quả của giáo dục KH&CN
Thông tin cơ sở
Đánh giá việc học tập là bộ phận cấu thành trong quá trình học tập. Cách thức nó diễn ra như thế nào có ý nghĩa rất quan trọng đối với hiệu quả của toàn bộ quá trình dạy và học. Trong bản thân quá trình học tập, nó thường được coi như là việc đánh giá hình thành (Formative Assessment). Mục đích của việc đánh giá đó là giúp học sinh nhận thức được điều mà họ coi là đã tiếp thu được ở lớp học và cho họ thấy mức độ tiếp thu của họ có tốt không. Khi kết thúc một thời kỳ dạy học kéo dài, thường có sự đánh giá để tổng kết toàn bộ việc học tập của thời kỳ đó. Đây là Đánh giá tổng kết (Summative Assessment). Đôi khi nguồn gốc của việc đánh giá tổng kết như vậy xuất phát từ một hệ thống rộng hơn, vượt ra ngoài khung khổ thầy giáo hoặc trường học, và nó có thể được dùng để chứng nhận cho học sinh về những năng lực tương lai để học tiếp ở cấp cao hơn hoặc để học nghề. Mặc dù việc đánh giá hình thành phải luôn luôn phục vụ mục đích cải thiện việc học tập của học sinh, nhưng nó có thể có nhữngảnh hưởng thành công hoặc thất bại mà những đánh giá tổng kết thường khẳng định điều đó. Để tránh những ảnh hưởng như vậy, các thầy giáo cần phải làm việc với học sinh để cho sự tự đánh giá trở thành một bộ phận trong hành trang học tập của học sinh.
Có vô số phương cách đánh giá hình thành, nhưng các giáo viên lại chỉ biết rất ít trong số đó. Do vậy, các cuộc hội nghị để tăng cường kỹ năng và sự tự tin của họ trong việc chia sẻ những công cụ đánh giá này phải là một bộ phận cần làm thường xuyên trong việc phát triển chuyên môn của giáo viên.
Ở rất nhiều quốc gia (mặc dù một số quốc gia vẫn tiếp tục phản đối), phương cách đánh giá việc học tập ở nhà trường chỉ đơn giản là để học sinh chọn lựa các môn thi mà đã có sẵn các loại câu hỏi. Những ngân hàng câu hỏi này, sau khi được phát triển, có sự hấp dẫn vì chúng tương đối rẻ để quản trị, đặc biệt là với việc cho điểm bằng máy khi có một số lượng lớn học sinh tham dự. Các câu hỏi thi phần lớn đều thích hợp để kiểm tra mức độ kiến thức mà học sinh có thể nhớ lại, còn các mức áp dụng kiến thức đó đều thấp. Tuy nhiên, chúng rất hạn chế về mức độ mà chúng có thể theo dõi những khía cạnh quan trọng khác của việc học tập KH&CN đãđược dự kiến trong chương trình giảng dạy. Ví dụ, chúng không thể phản ánh mức độ tự tin và chính xác của việc thực hiện các nghiên cứu khoa học thực tiễn. Chúng không thể dễ dàng đánh giá khả năng phát triển khái niệm khoa học của học sinh. Chúng không thể chỉ ra khả năng người học sinh có thể đề xuất ra những cách giải thích đối với hiện tượng khoa học hay lập luận cách thức đạt tới kết luận cho trường hợp đó. Chúng cóứng dụng rất hạn chế để đo tiến độ quan tâm của học sinh đối với khoa học. Mặt khác, các giáo viên đãđịnh vị tốt hơn để thực hiện những đánh giá như vậy. Tương ứng, điều
quan trọng nhất là các giáo viên phải được hỗ trợ để chấp nhận rằng sự đánh giá với tất cả tính đa dạng của nó đều là cấu phần đối với vai trò như một giáo viên.
Việc sử dụng các môn thi có nhiều lựa chọn này đãđược gia tăng thêm bởi áp lực ngày càng tăng đối với các tiêu chuẩn toàn quốc cho việc học tập khoa học ở toàn bộ tầng lớp học sinh.Ở một vài trường hợp, việc sử dụng này xem ra thể hiện về trách nhiệm giải trình của các giáo viên và nhà trường nhiều hơn là về việc cung cấp các chỉ số để cải thiện bản thân công tác dạy và học. Việc sử dụng những hình thức thi cử này, như một phương cách đánh giá chủ đạo trong các công trình nghiên cứu so sánh lớn, mang tính xuyên quốc gia về học tập KH&CN, chẳng hạn như TIMSS và PISA, đã xuất hiện để đem lại cho chúng độ tin cậy. Năm 2006, Dự án PISA đã sử dụng mới những đề thi đã lựa chọn phức hợp để giúp kỳ thi đánh giá được việc học tập ở phạm vi rộng hơn. Dự án PISA cũng giúp sử dụng nhiều hơn các đề thi ứng phó tự do, tạo khả năng cho các câu hỏi có trên một câu trả lời và chúng cho phép khai thác phần nào đó việc suy luận nằm sau câu trả lời.
Cho dù các mục đích của chương trình giảng dạy (xem mục A) đối với giáo dục KH&CN có như thế nào, thì điều hết sức quan trọng là chúng phải được củng cố bởi cả hình thức đánh giá hình thành lẫn đánh giá tổng kết, là những biện pháp được sử dụng trong thực tiễn để đánh giá. Sự phù hợp như vậy giữa các mục đích và ýđồ với phương tiện kiểm tra thành tựu của chúng được gọi là Đánh giá xác thực (Authentic Assessment). Ngay cả đối với những mục đích hoặc mục tiêu khiêm tốn nhất, vẫn sẽ phải cần đến một số phương cách đánh giá khác nhau để nhận được tính xác thực.
Khuyến nghị
I.1. Các nhà hoạch định chính sách cần phải cân nhắc để làm sao các ý đồ của chươngtrình giảng dạy KH&CN đối với việc học tập của học sinh có thể được đánh giá xác thực trình giảng dạy KH&CN đối với việc học tập của học sinh có thể được đánh giá xác thực hơn, cả ở trong phạm vi trường học lẫn bên ngoài, nhờ sử dụng các công cụ đánh giá đa dạng hơn.
Kỳ vọng
Nhiều học sinh hơn sẽ tìm thấy những khía cạnh học tập KH&CN mà họ đã thành công. Những nỗ lực của các giáo viên sẽ được phản ánh nhiều hơn trong việc học tập của học sinh. Sẽ khích lệ các mức học sâu hơn đối với các ý tưởng quan trọng hơn.
Các yêu cầu
Các giáo viên, các nhà phát triển chương trình giảng dạy, các ban đánh giá sẽ phải quen thuộc hơn và tự tin hơn về những điểm mạnh và hạn chế của các công cụ đánh giá khác nhau có được đối với việc học tập KH&CN, đây có lẽ là biện pháp phát triển chuyên môn hiệu quả nhất đối với giáo viên.
Các chi phí tăng cao liên quan đến đánh giá đáng tin cậy sẽ cần được xem xét so sánh với các lợi ích đối với từng học học và cho toàn xã hội nói chung mà việc đsnh giá chính xác trong giảng dạy khoa học mang lại.
Việc điều hòa các đánh giá nội bộ của giáo viên khác về khoa học có thể sẽ đem lại sự phát triển chuyên môn hiệu quả mà các giáo viên khoa học có được.