Biến đổi bệnh lý ở gà mắc bệnh đậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh đậu gà thả vườn tại huyện kim sơn ninh bình (Trang 48)

4.4.1. Bệnh tích đại thể

Do điều kiện về thời gian và kinh phí, sau khi quan sát những triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh đậu chúng tôi chỉ chọn lấy 30 con gà trong tổng số 100 con ở giai đoạn 1 – 3 tháng tuổi có biểu hiện triệu chứng rõ ràng nhất, điển hình nhất để mổ khám kiểm tra bệnh tích đại thể và thu thập mẫu bệnh phẩm phục vụ cho việc nghiên cứu bệnh tích vi thể cũng như ứng dụng các kĩ thuật phi lâm sàng trong chẩn đoán bệnh.

Qua quá trình mổ khám, quan sát những biến đổi trên các cơ quan, tổ chức của gà mắc bệnh, chúng tôi xác định một số bệnh tích đại thể chủ yếu của gà mắc bệnh đậu.

Bảng 4.5. Bệnh tích đại thể của gà mắc đậu giai đoạn 1 - 3 tháng tuổi

Stt Chỉ tiêu nghiên cứu Số con mổ

khám

Số con có

bệnh tích Tỷ lệ (%)

1 Nốt đậu ở vùng da ít lông 30 30 100,00

2 Viêm niêm mạc miệng, chứa dịch nhày

30 23 76,67

3 Phổi sưng, nhạt màu 30 22 73,33

4 Khí quản xuất huyết, có dịch xuất lẫn bọt

30 20 66,67

5 Gan xưng, màu nâu nhạt 30 17 56,67

6 Tim nhão, cơ tim nhạt màu 30 16 53,33

7 Thận sưng to, xuất huyết 30 13 43,33

8 Lách nhạt màu 30 12 40,00

9 Niêm mạc ruột xuất huyết 30 10 33,33

Qua bảng tổng hợp trên chúng tôi thấy: các tổn thương bệnh lý chủ yếu xảy ra trên vùng da ít lông (các nốt đậu ở mào, tích, khóe mắt, khóe miệng …), khí quản và phổi. Ngoài ra bệnh tích còn xuất hiện ở tim, gan, thận, lách, ruột.

Trong tổng số 30 gà được mổ khám chúng tôi nhận thấy cả 30 con đều có nốt đậu ở vùng da ít lông chiếm 100,00%, viêm niêm mạc miệng chứa dịch nhày chiếm 76,67%, phổi sưng nhạt màu chiếm tỷ lệ 73,33%, khí quản xuất huyết có dịch xuất lẫn bọt chiếm 66,67%, gan sưng màu nâu nhạt (56,67%), tim nhão cơ tim nhạt màu (53,33%), thận sưng to, xuất huyết (43,33%), lách nhạt màu (40,00%), niêm mạc ruột xuất huyết (33,33%).

Giải thích hiện tượng trên chúng tôi cho rằng khi virus xâm nhập vào cơ thể, sau khi sinh sản tại nơi xâm nhập virus sẽ vào máu gây nhiễm trùng huyết sơ phát, rồi vào các cơ quan thực thể, tăng cường sinh sản và gây thoái hóa các tế bào tổ chức. Nếu cơ thể chịu đựng được thì từ phủ tạng virus lại trở vào máu gây nhiễm trùng huyết thứ phát. Sau đó chúng theo máu đến da hoặc

niêm mạc gây ra bệnh lý đặc trưng: hình thành các nốt ở vùng da ít lông, niêm mạc xuất huyết có phủ lớp màng giả, các cơ quan phủ tạng thoái hóa nhẹ.

Bệnh tích đặc trưng là tổn thương ở mỏ, chân và các khu vực khác của da. Các tổn thương trên mí mắt hoặc xung quanh mỏ có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn và ăn.

