Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý nước thải đô thị trên địa bàn thành phố bắc giang (Trang 47 - 51)

Vị trí địa lý

Thành phố Bắc Giang là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh Bắc Giang, nằm ở tọa độ địa lý từ 21015’ đến 21019’ vĩ độ Bắc và từ 106008’ đến 106014’ kinh độ Đông, với các vị trí tiếp giáp như sau:

Hình 4.1. Bản đồ hành chính thành phố Bắc Giang

- Phía Bắc giáp xã Quế Nham thuộc huyện Tân Yên và xã Xuân Hương, thuộc huyện Lạng Giang.

- Phía Đông giáp xã Tân Dĩnh, Thái Đào thuộc huyện Lạng Giang, xã Hương Gián thuộc huyện Yên Dũng.

- Phía Nam giáp xã Tân Liễu, Tiền Phong, Nội Hoàng huyện Yên Dũng - Phía Tây giáp xã Nghĩa Trung, Hồng Thái, Tăng Tiến, thuộc huyện Việt Yên.

Thành phố Bắc Giang là một trong bốn huyện của tỉnh được xác định là trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội, nằm trong “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, liền kề các cụm công nghiệp lớn của tỉnh như: Quang Châu, Đình Trám, Vân Trung, Song Khê - Nội Hoàng..., nơi tập trung tiềm lực khoa học kỹ thuật của cả nước, đầu mối giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ và thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sản hàng hoá và các hàng tiêu dùng khác.

Tóm lại, vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có các tuyến đường bộ, đường sắt đã và đang chuẩn bị được nâng cấp, thành phố Bắc Giang có điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.

Địa hình, địa mạo

Địa hình thành phố Bắc Giang là dạng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi trung du Bắc Bộ, địa hình đồng bằng, xen kẽ các dải đồi thấp, sườn có độ dốc thoải.

Hướng dốc chính của địa hình theo hướng Bắc- Nam và các hướng dốc từ hai phía, Đông và Tây vào sông Thương chạy giữa lòng thành phố với dòng chảy theo hướng Bắc - nam. Địa hình lòng chảo của thành phố có phần hạn chế về việc thoát nước mặt.

Địa hình, địa mạo thành phố khá bằng phẳng, phía Bắc là dạng địa hình đồi thấp xen kẽ các khu vực canh tác, bị chia cắt nhiều bởi các ngòi nhỏ. Cao độ địa hình khu vực ruộng canh tác biến thiên từ +(23,5)m, khu vực đồi núi từ +(90240)m. Vùng đồng bằng có cao độ phổ biến +(4 10)m, xây dựng khá thuận lợi.

Thành phố có các ưu thế vượt trội có tính cạnh tranh với các vùng lân cận như TP.Bắc Ninh, Lạng Sơn, Quảng Ninh vv..., với các tiềm năng như:

- Có quỹ đất thuận lợi để xây dựng các khu hậu cần tập trung: các khu dân cư, khu công nghiệp, kho tàng, hệ thống đào tạo, trang trại ứng dụng công nghệ xanh ...

- Diện tích mặt nước, ao hồ lớn F > 10% tổng diện tích tự nhiên, có điều kiện xây dựng hệ thống hồ sinh thái đa năng: điều tiết nước mặt, tôn tạo cảnh quan, phát triển kinh tế vườn (nuôi trồng thủy sản, gia cầm, thả sen, súng...vv). Trong đó chức năng quan trọng nhất là điều tiết nước mặt, hạn chế ngập úng

trong mùa mưa và tích nước cho mùa khô.

- Vùng đồi núi bao quanh thành phố (dãy núi Nham Biềm, hệ thống đồi Quảng Phúc..) vừa tạo cảnh quan phong phú vừa che chắn gió bão cho đô thị, là điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển du lịch, thể thao, cảnh quan và tâm linh cho thành phố.

Tuy nhiên, Do địa hình dạng lòng chảo, có đê ngăn lũ sông, nền xây dựng của thành phố thấp hơn mực nước lũ sông Thương nên việc tiêu thoát nước mặt tự chảy có phần hạn chế, phải sử dụng chế độ tiêu tự chảy kết hợp tiêu động lực vào những thời điểm bất lợi (khi mực nước sông cao hơn mực nước trong đê hoặc với những trận mưa xấp xỉ 100mm, cần bơm tiêu úng cho một số điểm ngập úng cục bộ do hệ thống thoát nước còn hạn chế).

Khí tượng

Thành phố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân và mùa Thu là hai mùa chuyển tiếp có khí hậu ôn hòa, mùa Hạ nóng ẩm, mưa nhiều, mùa Đông lạnh giá, mưa ít.

Một số nét đặc trưng về khí hậu của thành phố:

- Nhiệt độ trung bình năm 24,30 C, cao nhất 26,90 C (tháng 4 đến tháng 10), thấp nhất là 20,50 C (từ tháng 11 đến tháng 3 sang năm).

