Thông tin về sự hiểu biết chung của bà mẹ bệnh nhi về bệnh tiêu chảy:

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hiểu biết của các bà mẹ về bệnh tiêu chảy ở trẻ em tại khoa nhi nhiễm, trung tâm y tế vạn ninh (Trang 37 - 40)

- Khả năng chăm sóc và chữa trị bệnh tiêu chảy cho con tại nhà của các bà mẹ khoảng 31.7% Đa số các bà mẹ không thể chăm sóc và chữa trị bệnh tiêu chảy cho

4.2.1.Thông tin về sự hiểu biết chung của bà mẹ bệnh nhi về bệnh tiêu chảy:

- Qua bảng 3.2.1, ta thấy sự hiểu biết chung về bệnh tiêu chảy của các bà mẹ của bệnh nhi: chỉ có khoảng 7 (4%) bà mẹ biết thật sự về bệnh tiêu chảy, có 122

(69.3%) bà mẹ biết một ít về bệnh tiêu chảy và có đến 47 (26.7%) bà mẹ không biết gì về bệnh tiêu chảy. Đây là thông tin đáng lo ngại khi bệnh tiêu chảy thường xảy ra

quanh năm và dân số ở huyện Vạn Ninh tương đối cao và chất lượng cuộc sống của nhân dân tương đối thấp với nhiều xã miền núi và hải đảo còn nghèo, lạc hậu.

Với kết quả này cũng cho ta thấy, kiến thức của các bà mẹ về bệnh tiêu chảy còn hạn chế và chúng ta cần phải nâng cao nhận thức cho các mẹ về bệnh tiêu chảy qua tư vấn, tuyên truyền và giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

4.2.2. Sự hiểu biết của bà mẹ về nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ:

Qua bảng thống kê 3.2.2.1, ta nhận thấy hầu hết các bà mẹ nhận biết nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy bằng đường ăn uống (100%).

Tuy nhiên một số bà mẹ nhận thức chưa đầy đủ về nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy, có 5.7% bà mẹ cho rằng tiêu chảy lây qua đường máu và hô hấp và 6.8% các bà mẹ cho rằng bệnh lây qua đường lây truyền từ mẹ sang con. Những trường hợp nhận thức này rơi vào các bà mẹ có trình độ văn hóa thấp.

4.2.3 Sự hiểu biết của bà mẹ về triệu chứng của trẻ mắc bệnh tiêu chảy:

Qua bảng thống kê 3.2.3 3.2.3.1,ta nhận thấy 100% các bà mẹ đều nhận ra dấu hiệu cơ bản của bệnh tiêu chảy: nôn ói, tiêu chảy phân lỏng, toàn nước, hoặc đi phân sống. Tiếp đến dấu hiệu trẻ khát nước chiếm 79,3%, sốt, mệt mỏi, khuôn mặt bé xanh xao và kéo theo triệu chứng đổ mồ hôi lạnh (55.1%).

Nhận ra dấu hiệu của bệnh là yếu tố quyết định cho sự thành công chăm sóc sức khỏe. Trình độ của các bà mẹ là một trong những yếu tố quyết định nhận diện ra bệnh của con trẻ và có thể đưa ra quyết định kịp thời để chữa trị chăm sóc cho trẻ và hạn chế gây ra suy dinh dưỡng, tử vong cho trẻ khi trẻ bị bệnh tiêu chảy.

Các bà mẹ trình độ ĐH, CĐ biết nhiều về dấu hiệu của bệnh tương đối đầy đủ hơn với các bà mẹ có trình độ thấp hơn: đi cầu phân máu mủ (81.3%, ), vàng da (68.8)%. Trong khi đó, các bà mẹ có trình độ văn hóa từ tiểu học đến trung học cơ sở nhận ra dấu hiệu phân có máu mủ là 23.2%, vàng da là 20.3%. Còn các bà mẹ trình độ trung học phổ thông lần lượt là 31.9% và 34.1%.

Qua bảng 3.2.4 và bảng 4.2.4.1, ta thấy tỉ lệ bà mẹ biết cho con uống nước và bú bình thường là 64.2% và 70.5%. Kết quả này gần bằng kết quả nghiên cứu của Bác sĩ Tu Thiện Mẫn tỉ lệ các bà mẹ tiếp tục cho con bú bình thường là 76.75%.

Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy có sự phân hóa giữa trình độ và xử trí của bà mẹ khi có con bị tiêu chảy. Đặt biệt là các bà mẹ có trình độ tiểu học và trung học cơ sở tiếp tục cho ăn uống các loại trái cây, nước có ga chiếm tỉ lệ cao (40.6%), trong khi đó các bà mẹ của bệnh nhi trình độ trung học phổ thông là 19.8% và các bà mẹ của bệnh nhi có trình độ ĐH, CĐ là 0%. Đây là sự nhận thức ăn uống của các bà mẹ không có lợi cho sức khỏe của trẻ khi trẻ bị bệnh tiêu chảy.

Bênh cạnh đó, bảng 4.2.4.1, ta nhận thấy các bà mẹ xử trí bệnh tiêu chảy của con mình bằng cách cho uống thuốc tự có (38.1%). Theo Tổ chức Y tế Thế gới, việc lạm dụng thuốc tiêu chảy cho trẻ từ 5 tuổi trở xuống sẽ gây chậm trễ liệu pháp bù dịch bằng đường uống, làm tăng nguy cơ trầm trọng bệnh của trẻ khi bệnh kéo dài ở nhà và gây ra lãng phí tiền của. Kết quả khảo sát của chúng tôi có tỉ lệ tương đương với kết quả báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới việc dùng thuốc bệnh tiêu chảy của các bà mẹ ở các nước đang phát triển Bangladesh, Myanmar, Sri Lanka… với tỉ lệ (22-68%). Như vậy đây cũng là một biện pháp xử trí của các bà mẹ có hại cho sức khỏe của con khi trẻ bị bệnh tiêu chảy.

4.2.5. Hiểu biết của bà mẹ pha dung dịch bù nước bằng đường uống và cáchcho trẻ uống: cho trẻ uống:

Các dung dịch bù nước như Osesol, Hydrit rất có lợi để bù nước và điện giải bằng đường uống khi tiêu chảy. Tuy nhiên để đạt được hiểu quả cao trong bù nước cho trẻ khi bị tiêu chảy thì người mẹ biết cách pha và cho con uống.

Kết quả chúng tôi khảo sát thì tỉ lệ các bà mẹ có biết cách pha các dung dịch bù nước bằng đường uống và cách uống cho trẻ là rất thấp 11.9%, biết một ít (biết còn hạn chế) là 44.9%, không biết là 43.2%.

Bên cạnh đó, qua biểu đồ 3.2.5.1; 3.2.5.2; 3.2.5.3, chúng tôi nhận thấy có sự phân hóa giữa trình độ và hiểu biết cách pha dung dịch bù nước bằng đường uống và cách cho uống giữa các bà mẹ. Các bà mẹ có trình độ ĐH, CĐ biết cách pha các

dung dịch bù nước cao (43.75%), biết một ít với tỉ lệ 56.25%. Trong khi đó các bà mẹ trình độ trung học phổ thông biết cách pha các dung dịch bù nước là 14.3%, biết một ít với tỉ lệ 46.1%, không biết là 39.6%. Các bà mẹ trình độ tiểu học và trung học cở sở biết cách pha các dung dịch bù nước lại rất thấp là 2.9%, không biết là 58%.

4.2.6. Chế độ ăn uống của trẻ bị tiêu chảy:

Việc hiểu biết của các bà mẹ về cách cho trẻ ăn uống sẽ giúp cho trẻ bị tiêu chảy mau chóng phục hồi sức khoẻ. Những bà mẹ không cho con ăn tăng cường sau tiêu chảy thường cho rằng trẻ mới bị tiêu chảy đường ruột còn yếu nên chỉ cho ăn bình thường, không nên bồi bổ quá, trẻ dễ bị tiêu chảy trở lại. Do đó, qua bảng 3.2.6, cho thấy các bà mẹ cho trẻ ăn có sự khác nhau 48.9% các bà mẹ cho con ăn các thức ăn lỏng dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng; 61.9% các bà mẹ cho ăn cháo gạo rang, 61.4% các bà mẹ cho con uống nước bù dịch.

Qua bảng 3.2.6, có 27.3% các bà mẹ không cho con ăn uống vì sợ trẻ sẽ bị tiêu chảy nặng thêm. Theo Lê Hồng Phúc (Bến Tre) tỷ lệ bà mẹ cho trẻ ăn kiêng là 33,4% . Đây là nhận có sự sai lệch, bởi khi trẻ bị tiêu chảy, trẻ không những mất nhiều nước mà chất dinh dưỡng cũng bị mất do bài tiết theo phân, sức khỏe của trẻ cũng giảm, chính vì thế ta cần phải bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hiểu biết của các bà mẹ về bệnh tiêu chảy ở trẻ em tại khoa nhi nhiễm, trung tâm y tế vạn ninh (Trang 37 - 40)