Những hạn chế còn tồn tại:

Một phần của tài liệu Kế toán vốn bằng tiền ở Xí nghiệp sản xuất hàng may Xuất khẩu Giáp Bát (Trang 41 - 43)

CHỨNG TỪ GHI SỔ

2.1.2. Những hạn chế còn tồn tại:

2.1.2.1. Về công tác kế toán:

- Về phương thức giao khoán: Bên cạnh những ưu điểm như đã nêu, phương thức khoán gon còn có một điểm hạn chế rât lớn đó là vấn đề tiêu cực trong quá trình thi công công trình. Các chủ công trình, sau khi nhận khoán có thể tìm cách để rút ruột công trình bằng nhiều cách, từ đó làm giảm chất lượng công trình, gây mất uy tín cho xí nghiệp, mặt khác làm tăng chi phí phát sinh, từ đó tăng giá thành công trình so với dự toán ban đầu, giảm hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp. Hoặc các đội có sáng tạo, tìm ra các giải pháp giảm chi phí nhưng không trình bày trên các báo cáo mà vẫn giưc nguyên gía thành như trong giá nhận thầu, từ đó hưởng chênh lệch.

- Về quá trình luân chuyển chứng từ: Như đã trình bày ở phần 1 của chuyên đề, cuối tháng các đội thi công có trách nhiệm hoàn chứng từ cho ban tài chính kế toán để tiến hành tập hợp chi phí và tính toán giá thành theo quy định. Trên thực tế, điều này khiến khối lượng công việc của kế toán vào cuối tháng nhiều lên, việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh cũng gặp nhiều khó khăn.

2.1.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Theo quy định của xí nghiệp, đơn giá nhân công được quy định rõ trong bản hợp đồng giao khoán, do đó có sự khác nhau giữa tiền lương mà công nhân được hưởng trong mỗi công trình, mỗi đội xây dựng. Hơn nữa, số lượng công nhân của các đội lại khác nhau, lại bao gồm cả lao động dài hạn và lao động thời vụ nên khối lượng công việc của kế toán tiền lương là lớn và thường bị dồn về cuối tháng, khi các đội nộp chứng từ có liên quan như bảng chấm công…

Bên cạnh đó, việc hạch toán lương phải trả cho công nhân thuê ngoài vào TK 335 là chưa hợp lý. Tuy việc này không ảnh hưởng tới khoản mục chi

phí NCTT nhưng sẽ khiến công tác kế toán phức tạp và không phù hợp với quy định chung.

2.1.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công:

Việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công hiện nay tại Công ty chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Thứ nhất là do đây cũng là một điểm có nhiều chỉnh sửa trong chế độ kế toán mới nhất của Bộ tài chính nên kế toán của Công ty mặc dù đã có sự điều chỉnh nhưng chưa thống nhất hoàn toàn. Mặt khác, có một số khoản chi phí lẽ ra phải hạch toán vào TK 623 thì xí nghiệp lại hạch toán vào những khoản mục chi phí khác. Tuy tổng giá thành vẫn không đổi nhưng nó làm giảm độ chính xác trong việc tính toán từng khoản mục chi phí.

2.1.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung:

Hiện nay, tại Công ty vẫn chưa có sự tách biệt trong việc phân chia chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định để phục vụ cho công tác kế toán quản trị. Đây cũng là một hạn chế hiện nay của bộ máy kế toan xí nghiệp. Trong bối cảnh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn biến phức tạp như hiện nay thì việc không có một hệ thống kế toán quản trị hiệu quả là một hạn chế rất lớn của Công ty .

Bên cạnh đó, Công ty vẫn giữ nguyên phương pháp trích BHYT, BHXH theo lương chính còn KPCĐ theo lương khoán như trước là không phù hợp. Ngoài ra, căn cứ để trích trước chi phí cũng không hợp lý đối với những công trình do Công ty quản lý chứ không tiến hành giao khoán như hầu hết các công trình khác.

1.2.2.5 Phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang:

Theo công thức đã nêu thì xí nghiệp tính giá trị sản phẩm dở dang theo giá dự toán của công trình mà không tiến hành các hoạt động kiểm kê, đánh giá giá trị, khối lượng công việc hoàn thành thực tế là thiếu chính xác.

2.1.2.6 Kế toán tính giá thành sản phẩm:

Công tác tính giá thành sản phẩm là rất quan trọng và phụ thuộc nhiều vào các nội dung hạch toán đã nêu ở trên. Do đó, những hạn chế trên sẽ dẫn đến giá thành tính ra là thiếu chính xác. Vì vậy, hoàn thiện các hạn chế trên sẽ giúp kế toán tính toán giá thành sản phẩm xây lắp một cách hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Kế toán vốn bằng tiền ở Xí nghiệp sản xuất hàng may Xuất khẩu Giáp Bát (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w