Theo như Sato (2000) nghiên cứu thấy khí quản có lớp màng giả như bã đậu dính vào niêm mạc khí quản nhưng hầu hết các trường hợp chúng tôi mổ khám đều không bắt gặp hiện tượng này mà chỉ thấy khí quản xuất huyết có ít dịch nhày. Điều này có thể lý giải là do biến chủng của virus, con đường xâm nhập, cường độ và độc lực của mầm bệnh không cao, điều kiện chăn nuôi, sức đề kháng của cơ thể…Các tổn thương ở khí quản, họng và xoang gây cản trở cho hô hấp. Tử vong cao do nghẹt thở, tắc nghẽn hay tổn thương khí quản.

Hiện tượng thoái hóa cơ tim (cơ tim nhão) cũng gặp trong các trường hợp mổ khám ở gà. Cơ tim nhạt màu, nhão, mất đi độ rắn chắc. Điều này có thể giải thích là do quá trình viêm ở phổi làm gà khó thở và để đáp ứng nhu cầu oxy cho hô hấp thì tim phải tăng cường hoạt động bù và khi hoạt động quá mức thì cơ tim bị thoái hóa.

Đồng thời các bệnh tích như phổi sưng, nhạt màu đã giải thích cho triệu chứng khó thở. Do gà bị viêm niêm mạc miệng nên gà giảm ăn, bỏ ăn.

Thận sưng, niêm mạc ruột xuất huyết, lách nhạt màu là bệnh tích chúng tôi quan sát được khi mổ khám.

Từ các tổn thương đại thể trên chúng tôi đưa ra kết luận sau: Virus đậu gà gây ra các biến đổi bệnh lý toàn thân và ba hệ cơ quan chịu tác động mạnh khi virus xâm nhiễm là da, niêm mạc miệng, hệ hô hấp.

Niêm mạc miệng phủ màng giả, có

dịch nhày Khí quản xuất huyết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thận sưng Lách nhạt màu

Phổi sưng Tim nhão, cơ tim nhạt màu

Trong các cơ quan nội tạng chúng tôi cũng đã kiểm tra nhưng ko bắt gặp mụn đậu. Điều này lại một lần nữa khẳng định đây là virus hướng thượng bì.

Các bệnh tích đại thể khác thay đổi tùy thuộc vào diễn biến của bệnh cũng như kế phát các bệnh khác. Do thường có sự kế phát của các tác nhân gây bệnh khác nên những bệnh tích thể hiện có khi là do các tác nhân kế phát gây ra. Việc phân biệt bệnh tích do virus đậu gây ra và do các tác nhân kế phát rất khó thực hiện. Trong lâm sàng, việc chẩn đoán gà bị mắc đậu đầu tiên chỉ dựa vào một số bệnh tích như: các nốt đậu ở vùng da ít lông, viêm niêm mạc miệng chứa dịch nhày còn các bệnh tích khác rất giống với một số bệnh truyền nhiễm. Do vậy để có kết luận chính xác cần có sự hỗ trợ của xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Những quan sát của chúng tôi cũng có kết quả về cơ bản giống với những nghiên cứu của nhiều tác giả đã công bố Hồ Thị Việt Thu (2012); Nguyễn Văn Hanh (1978).

4.4.2. Bệnh tích vi thể chủ yếu của gà mắc bệnh đậu

Nghiên cứu bệnh tích vi thể là một trong những nội dung quan trọng giúp cho việc đánh giá các tổn thương bệnh lý ở cấp độ mô bào. Sau khi kiểm tra bệnh tích đại thể từ 10 con gà nghi mắc bệnh đậu đã mổ khám, chúng tôi tiến hành lấy các mẫu các tổ chức: da chứa các nốt đậu, khí quản, phổi, gan, thận, tim... có những đặc điểm bệnh tích điển hình mắc bệnh nhất ngâm trong formol 10% và làm tiêu bản các biến đổi vi thể. Từ các biến đổi vi thể sẽ giúp ta khẳng định chắc chắn hơn về các yếu tố gây bệnh và sự có mặt của virus đậu.

