MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM NHỮNG 3 THÁNG CUỐI NĂM

Một phần của tài liệu Bcaosoket9thangFinalTuan_HCM (Trang 27 - 31)

NĂM 2012

- Tăng cường công tác y tế dự phòng, ngăn chặn và dập dịch kịp thời, không để dịch lớn xảy ra. Đẩy nhanh tiến độ triển khai 4 chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, mở rộng triển khai chương trình phòng chống các bệnh không lây nhiễm.

- Tiếp tục củng cố và ổn định tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ từ Trung ương đến cơ sở đảm bảo đủ mạnh để thực hiện các nhiệm vụ về DS-KHHGĐ. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên trách các cấp, đặc biệt là Trạm Y tế xã, phường. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, kinh phí cho các đơn vị làm công tác dân số - KHHGĐ tại địa phương.

- Đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe thông qua việc khuyến khích mở các cơ sở khám chữa bệnh bán công, tư nhân và cơ sở đầu tư bằng vốn nước ngoài với cơ chế, chính sách hợp lý. Mở rộng việc áp dụng chế độ luân phiên cán bộ y tế tuyến dưới nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ chất lượng hoạt động khám chữa bệnh, nhất là khu vực y tế tư nhân.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tập trung giải ngân vốn kế hoạch năm 2012, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đầu tư, thanh quyết toán dự án. Tiếp tục rà soát các dự án, thực hiện nghiêm túc theo chỉ thị 1792/CT-TTg và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương Tăng cường đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo nhân lực y tế; tăng chỉ tiêu tuyển sinh, đẩy mạnh đào tạo cử tuyển, theo địa chỉ, mở rộng các hình thức đào tạo nhằm bảo đảm nhân lực, số lượng, cơ cấu lao động cho các cơ sở y tế trong thời gian tới.

- Tăng cường quản lý nhà nước về sản xuất, nhập khẩu, cung ứng thuốc chữa bệnh, đặc biệt là giá thuốc chữa bệnh;

- Tăng cường chất lượng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển ngành y tế; hoàn thiện công tác tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật lĩnh vực y tế; duy trì và liên hệ với các điểm hỏi đáp trong toàn quốc và quốc tế đối với mạng lưới rào cản kỹ thuật trong thương mại ngành y tế.

IV – ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 2012:1. Thuận lợi: 1. Thuận lợi:

- Đảng, Quốc hội, Chính phủ ngày càng quan tâm đến ngành Y tế, xác định rõ vai trò quan trọng của sức khỏe trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, coi đầu tư cho sức khỏe là đầu tư trực tiếp cho phát triển bền vững.

- Hệ thống pháp luật liên quan đến CSSK ngày càng được hoàn thiện; nhiều Luật, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các Bộ đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch cho quá trình xây dựng và phát triển hệ thống y tế.

- Tổ chức mạng lưới y tế sau một thời gian có thay đổi, nay đã dần ổn định, là điều kiện để phát triển trong thời gian tới.

- Nhận thức và sự tham gia của người dân, các cấp ủy đảng, chính quyền vào công tác CSSK ngày càng sâu rộng; sự phối hợp liên ngành trong CSSK có những bước chuyển biến tích cực.

- Năng lực quản lý của đơn vị được tăng cường; sự nhiệt tình công tác, tận tâm với người bệnh của cán bộ y tế ngày càng nâng cao là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Quốc Hội, Chính phủ và nhân dân giao phó.

- Tình hình dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp trên nhiều phương diện, nhiều địa phương trong cả nước. Hiện nay, một số dịch bệnh đang bùng phát mạnh ở nhiều địa phương như: dịch bệnh Tay chân miệng, dịch bệnh Rubella cùng với đó là các dịch bệnh vẫn đang lưu hành: cúm A(H1N1), dịch sốt xuất huyết đang là mối đe dọa sức khỏe của người dân tại nhiều vùng miền. Mặc dù vậy ở một số địa phương, chính quyền chưa thực sự quan tâm, chưa kịp thời đầu tư, hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch bệnh. Việc thu thập thông tin về tình hình dịch bệnh tại khu vực của các quốc gia tiếp giáp biên giới với nước ta còn nhiều khó khăn nên còn bị động trong hoạt động phòng chống dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam.

- Tình hình quá tải bệnh viện từng bước được cải thiện, nhưng vẫn còn khá trầm trọng. Việc giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện cần rất nhiều giải pháp kết hợp, cần có nguồn lực thỏa đáng và thời gian để thực hiện.