Bảng 4.1. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (0C) Tháng Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2013 14,2 15,9 20,2 25,6 28,4 29,5 28,9 28,7 27,2 26,0 22,6 18,0 2014 15,0 19,6 23,3 14,3 27,8 29,0 28,2 28,4 26,4 24,8 22,1 14,7 2015 16,3 16,6 19,5 25,0 28,6 29,4 29,2 28,4 28,3 25,9 22,1 16,3 2016 17,1 18,9 21,1 24,6 29,5 29,5 29,3 29,2 27,9 26,0 23,8 17,6 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang (2016)

- Lượng mưa trung bình năm 1.533 mm (thuộc khu vực có lượng mưa trung bình trong vùng), lượng mưa tập trung vào các tháng 6,7,8,9,10 chiếm đến 80% lượng mưa cả năm (có những trận mưa lớn 100 – 200 mm), lượng mưa ít nhất vào các tháng 12 và tháng 1 năm sau.

Bảng 4.2. Lượng mưa các tháng trong năm (mm) Tháng năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2013 38,8 10,7 22,8 63,7 151,5 182,6 472,2 327,8 70,8 49,1 49,1 56,7 2014 1,3 6,6 35,0 57,8 235,4 131,5 486,4 513,9 315,3 36,1 24,8 22,4 2015 0,9 16,9 71,2 118 52,8 216,6 236,1 322,8 167 186,4 42 12,2 2016 33,0 21,8 104,5 36 201,2 318,3 282,5 385,0 372,9 33,7 166,5 56,9 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang (2016)

- Nắng: Thành phố nằm trong khu vực có bức xạ trung bình so với vùng khí hậu nhiệt đới. Số giờ nắng trung bình cả năm 1500 - 1700 giờ.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình 81%, cao nhất 86% vào tháng 4 và thấp nhất 76% vào các tháng 12. Độ ẩm không khí trung bình các tháng được thống kê trong bảng sau:

Bảng 4.3. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm (%) Tháng

năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

2014 84 83 84 84 79 86 86 87 77 77 75 82 2015 75 81 90 87 81 83 84 86 85 80 85 74 2016 83 84 91 81 82 84 80 83 86 79 85 82 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang (2016)

- Chế độ gió, bão: Nằm trong vùng Đông Bắc Việt Nam là một trong những nơi có nhiều giông lốc nhất nước ta, nên Bắc Giang có khá nhiều giông, giông có thể kèm theo lốc với tốc độ gió mạnh nhất tới 30- 40m/s, đôi khi có thể kèm theo mưa đá. Bão thường xảy ra vào đầu mùa hè. Các trận bão đổ bộ vào Bắc Bộ thường ảnh hưởng trực tiếp đến đây, trung bình mỗi năm có khoảng 2- 3 trận, tuy cường độ đã giảm đi nhiều nhưng vẫn có khả năng xảy ra lũ quét do mưa lớn.

Nhìn chung, thành phố Bắc Giang có điều kiện khí hậu, thời tiết tương đối thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Đặc điểm địa chất công trình

Các công trình trọng điểm chủ yếu nằm quanh khu trung tâm Thành phố vì tại trung tâm địa hình bằng phẳng, nền đất cứng. Khu vực vành đai ngoài do cấu tạo địa chất chủ yếu là đất sét và đất bùn ao nên cường độ chịu lực kém. Đồng thời mực nước ngầm nông nên thường xuyên bị ngập úng nên chỉ thuận tiên cho xây dựng các công trình vừa và nhỏ.

Thủy Văn

Thành phố Bắc Giang chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Thương có chiều dài 157 km, đoạn chảy qua thành phố dài khoảng 7 km, chiều rộng trung bình từ 140 - 150 mét. Tốc độ chảy trung bình khoảng 1,5 mét/giây, lòng sông có độ dốc nhỏ, nước chảy điều hòa, lưu lượng nước hàng năm 2,5 tỷ m3. Ngoài ra, còn có ngòi Xương Giang, ngòi Chi Ly, ngòi Đa Mai và nhiều hồ, ao nhỏ có chức năng điều tiết nước cho sản xuất và sinh hoạt như Hồ Nhà Dầu; Hồ 1/6 (phường Trần Phú); hồ Cây Dừa (phường Ngô Quyền)...

Cũng như các sông ở Bắc Bộ, sông Thương cũng có 2 mùa nước rõ rệt: mùa cạn và mùa lũ. Mùa cạn bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10. Đỉnh điểm của mùa cạn vào tháng 1 - 2 hàng năm. Đỉnh điểm mùa lũ vào tháng 8 hàng năm. So với các con sông khác, thì sông Thương là con sông hiền hòa nhất. Tuy nhiên do địa hình thấp hơn mực nước sông Thương vào mùa lũ và dung tích của các ao, hồ nhỏ nên khi có mưa lớn, tập trung khả năng tiêu thoát nước kém, gây ngập úng cho các khu vực thấp, trũng đồng thời làm tăng khả năng ô nhiễm nước sông và các ao hồ trong địa bàn thành phố Bắc Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý nước thải đô thị trên địa bàn thành phố bắc giang (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)