Từ mỗi cơ quan của gà mắc bệnh đậu, chúng tôi cắt lấy 2 block ở các vị trí có bệnh tích đặc trưng rồi tiến hành làm tiêu bản vi thể. Sau khi đúc mẫu bệnh phẩm chúng tôi thu được 20 block, mỗi block chúng tôi tiến hành cắt, nhuộm tiêu bản rồi chọn ra 5 tiêu bản đẹp nhất sau đó tiến hành soi kính hiển vi quan sát bệnh tích vi thể.

Để đánh giá bệnh tích vi thể: Nếu block nào có 2 tiêu bản có bệnh tích trở lên thì chúng tôi coi là dương tính (+).

Chúng tôi nhận thấy rằng bệnh tích chủ yếu nhất của cả 10 con được nghiên cứu ở trên là những biến đổi ở da. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.6. Bệnh tích vi thể trên một số cơ quan của gà mắc bệnh đậu

TT Cơ quan

Bệnh tích vi thể

Sung huyết Xuất huyết Hoại tử tế bào Thoái hóa tế bào Thâm nhiễm tế bào viêm Thể bao hàm Bollinger n (+) (%) n (+) (%) n (+) (%) n (+) (%) n(+) (%) n(+) (%) 1 Gan (n = 20) 16 80 0 0 4 20 14 70 10 50 0 0 2 Phổi (n = 20) 18 90 8 40 4 20 8 40 16 80 0 0 3 Thận (n = 20) 10 50 6 30 4 20 4 20 10 50 0 0 4 Tim (n = 20) 4 20 0 0 0 0 0 0 8 40 0 0 5 Khí quản (n =20) 14 70 8 40 4 20 4 20 0 0 0 0 6 Da (n = 20) 20 100 0 0 20 100 20 100 20 100 20 100 Trong đó:

- n: số block nghiên cứu

Qua bảng 4.6 cho thấy tỷ lệ các cơ quan bị sung huyết, thoái hóa tế bào, thâm nhiễm tế bào viêm chiếm tỷ lệ cao. Các bệnh tích khác chiếm tỷ lệ thấp hơn. Cụ thể như sau:

 Da: Da là cơ quan có biến đổi đặc trưng và rõ ràng nhất, xuất hiện nhiều nhất đó là thể bao hàm Bollinger trong nguyên sinh chất tế bào, hiện tượng sung huyết, thoái hóa tế bào, hoại tử tế bào, thâm nhiễm tế bào viêm đều chiếm tỷ lệ 100%.

Tế bào thượng bì tăng sinh rất nhanh, dưới lớp tế bào thoái hóa mỡ sẽ tạo thành những túi nhỏ chứa một chất quánh như kem, sự xuất hiện và tích tụ của bạch cầu phân biệt nốt đậu với các mô xung quanh.

Các mụn đậu trên bề mặt da: lớp tế bào hạt và tế bào gai thoái hóa không bào, tế bào vỡ ra tạo thành bọc nước đội lớp sừng lên. Khi có bạch cầu xâm nhiễm sẽ tạo thành mụn mủ rồi hình thành vẩy bong đi, nếu đơn thuần chỉ do virus đậu tác động thì nốt loét nông, tế bào tầng phát sinh chỉ bị tổn thương rất nhẹ, có thể tái sinh và không thành sẹo.

Ngoài ra chúng tôi còn tìm thấy thể bao hàm trong mụn đậu gà (thể bollinger ở tế bào chất). Các tế bào tăng sinh, có hiện tượng hoại tử tế bào.

Những biến đổi này cũng thấy trong báo cáo kết quả của Tanizaki et al., 1986;

Yoshikkawa and Alam, 2002; Beytut and Haligur, 2007.

 Khí quản: Sung huyết (70%), xuất huyết (40%), hoại tử và thoái hóa

tế bào (20%), niêm mạc tăng sinh có sự phát triển mạnh của các tế bào tiết niêm dịch, tế bào biểu mô phồng lên. Có hiện tượng tích dịch phù ở lớp hạ niêm mạc. Nguyên nhân có thể do thành mạch ở khí quản bị tổn thương hoặc bị phá vỡ nên các thành phần của máu chảy ra ngoài long mạch quản.

