Những mặt chưa làm được

Một phần của tài liệu Những lễ hội, làng nghề ở Bắc Ninh & những điều kiện để phát triển du lịch lễ hội làng nghề ở Bắc Ninh (Trang 39 - 45)

- Nhận thức về Du lịch tuy có chuyển biến nhưng chưa đầy đủ và nhất quán -Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về Du lịch số lượng chưa tương xứng với nhiệm vụ và yêu cầu trong giai đoạn mới, trình độ chuyên môn không phải chuyên ngành nên chưa phát huy được vai trò, vị trí của mình. Năng lực kinh doanh của các cơ sở còn hạn chế do vốn thấp, quy mô nhỏ, mang tính tự phát.

- Chất lượng sản phẩm Du lịch thấp, loại hình chưa phong phú, độc đáo mang bản sắc riêng của Kinh Bắc. Hiệu quả kinh doanh mang lại không cao.Các khu Du lịchđã được lập dự án nhưng chưa thực hiện được. ?

- Đội ngũ CB -CNVLĐ kinh doanh còn mỏng và yếu về nghiệp vụ. Hầu như không được đào tạo chuyên ngành.

- Hoạt động Du lịch chưa được đầu tư đúng mứctheo yêu cầu phát triển - Du lịch Bắc Ninh Tuy có nhịp độ tăng trưởng khá nhưng các chỉ tiêu tuyệt đối về phát triển Du lịch còn ở mức thấp so với các tỉnh lân cận, trong vùng và so với cả nước” ( Thông Tin Quy Hoạch - Bắc Ninh Portal - www_bacninh_gov_vn.ht)

III.Một số đề xuất để phát triển du lịch ở Bắc Ninh

Một là: cần có một đề án quy hoạch phát triển du lịch lễ hội gắn với làng nghề. Trong đó, cần tham khảo ý kiến chuyên gia, tư vấn quốc tế, chuyên gia văn hóa, du lịch. Dựa vào những làng nghề đã thành thương hiệu, khả năng kết nối trở thành những tour liên hoàn, có lộ trình phù hợp, mở rộng từng bước, đồng bộ, không nên khai thác tràn lan dẫn đến sự đầu tư không đúng hướng, dẫn tới lãng phí mà không hiệu quả.

Hai là: bên cạnh sự đầu tư cho chất lượng sản phẩm thì vấn đề môi trường văn minh du lịch phải được quan tâm. Nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật đồng bộ, thuận tiện, phù hợp với cảnh quan, hệ thống xử lý chất thải, chống ô nhiễm môi trường là điều kiện không thể thiếu. Ở loại hình du lịch này, phát triển bền vững, gắn với cộng đồng.

Ba là:để hấp dẫn khách du lịch, việc tổ chức những điểm trình diễn, ít nhất mỗi loại hình sản phẩm, mỗi nghề có một điểm liên hoàn từ sản xuất đến bán hàng và có địa điểm cho khách làm thử, mua hàng lưu niệm...

Bốn: là loại hình du lịch văn hóa, những giá trị văn hóa lại ẩn chứa sâu lắng, thể hiện rất tinh tế bên trong vật phẩm, du lịch làng nghề rất cần một

lớp hướng dẫn viên có nghề, hiểu văn hóa, điển tích, đặc biệt là thông thạo ngoại ngữ. Đào tạo, bồi dưỡng một thế hệ thuyết minh viên địa phương yêu nghề, yêu ngành, lựa chọn từ các trường phổ thông, kết hợp với việc tăng cường liên kết với các hãng lữ hành đầu bảng trong nước và quốc tế là một việc làm hết sức cần thiết.

Năm:một điều cần quan tâm là các nghệ nhân ở các làng nghề. Đây là "tài sản" vô giá của mỗi làng nghề. Cần có chính sách thích hợp trong việc duy trì và truyền nghề cho lớp trẻ thông qua các lớp tập huấn, mở lớp dạy nghề tại địa phương. Nên có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các nghệ nhân, các làng nghề tham gia các hội chợ, sự kiện xúc tiến, quảng bá sản phẩm ở các điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước.

Trên cơ sở chủ động về quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển của tỉnh, ngành du lịch nên đặt du lịch làng nghề thành một chương trình ưu tiên trong Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch, trước hết là về định hướng quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, quảng bá, đưa công nghệ tin học vào quản lý, xúc tiến du lịch lễ hội làng nghề, đến việc tìm kiếm, chắp nối, giới thiệu các đối tác, chuyên gia tư vấn, các dự án quốc tế để phát triển du lịch làng nghề bền vững và hiệu quả.

Sáu là: vấn đề nữa là thương hiệu của làng nghề. Các sản phẩm làng nghề rất cần có các hội nghị quốc tế để giới thiệu thương hiệu lên tầm quốc tế. Trong đó, việc kết hợp giữa truyền thống với hiện đại và mạng Internet đóng vai trò quan trọng. Trước khi tìm đến điểm du lịch làng nghề nào đó, du khách có thể tìm hiểu qua Internet để biết được những sản phẩm làng nghề nơi mình sắp đặt chân, kích thích sự tò mò của du khách. Không chỉ thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm sản phẩm độc đáo địa phương để sử dụng và làm quà, du khách còn có thể tìm kiếm cơ hội đầu tư ngay tại làng nghề thông qua những thông tin được giới thiệu trên trang web.

