Phương pháp khử trùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty VMMP (sản xuất khuôn và sản phẩm kim loại VINA) công suất 30m3 ngày.đêm (Trang 33 - 34)

e) Bể Aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh

3.5. Phương pháp khử trùng

Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 105 – 106 vi khuẩn trong 1ml. Hầu hết các loại vi khuẩn có trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh, nhưng không loại trừ khả năng tồn tại một vài loàivi khuẩn gây bệnh nào trong nước thải ra nguồn nước cấp, hồ bơi, hồ nuôi cá thì khả năng truyền bệnh sẽ rất cao, do đó phải có biện pháp tiệt trùng nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Các biện pháp tiệt trùng nước thải phổ biến nhất hiện nay là:

- Dùng clo hơi qua thiết bị định lượng clo.

- Dùng hypocorit canxi dạng bột -Ca(ClO)2 hoà tan trong thùng dung dịch 3 – 5% rồi định lượng vào bể tiếp xúc.

- Dùng hypocorit natri, nước zavel NaClO

- Dùng ozon, ozon được sản xuất từ không khí do máy tạo ozon đặt trong nhà máy xử lý nước thải. Ozon sản xuất ra được dẫn ngay vào bể hoà tan và tiếp xúc.

Từ trước đến nay, khi tiệt trùng nước thải hay dùng clo hơi và các hợp chất của clo vì clo là hoá chất được các ngành công nghiệp dùng nhiều, có sẵn trên thị trường, giá thành chấp nhận được, hiệu quả khử trùng cao. Nhưng hiện nay, các nhà khoa học đang khuyến cáo hạn chế dùng clo để tiệt trùng nước thải vì:

- Lượng clo dư 0.5mg/l trong nước thải để đảm bảo sự an toàn và ổn định cho quá trình tiệt trùng sẽ gây hại đến cá và các vi sinh vật có ích khác. - Clo kết hợp với hydrocacbon thành hợp chất có hại cho môi trường

Trong xử lý nươc thải, công đoạn khử khuẩn thường được đặt ở cuối quá trình, trước khi làm sạch nước triệt để và chuẩn bị đổ vào nguồn tiếp nhận.

Chương 4:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty VMMP (sản xuất khuôn và sản phẩm kim loại VINA) công suất 30m3 ngày.đêm (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w