1, Đặc trưng của thị trừơng lao động Việt Nam và trình độ lao động:
Theo các chuyên gia về nhân lực, nguồn nhân lự ở Việt Nam rất dồi dào, nhưng thiếu trầm trọng về chất lượng. Theo điều tra của tổng lien đoàn lao động Việt Nam, công nhân lao động trong cả nước có trình độ tiểu học chiếm 3,7%; THCS chiếm 14,7%; THPT 76,6%; trung học chuyên nghiệp và cao đẳng là 13,8% và đại học là 13,2%
Lao động Việt Nam được đánh giá là khéo léo, thong minh, sang tạo, tiếp thu nhanh những kĩ thuật hiện đại được chuyển giao từ bên ngoài nhưng thiếu tính chuyên nghiệp. Theo đánh giá chung, trình độ tay nghề, kĩ năng nghề nghiệp của lao động còn thấp, ý thức kỉ luật, tác phong công nghiệp, năng suất lao động chưa đáp ứng yêu cầu.
Việt Nam có khoảng 45 triệu người trong độ tuổi lao động thì lực lượng lao động phổ thông luôn là đối tượng tuyển nhiều nhất trên thị trương lao động. Đây là đội ngũ lao động chủ yếu trong các doanh nghiệp sản xuất hãng công nghiệp theo dây chuyền.
2, Cầu về lao động của doanh nghiệp hiện nay
Trên thị trường lao động hiện tại, nguồn nhân lực cao cấp và công nhân có tay nghề luôn là quan tâm của các nhà tuyển dụng. Thị trường đang rất cầu các chuyên gia về quản trị kinh doanh, lập trình viên, kĩ thuật viên, các nhà quản lý trung gian hiểu biết về tài chính và tiếp thị với yêu cầu cơ bản về Tiếng Anh, những công nhân có tay nghề cao và ham học hỏi. Tuy nhiên nguồn cung cấp nguồn lao động có chất lượng trên thị trường còn hạn chế.
Danh mục tài liệu tham khảo
1,Giáo trình kinh tế học vi mô_NXB Giáo dục 2, Kinh tế học vi mô_David Begg
3,Bài tập cơ bản kinh tế vi mô _Vũ Thị Minh Phương_ Trường ĐH Thương Mại 4,Bài tập thực hành kinh tế vi mô_ Nguyễn Văn Dần_ĐH kinh tế Quốc dân