Quá trình hình thành đường lối chính sách đối ngoạ

Một phần của tài liệu Ôn thi quan hệ quốc tế có đáp án (Trang 25 - 27)

Từ những đặc điểm và xu hướng trên đã làm nảy sinh xu hướng đa phương, đa dạng trong quan hệ quốc tế cũng như đã tác động đến việc hình thành đường lối chính sách đối nội, đối ngoại của mỗi nước. Ở nước ta có thể nói việc hình thành đường lối đổi mới độc lập tự chủ đa dạng hoá, đa phương hoá là một quá trình bắt đầu từ khi đảng ta ra đời nhưng rõ nhất là từ Đại hội Đảng lần lần thứ VI.

1. Đại hội VI-1986:

Về hoàn cảnh quốc tế, đến thời điểm của đại hội VI của Đảng có một đặc điểm nổi bật đó là chủ nghĩa xã hội hiện thực thế giới đã bộc lộ sự trì trệ cả về kinh tế và chính trị xã hội. Về tình hình trong nước, ngoài những khó khăn chung của như các nước khác, nước ta còn ba khó khăn lớn chưa được giải quyết đó là: Vấn đề Campuchia; vấn đề Mỹ cấm vận và vấn đề quan hệ với Trung Quốc.Trong hoàn cảnh như vậy, Đại hội VI của Đảng đã xác định các chủ trương lớn trong quan hệ quốc tế đó là: chủ trương thêm bạn bớt thù; tiến tới bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và tiến tới bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Từ cuối nhiệm kỳ Đại hội VI, Đảng ta đã có những hoạt động đẩy mạnh quá trình hoạt động quan hệ bình thường với Trung quốc, phá thế bao vây cấm vận của Mỹ chống Việt Nam. Cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Thành đô (Trung Quốc) tháng 9-1990 đã mở đầu cho quá trình khôi phục quan hệ bình thường với Trung Quốc, thực hiện đường lối đối ngoại trong sự nghiệp đổi mới. Có thể nói đại hội VI, ngoài việc khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước còn là đại hội chuyển hướng và mở cửa cho quan hệ ngoại giao của Việt Nam.

2. Đại hội VII-1991:

Về hoàn cảnh quốc tế, đến thời điểm Đại hội VII của Đảng, chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu đã tan rã, còn chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sau 6 năm cải tổ đã gặp rất nhiều khó khăn cả về kinh tế và chính trị xã hội. Về tình hình trong nước, sau 6 năm đổi mới chúng ta vẫn giữ được sự ổn định chính trị xã hội và đạt được những kết quả bước đầu đáng kể và rất quan trọng về kinh tế. Đại hội VII của Đảng (tháng 6/1991) đã nêu rõ đường lối đối ngoại đổi mới của Việt Nam là độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế đối ngoại và tuyên bố: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu và hòa bình, độc lập và phát triển”. Đại hội VII cũng chỉ rõ nhiệm vụ của công tác đối ngoại là: “Giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

3. Hội nghị trung ương lần thứ ba khóa VII-1992:

Hội nghị trung ương lần thứ khóa VII-1992 là Hội nghị tiếp tục và cụ thể hóa hơn nữa đường lối chính sách đối ngoại của đại hội VII. Đến cuối năm 1991, chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ hoàn toàn cả ở Đông Âu và cả ở Liên xô. Phạm vi của chủ nghĩa xã hội thế giới bị thu hẹp lại, chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thế thoái trào và ở vào hoàn cảnh khó khăn nhất từ trước đến nay.

Hội nghị TW lần thứ ba khóa VII đã xác định tư tưởng chỉ đạo của công tác đối ngoại là: “giữ vững nguyên tắc vì độc lập thống nhất và xã hội chủ nghĩa, đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta cũng như những diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với từng đặc điểm, từng đối tượng ta có quan hệ”.

Hội nghị trung ương 3 cũng chỉ rõ 4 phương châm của công tác đối ngoại là:

- Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

- Giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.

- Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế. Tránh hợp tác một chiều, tránh đấu tranh một chiều và tránh trực diện đối đầu trong quan hệ quốc tế hiện nay.

