CHUẨN BỊ 1 Học sinh:

Một phần của tài liệu skkn đổỉ mới phương pháp dạy- học tiết “bài tập vật lý” nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh trường thpt như thanh (Trang 26 - 28)

1. Học sinh:

- Nắm vững các kiến thức cơ bản: Hai cách ghép tụ điện cơ bản; các công thức tính điện dung của bộ tụ và điện tích của bộ tụ trong mỗi cách ghép; mối liên hệ giữa các hiệu điện thế ở hai đầu mỗi tụ trong mỗi cách ghép.

- Làm các bài tập đã cho về nhà, rút ra phương pháp giải từng loại bài tập đó.

2. Giáo viên: Lập kế hoạch lên lớp

- Chuẩn bị bài tập cần chữa, tham khảo liên quan đến nội dung bài học.

- Phân tích phương pháp giải các bài tập cụ thể.

Bài tập: Cho ba tụ điện có điện dung lần lượt là:

C1 = 5 µF; C2 = 5µF; C3 = 10 µF và một nguồn điện có hiệu điện thế UAB

= 40V.

1. Trường hợp các tụ ghép song song với nhau. Tính điện dung của bộ tụ điện.

2. Trường hợp các tụ ghép nối tiếp với nhau. Tính điện dung của bộ tụ điện.

3. Trường hợp các tụ mắc thành bộ tụ rồi mắc vào nguồn theo sơ đồ hình vẽ. Hãy:

a. Tính điện dung của bộ tụ điện.

b. Tính điện tích và hiệu điện thế ở mỗi tụ điện. c. Tụ C3 bị đánh thủng. Tính điện tích và hiệu điện thế tụ C1, C2.

d. Tụ C1 bị đánh thủng. Tính điện tích và hiệu

điện thế tụ C3, C2. (Trong đó, các ý 3.c và 3.d, giáo viên không đưa ngay ra đối với tất cả các lớp học sinh và không nên nêu ra từ đầu tiết học mà chỉ dành để

C1

A B

C2C3 C3

phát triển tư duy, năng lực bộ môn đối với học sinh khá, giỏi. Giáo viên chỉ nêu ra sau khi chắc chắn rằng học sinh đã nắm chắc phương pháp giải và giải được các câu trước đó; các câu này có thể cho học sinh làm tại lớp hoặc làm ở nhà nếu không còn đủ thời gian).

A. Phân tích đầu bài:

Cái đã cho: C1 = 5 µF; C2 = 5µF; C3 = 10µF; nguồn điện có UAB = 40V và cách ghép các tụ trong các trường hợp.

Cái cần tìm: Điện dung của bộ tụ điện; điện tích và hiệu điện thế của mỗi tụ điện (ý 3.a và 3.b). Các ý 3.c và 3.d cần tìm hiệu điện thế và điện tích của các tụ còn lại khi có một tụ bị đánh thủng.

B. Định hướng tư duy cho học sinh:

Để trả lời được các câu hỏi của bài toán dạng này, ta phải nắm vững được công thức tính điện dung của bộ tụ khi ghép nối tiếp và song song; mối liên hệ giữa hiệu điện thế và điện tích của các tụ trong mỗi cách ghép.

Từ đó dựa vào các công thức vừa nêu ta sẽ suy ra được cái cần tìm.

Một phần của tài liệu skkn đổỉ mới phương pháp dạy- học tiết “bài tập vật lý” nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh trường thpt như thanh (Trang 26 - 28)