9. Chọn và kiểm tra áptômát:
6.3. Chọn độ rọi cho các bộ phận:
Độ rọi là một độ quang thông mà mặt phẳng được chiếu nhận được từ nguồn sáng ký hiệu là Emin. Tuỳ theo tính chất của công việc, yêu cầu đảm bảo sức khoẻ cho người làm việc, khả năng cấp điện mà nhà nước có các tiêu chuẩn về độ rọi cho các công việc khác nhau, do vậy ta phải căn cứ vào tính chất công việc của từng bộ phận có trong phân xưởng sửa chữa cơ khí để chọn được độ rọi thích hợp.
Tính chất công việc của các bộ phận trong phân xưởng sửa chữa cơ khí:
Phần lớn tính chất công việc của phân xưởng sửa chữa cơ khí là cần độ chính xác vừa như các máy công cụ gia công chi tiết, lắp ráp và các phòng làm việc, thử nghiệm, và phòng kiểm tra có yêu cầu về độ rọi tương đối cao.
Phần còn lại là các kho chứa và thành phẩm chỉ yêu cầu mức chiếu sáng thấp đủ để vận chuyển và đi lại, phân biệt mầu sắc của vật liệu
Chọn độ rọi: Qua phân tích tính chất công việc của phân xưởng ta tra bảng (5.3) TL2 trang 135 và được độ rọi cho phân xưởng sửa chữa cơ khí có:Emin=30lx(tương ứng với nhu cầu chiếu sáng chung cho toàn phân xưởng).
6.4.Tính toán chiếu sáng:
Các phương pháp tính:
- Phương pháp hệ số sử dụng:Phương pháp này dùng để tính toán chiếu sáng chung, thường dùng để tính chiếu sáng cho các phân xưởng có diện tích lớn hơn 10 m2, không thích dụng để tính chiếu sáng cục bộ và chiếu sáng ngoài trời.
- Phương pháp tính từng điểm: Dùng để tính chiếu sáng cho các phân xưởng có yêu cầu quan trọng và khi tính không quan tâm đến hệ số phản xạ.
- Phương pháp tính gần đúng: phương pháp này thích hợp để tính chiếu sáng cho các phong nhỏ hoặc chỉ số phòng nhỏ hơn 0,5; yêu cầu tính toán không cần chính xác lắm
Vì ta chọn hệ thống chiếu sáng là chiếu sáng chung nên để tính toán chiếu sáng cho phân xưởng ta dùng phương pháp hệ số sử dụng.