- Tham gia hợp tác khu vực và mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới.

Có thể nói Hội nghị trung ương lần thứ ba khóa VII, đường lối đối ngoại của Đảng ta đã ngày càng được bổ sung, phát triển hoàn thiện

III. Đường lối chính sách đối ngoại hiện nay của Đảng ta

Nhìn chung, từ khi có những thay đổi trong đường lối chính sách đối ngoại qua 2 kỳ Đại hội, có thể khẳng định rằng đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn. Điều đó đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và 5 năm thực hiện NQ ĐH 7. Đại hội VIII đã khẳng định : đất nước ta đã vượt qua một giai đoạn thử thách gay go trong hoàn cảnh hết sức phức tạp khó khăn, nhân dân ta không những đứng vững mà còn vươn lên đạt được những thắng lợi nổi bật : đẩy lùi âm mưu bao vây cấm vận, bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, gia nhập khối ASEAN, quan hệ tốt với các nước Đông - Tây âu, thu hút được nhiều vốn đầu tư của nước ngoài và có quan hệ với trên 165 nước trên thế giới. Với những thành tựu đã đạt được trong đường lối đối ngoại, trên cơ sở kế thừa và phát huy những đường lối đúng đắn trong quan hệ đối ngoại, Nghị quyết Đại hội Đảng lần VIII khẳng định phương hướng của công tác đối ngoại trong thời gian tới là : “ Tiếp tục thực hiện đường lối đối

ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển” (VK ĐH VIII NXB CTQG 1996 trang 120).

1. Đại Hội VIII :

Trên cơ sở những thành tựu của công cuộc đổi mới và những thắng lợi của công tác đối ngoại, Đại hội VIII của Đảng đã nêu rõ một số nội dung của đường lối chính sách đối ngoại trong giai đoạn hiện nay.

- Về mục tiêu của công tác đối ngoại đến năm 2020 và 2000 của Đại hội VIII xác định là: “mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động tham gia tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế”.

- Nhiệm vụ của công tác đối ngoại trong thời gian tới là: “củng cố môi trường hòa bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển KT – XH, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ XH”.

- Về phương hướng của công tác đối ngoại: “tiếp tục thực hiện động lực đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Theo hướng đó, Đại hội VIII đã khẳng định công tác đối ngoại có 4 trọng tâm là:

+ Ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN. Không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống. Coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các tập trung kinh tế chính trị trên thế giới. Nêu cao tinh thần đoàn kết anh em với các nước đang phát triển và với phong trào không liên kết.

+ Tăng cường hoạt động ở Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế.

+ Phát triển quan hệ với các Đảng Cộng sản và công nhân, các lực lượng CM, độc lập dân tộc và tiến bộ; mở rộng quan hệ với các Đảng cầm quyền và các Đảng khác.

+ Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước, góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác phát triển.

2. Đại hội IX

Tiếp tục đường lối đối ngoại đã đề ra, Đại hội Đảng lần IX đã khẳng định nhiệm vụ đối ngoại là tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình và tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển KT- XH, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bảo đảm độc lập và chủ quyền quốc gia, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ XH.

- “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa,đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác đáng tin cậy của đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác đáng tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển” Việc đổi từ

“muốn” thành từ “sẳn sàng” thể hiện đúng đắn mong muốn chân thành của Việt Nam sẽ là bạn với những ai mong muốn là bạn với Việt Nam. Mặt khác, chúng ta biểu thị thái độ trách nhiệm cao trong quan hệ với các nước sẳn sàng là đối tác tin cậy của các nước, nghiêm chỉnh thực hiện mọi luật lệ và cam kết chung khi thiết lập quan hệ đối tác, điều đó cũng có nghĩa là chúng ta yêu cầu các đối tác phải nghiêm chỉnh thực hiện các hiệp định, cam kết đã thỏa thuận với chúng ta. Chỉ có như vậy mới quan hệ lâu dài.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ôn thi quan hệ quốc tế có đáp án (Trang 25 - 27)