 Phổi: Phổi cũng có biến đổi khá rõ ràng và quan sát thấy nhiều nhất là

hiện tượng sung huyết (90%), có đám thâm nhiễm tế bào viêm (80%). Sau đó là hiện tượng xuất huyết và thoái hóa tế bào (40%), có đám vệt tế bào hoại tử (20%).

Phổi sung huyết: Tổn thương này quan sát thấy ở các mao quản vách phế nang, phế quản giãn rộng chứa đầy hồng cầu trong lòng mạch. Cùng với sự thâm nhiễm tế bào viêm chính là nguyên nhân làm cho phổi sưng.

Bên cạnh những biến đổi vi thể chủ yếu đã nêu trên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cũng xác định một số biến đổi khác như ruột có hiện tượng xuất huyết.

 Gan: Gan có vị trí xung yếu và có chức năng rất phức tạp nên nó rất dễ bị tổn thương, diễn biến quá trình bệnh lý của gan phụ thuộc vào thời gian của các tác nhân gây bệnh vào cơ thể. Sự tổn thương của gan tập trung vào bệnh tích vi thể như sung huyết, thoái hóa tế bào, thâm nhiễm tế bào viêm, hoại tử tế bào.

Sung huyết (80%), hoại tử tế bào (20%), thoái hóa tế bào (70%), thâm nhiễm tế bào viêm (50%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tim: Có hiện tượng sung huyết và thâm nhiễm tế bào viêm trong đó

sung huyết (20%), thâm nhiễm tế bào viêm (40%).

 Thận: Các tổn thương vi thể ở kẽ thận như sung huyết, xuất huyết, hoại tử tế bào, thâm nhiễm tế bào viêm và hiện tượng thoái hóa tế bào. Trong đó hiện tượng sung huyết và thâm nhiễm tế bào viêm tế bào chiếm tỷ lệ cao nhất (50%). Ngoài ra, xuất huyết (30%), hoại tử và thoái hóa tế bào (20%).

Sự xác định các biến đổi vi thể khác còn tùy thuộc vào cơ quan, bộ phận, vị trí lấy mẫu cũng như sự kế phát các bệnh khác ở gà mắc bệnh đậu. Các biến đổi vi thể được minh họa ở hình 4.3. Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả đã công bố (Deoki N. Tripathy and Willie M. Reed).

Lớp tế bào bị thoái hóa trong mụn đậu gà (HE. 10x)

Lớp vẩy sừng hóa của mụn đậu gà (HE. 10x)

Phổi sung huyết trong bệnh đậu gà (HE. 10x)

Sung huyết lớp hạ bì trong bệnh đậu gà (HE. 20x)

Thể bao hàm trong mụn đậu gà (HE. 20x)

Thể bao hàm trong mụn đậu gà (HE. 40x)

4.5. MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH HÓA MÁU Ở GÀ MẮC BỆNH ĐẬU ĐẬU

Máu là một tổ chức di dộng được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. Chức năng chính của máu là cung cấp các chất dinh dưỡng cho tế bào, tổ chức và cơ thể cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như khí cacbonic và axid lactic. Máu cũng là phương tiện vận chuyển của các tế bào (cả các tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể cũng như các tế bào bệnh lý) và các chất khác nhau (các amino axit, lipid, hormone) giữa các tổ chức và cơ quan trong cơ thể. Do vậy để thấy rõ các rối loạn bệnh lý của gà mắc bệnh đậu thì chúng ta phải tiến hành xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa trên gà.