Bên cạnh đó, sự đổi mới là cần thiết, thậm chí mang tính quyết định sự tồn tại của mỗi làng nghề, nhưng không nên làm mất đi những giá trị truyền thống vốn là điểm hấp dẫn khách du lịch. Điều quan trọng nhất là phải nắm bắt được thị hiếu, gu của từng thị trường để có những sản phẩm phù hợp. Có thể thông qua kênh điều tra xã hội ở các điểm trưng bày sản phẩm làng nghề để tạo diễn đàn mở cho du khách cung cấp ý tưởng hay cho làng nghề. Đây có thể coi là kênh khá quan trọng cho làng nghề trong định hướng phát triển...

Bẩy: vấn đề nữa là văn hóa ứng xử của người làng nghề. Lâu nay, người làng nghề thường chỉ chú tâm đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chưa được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong hoạt động du lịch. Đối với khách du lịch, họ thường có thái độ xa lạ, thờ ơ khiến du khách e ngại. Do vậy, bên cạnh việc sản xuất sản phẩm, người làng nghề cần có sự cởi mở, trân trọng, thân thiện với du khách. Hơn nữa, không gian sản xuất cũng cần được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, nhằm tạo thiện cảm với khách. Cùng với đó là xây dựng các điểm nhà lưu niệm truyền thống của làng nghề để trưng bày các ấn phẩm về lịch sử làng nghề bằng 2 ngôn ngữ: Tiếng Việt và tiếng Anh, các mẫu hàng cơ bản, sản phẩm đoạt giải, các hoạt động văn hóa - xã hội của làng nghề... để du khách thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu. Bên cạnh đó, sự phối kết hợp giữa chính quyền với các doanh nghiệp, các tổ chức có tiềm lực ở địa phương và sự liên kết, hỗ trợ giữa các hộ làm nghề nhằm tạo sức mạnh tổng hợp cho du lịch làng nghề cũng là yếu tố vô cùng cần thiết để tạo nên hiệu quả như mong muốn.

Tám: rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển làng nghề, gắn quy hoạch làng nghề với những điểm du lịch văn hóa, du lịch tự nhiên của tỉnh và những địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội để đa dạng hóa lịch trình, tạo ra những tuor hấp dẫn và có sức cạnh tranh cao.

Chín :riêng đối với những khu di tích thì việc tu bổ và tôn tạo cần đứng có những “chuyên gia văn hóa” và cần có sự tham gia của sở du lịch và thương mại. Và các khu di tích này phải trực thuộc quản lý trực tiếp trước tiên phải là của sở văn hóa sau mới đến chính quyền địa phương (có một thực tế vô lý đó là chính quyền địa phương không hề có chuyên môn nhưng lại đang là người quản lý các khu di tích và tham gia tu sửa chính). Các lễ hội diễn ra phải có sự quản lý tổ chức cũng trước hết là của ngành văn hóa , song rồi mới tới chính quyền địa phương( chính quyền địa phương co vai trò quản lý ở góc độ hành chính,an ninh..). Khôi phục một số lễ hội đã bị mai một.

Mười một vấn đề cực kỳ quan trọng đó là giáo dục cho chính người dân nơi đây, đặc biệt là giới trẻ tự hào về “nền văn hóa kinh bắc” của mình thông qua hiểu hơn về các di tích, ý nghĩa xủa các lễ hội của quê hương mình . Thiết nghĩ môn “văn hóa” có lẽ cần đưa vào một môn học chính cua học sinh ngay từ khi học phổ thông. Và trong giờ dạy hát đầu tiên của của học sinh tiểu học nên chăng là một điệu quan họ…

Tài lệu tham khảo

Các website:

Bao Dien tu Dang Cong san Viet Nam.htm

Bắc Ninh Portal - www_bacninh_gov_vn.htm

Trang tin điện tử của Ủy ban Dân tộc - Phiên bản thử nghiệm - Khôi phục và phát triển làng nghề, một giải pháp xóa đói giảm nghèo và xây dựng làng văn hóa.htm

Tạp chí hoạt động khoa học.htm

Portal Bộ Khoa học & Công nghệ - Tỉnh Bắc Ninh.htm

nIndex.htm

Bắc Ninh Portal - www_bacninh_gov_vn.htm

Welcome to M_O_I.htm http://vi.wikipedia.org/wiki

Và : giáo trình môn học :

 Kinh tế du lịch NXB: Đại học Kinh Tế Quốc Dân- TS Trần Minh Hòa

 Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam- Nhà xuất bản : Tổng hợp Thành phố: Hồ Chí Minh –

GS. VS Trần Ngọc Thêm Bài Giảng:

 TS Trần Minh Hòa

Phần mở đầu

Một phần của tài liệu Những lễ hội, làng nghề ở Bắc Ninh & những điều kiện để phát triển du lịch lễ hội làng nghề ở Bắc Ninh (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w