40 10 Hợp Hoà TN 20 5 30 35 30

ĐC 20 15 50 25 10Hoàng Hoàng Hoa TN 20 0 25 45 30 ĐC 20 10 45 30 15 Hướng Đạo TN 25 4 40 32 24 ĐC 25 24 40 24 12 An Hoà TN 20 5 30 40 25 ĐC 20 20 45 25 10 Tổng TN 105 3,81 26,67 40,95 26,67 ĐC 105 17,14 42,86 28,57 11,43 Nhìn vào bảng ta thấy, ở nhóm lớp thử nghiệm, số học sinh đạt điểm kém và trung bình thấp (Kém: 3,81%, Trung bình: 26,67%), số học sinh đạt điểm khá, giỏi tương đối cao (Khá: 40,95%, Giỏi: 26,67%). Còn ở nhóm lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh đạt điểm kém, trung bình cao hơn lớp thử nghiệm nhiều (Kém: 17,14%, Trung bình: 42,86%). Trong khi điểm khá giỏi lại chiếm tỉ lệ thấp hơn (Khá: 28,57%, Giỏi: 11,43%). Kết quả trên được biểu diễn bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ biểu diễn tần suất kết quả thử nghiệm

Bảng 9: Đánh giá năng lực chủ động sáng tạo của học sinh sau khi học Trường Lớp Sĩ số Mức độ hình thành phát triển năng lực

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Đồng Tĩnh A TN 20 12 60 8 40 0 0 ĐC 20 3 15 8 40 9 45 Hợp Hoà TN 20 13 65 7 35 0 0 ĐC 20 3 15 7 35 10 50 Hoàng Hoa TN 20 14 70 5 25 1 5 ĐC 20 2 10 9 45 11 55 Hướng Đạo TN 25 16 64 7 28 2 10 ĐC 25 5 20 10 40 10 40 An Hoà TN 20 14 70 5 25 1 5 ĐC 20 2 10 10 50 8 40 Tổng TN 105 69 65,71 32 30,47 4 3,8 ĐC 105 15 14,29 44 41,90 48 45,71 Nhìn vào bảng 9, ta thấy mức độ hình thành và phát triển năng lực đối với bài học của học sinh ở nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng có sự khác nhau rõ rệt. Ở nhóm lớp thử nghiệm, tỉ lệ ở mức độ Tốt và Đạt rất cao (Tốt: 65,71%, Đạt: 30,47%). Hầu hết các em phấn khởi, hào hứng, tự tin sau bài học. Số học sinh cần cố gắng rất ít (3,8%). Trong khí đó, các tỉ lệ này ở nhóm đối chứng thì ngược lại.

Đánh giá sự chú ý của học sinh trong tiến trình bài dạy:

* Ở nhóm lớp thử nghiệm: Do luôn đước dẫn dắt vào các hoạt động, hào

hứng, say sưa trong việc tìm tòi, thảo luận tìm ra hướng giải quyết các nhiệm vụ học tập nên khả năng chú ý của học sinh rất cao. Trong lớp hiếm có trường hợp nói chuyện riêng. Ngoài ra, mối quan hệ cộng tác giữa giáo viên và học sinh được thể hiện rất rõ. Các em thực sự bị lôi cuốn vào hoạt động học tập.

* Ở nhóm lớp đối chứng: Sự tập trung chú ý của các em còn hạn chế.

em chủ động lĩnh hội kiến thức nên học sinh nhanh chóng mệt mỏi và không hào hứng học tập.

Như vậy, sự chú ý trong giờ học của học sinh hai nhóm lớp rất khác nhau. Việc tổ chức các hoạt động học tập về biện pháp tu từ so sánh theo 4 biện pháp nêu trên rất phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh, học sinh cũng dễ nhớ kiến thức hơn. Năng lực chủ động sáng tạo của học sinh được nâng cao rõ rệt.

Đánh giá chung về kết quả thử nghiệm:

Với trình độ đầu vào của nhóm lớp thử nghiệm và nhóm lớp đối chứng là tương đương nhau nhưng qua khảo sát sau thử nghiệm áp dụng 4 biện pháp nêu trên, chúng tôi thấy chất lượng nắm kiến thức của nhóm lớp thử nghiệm cao hơn hẳn nhóm lớp đối chứng. Những kết quả trên chứng tỏ các biện pháp của tác giả sáng kiến đưa ra khi áp dụng vào các trường tiểu học trong huyện Tam Dương có hiệu quả thực sự và có khả năng áp dụng, nhân rộng trong phạm vi toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN nâng cao hiệu quả dạy học biện pháp tu từ so sánh trong phân môn luyện từ và câu nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 3 (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)