- Ngân sách đầu tư cho y tế năm 2012 bị giảm nhiều so với nhu cầu, đặc biệt là trái phiếu Chính phủ; chương trình mục tiêu quốc gia và việc thông báo vốn năm 2012 chậm (mới được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo nhiệm vụ, mục tiêu và vốn vào ngày 03/5/2012; Bộ Tài chính thông báo về giao dự toán ngân sách vào ngày 17/5/2012) nên việc triển khai nhiệm vụ, dự toán rất khó khăn, chậm gần nửa năm. Bên cạnh đó, Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt muộn (28/4/2012) nên đến nay việc giao dự toán ngân sách để có kinh phí để triển khai các hoạt động bị cũng chậm chễ, ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện tại các địa phương.

- Chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác y tế vẫn chưa được hoàn thiện đã phần nào khiến một số bộ phận cán bộ thiếu an tâm công tác. Mặc dù Chính phủ đã có những biện pháp quyết liệt nhằm kiềm chế lạm phát, bình ổn giá tuy nhiên điều kiện kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống cán bộ y tế.

Phần thứ hai

NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ CÁC CHỈ TIÊU CẦU ĐẠT NĂM 2013

Bước vào năm 2013, tình hình đầu tư cho y tế sẽ khó khăn hơn, ngân sách nhà nước hạn hẹp (dự kiến chỉ tăng 4-5% so với năm trước) đồng thời phải thực hành chính sách tiết kiệm 10% chi thường xuyên và 10% nguồn thu của đơn vị để bù đắp tiền lương tăng thêm; dự án ODA ngày càng khó khăn; các nguồn xã hội hóa ngày càng hạn chế trong khi nhiệm vụ của Ngành ngày càng nặng nề.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2012 về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; Bộ Tài chính có Thông tư số 99/2012/TT-BTC ngày 19/6/2012 hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Bộ Kế hoạch - Đầu tư có công văn số 4723/BKHĐT-TH ngày 29/6/2012 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch 2013 và 2013-2015 phải quán triệt các nguyên tắc sau:

1. Việc xây dựng Kế hoạch đầu tư 2013 - 2015 nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu và các định hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015 trong phạm vi cả nước, trong từng ngành, từng lĩnh vực và từng vùng, từng địa phương. Gắn việc xây dựng Kế hoạch đầu tư 2013 - 2015 với việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ.

2. Kế hoạch đầu tư 2013 - 2015 được xây dựng trên cơ sở cân đối giữa các mục tiêu, nhu cầu đầu tư với khả năng cân đối vốn đầu tư phát triển trong kế hoạch thu chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 - 2015; khả năng cân đối các nguồn vốn khác của nhà nước.

3. Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, cân đối thu chi còn nhiều khó khăn, đầu tư ngân sách nhà nước chỉ tập trung đầu tư cho các công trình, dự án đã được bố trí vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ (còn thiếu vốn), đang triển khai trong các kế hoạch hàng năm để bảo đảm hoàn thành dứt điểm, đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả. Đối với các dự án khởi công mới, phải cân nhắc kỹ lưỡng chỉ bố trí vốn khởi công mới các dự án thật sự cấp bách, cấp thiết khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách. Không bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các dự án không thuộc nhiệm vụ chi đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Đồng thời, đề xuất các giải pháp huy động vốn từ các thành phần kinh tế ở trong và nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án có thể thu hồi vốn trực tiếp.

4. Kế hoạch đầu tư 2013 - 2015 phải được xây dựng trên cơ sở cơ cấu lại đầu tư từ ngân sách nhà nước theo hướng tập trung, nâng cao hiệu quả đầu tư. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung thống nhất trong việc xác định các mục tiêu, định hướng, chính sách và các cân đối lớn trong đầu tư, đi đôi với việc tiếp tục tăng cường phân cấp, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành, gắn với trách nhiệm được giao.

5. Bảo đảm tính công bằng, công khai, minh bạch trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư 2013 - 2015. Trong quá trình xây dựng Kế hoạch đầu tư 2013 - 2015 phải tổ chức

thảo luận, lấy ý kiến của các cấp, các ngành, các tổ chức và cộng đồng dân cư có liên quan, tạo sự đồng thuận và phát triển bền vững.

1. Mục tiêu tổng quát của ngành y tế năm 2013 đó là

Ttiếp tục xây dựng hệ thống y tế Việt Nam theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng dân số, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch năm 2013, các tỉnh, đơn vị y tế tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bcaosoket9thangFinalTuan_HCM (Trang 27 - 31)