Chúng tôi tiến hành lấy máu ngẫu nhiên của gà trong hai đàn. Một đàn gà biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh đậu, một đàn gà vẫn khỏe. Máu được xử lý theo các phương pháp thường quy trong phòng thí nghiệm. Kết quả được trình bày trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu huyết học của gà mắc bệnh

Chỉ tiêu nghiên cứu Gà ốm (x=10)

X ± mx Gà khoẻ (x=10) X ± mx P Số lượng hồng cầu (Triệu/µl) 2,44 ± 0,13 2,53 ± 0,07 < 0,05 Tỷ khối huyết cầu (%) 31,78 ± 1,27 30,79 ± 0,69 >0,05 Hàm lượng Hb (g/l) 95,6 ± 0,42 96,1 ± 0,46 <0,05

4.5.1. Số lượng hồng cầu

Số lượng hồng cầu phản ánh phẩm chất con giống, hồng cầu càng nhiều thì sức sống của con vật càng tốt. Vì vậy, việc xác định số lượng hồng cầu của gia súc có ý nghĩa rất quan trọng. Số lượng hồng cầu ở các loại khác nhau thì khác nhau, ngay ở trong cùng một loại gà số lượng hồng cầu cũng có sự thay đổi theo giống, tuổi, giới tính, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe...

Khi con vật bệnh thì số lượng hồng cầu có sự thay đổi tăng hoặc giảm. Số lượng hồng cầu tăng thường gặp trong các bệnh gây mất nước như: sốt cao, ỉa chảy, nôn, ra mồ hôi nhiều...Số lượng hồng cầu giảm thường gây thiếu máu,

các bệnh làm hồng cầu bị phá hủy như các bệnh ký sinh trùng đường máu... Qua bảng 4.7 số lượng hồng cầu trung bình ở gà khỏe là 2,53 ± 0,07 triệu/µl máu, ở gà bị bệnh đậu có số lượng hồng cầu trung bình là 2,44 ± 0,13 triệu/µl máu. Như vậy, gà bị mắc bệnh đậu số lượng hồng cầu giảm thấp so với gà khỏe vì khi gà bị bệnh chúng sẽ ăn ít đi và khi bị nặng chúng dẫn đến bỏ ăn, đồng thời hệ thống niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương nên cơ thể gà không hấp thu được các chất như: sắt, protein, vitamin... gây ra thiếu chất trong quá trình tạo máu. Cơ thể suy kiệt, không đủ năng lượng để tế bào hồng cầu non có thể sinh ra thay thế cho các tế bào hồng cầu già.

4.5.2. Tỷ khối huyết cầu

Tỷ khối huyết cầu là tỷ lệ % khối hồng cầu trong một thể tích máu nhất định. Xác định tỷ khối huyết cầu là một chỉ tiêu quan trọng trong chẩn đoán lâm sàng. Tỷ khối huyết cầu có thể tăng hoặc giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tỷ khối huyết cầu tăng khi thể tích bình quân hồng cầu tăng hoặc số lượng hồng cầu tăng hoặc cả hai cùng tăng và ngược lại.

Qua bảng 4.7 ta thấy tỷ khối huyết cầu của gà khỏe mạnh trung bình là 30,79 ± 0,69. Tỷ khối huyết cầu của gà bị bệnh đậu là 31,78 ± 1,27. Như vậy tỷ khối huyết cầu của gà bị đậu tăng so với gà khỏe.

4.5.3. Hàm lượng huyết sắc tố (phân tử hemoglobin)

Hàm lượng huyết sắc tố là thành phần chủ yếu của hồng cầu, chiếm 90% vật chất khô của hồng cầu, đảm nhận các chức năng sinh lý của hồng cầu và làm chất nhuộm đỏ cho hồng cầu.

Hàm luợng huyết sắc tố là số gam hemoglobin (Hb) chứa trong 100ml máu. Hàm lượng huyết sắc tố của các loại gia súc thay đổi theo giống, tuổi, tính biệt, trạng thái dinh dưỡng, bệnh tật...và tỷ lệ thuận với số lượng hồng

cầu, số lượng hồng cầu trong 1mm3 tăng hoặc giảm thì hàm luợng Hb cũng

tăng hoặc giảm theo. Do vậy, trong chẩn đoán thì việc định luợng Hb rất quan trọng, nó cho ta biết rõ chức năng của hồng cầu và tìm được nguyên nhân của

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh đậu gà thả vườn tại huyện kim sơn ninh bình (Trang 48)