- Các yếu tố liên quan
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.4. Liên quan việc thực hành xử lý phân hợp lý
Phân người cần phải đổ vào nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh cần được giữ gìn sạch sẽ. Phân súc vật được để ở nơi cách xa nhà, đường đi lại và nơi trẻ em nô đùa. Nếu không thể sử dụng nhà vệ sinh hoặc nhà xí thì chúng ta nên đi vệ sinh ở những nơi cách xa chỗ ở, xa đường đi lại và xa khu vực trẻ em vui chơi. Phân cần được vùi xuống đất ngay lập tức.
Tất cả các loại phân bao gồm cả phân trẻ em đều mang theo vi trùng nguy hiểm. Nếu trẻ em đi vệ sinh mà không sử dụng nhà vệ sinh hoặc hố xí thì cần phải dọn ngay và đổ phân vào nhà vệ sinh, hố xí hoặc vùi ngay xuống đất. Cần phải cọ rửa nhà vệ sinh thường xuyên. Hố xí cần phải che đậy và nhà vệ sinh
cần phải xả nước. Do vậy, thực hành xử lý phân hợp lý sẽ hạn chế mức độ lây lan của bệnh tiêu chả. Qua bảng 3.19., cho thấy nhóm bà mẹ hiểu biết không đúng và thực hành xử lý phân không tốt thì trẻ có nguy cơ tiêu chảy cao gấp 3,89 lần ( OR = 3,89) so với trẻ con của nhóm bà mẹ hiểu đúng và xử lý phân không tốt.
4.3.5. Liên quan về trình độ học vấn của mẹ và bệnh tiêu chảy
Trình độ học vấn là kiến thức quan trọng giúp các bà mẹ hiểu biết bệnh tiêu chảy để từ đó có thái độ xử trí, cách phòng chống một cách đúng nhất. Qua bảng 3.20, cho thấy tỷ lệ các bà mẹ hiểu biết đủ về tiêu chảy tăng dần theo trình độ học vấn, trong đó bà mẹ có trình độ THPT chiếm tỷ lệ 45,6%. Các bà mẹ trình độ tiểu học có tỷ lệ không biết đủ chiếm cao nhất 81,9%. Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ các bà mẹ có trình độ dưới THCS chiếm tỷ lệ cao 77,4% (315/407), và THPT chiếm 22,6% (92/407). Đây là tín hiệu không thuận lợi để các bà mẹ có thể tiếp thu những kiến thức hiểu biết trong nhưng đợt sinh hoạt, tập huấn về phòng chống bệnh tiêu chảy do y tế địa phương phổ biến và tổ chức.
4.4.6. Liên quan giữa bệnh tiêu chảy và độ tuổi của mẹ
Qua bảng 3.21. chúng tôi nhận thấy hiểu biết của các bà mẹ tăng dần theo tuổi, trong đó các bà mẹ có tuổi > 30 có tỷ lệ hiểu biết đủ 41,2%. Trong 4 bà mẹ < 18 tuổi , tỷ lệ bà mẹ biết đủ chiếm 25%. Ngược lại tỷ lệ bà mẹ không hiểu biết về tiêu chảy giảm dần theo số tuổi. Kết quả này phần nào phản ảnh đúng thực trạng kinh nghiệm qua tuổi tác của các bà mẹ kết hợp với kiến thức hiểu biết về bệnh tiêu chảy của mình nên các bà mẹ có thái độ và quyết định đúng khi đưa con đi khám và điều trị tại bệnh viện khi trẻ bị tiêu chảy.
KẾT LUẬN
Qua phỏng vấn điều tra 407 bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, Sóc Trăng về bệnh tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi, và tìm hiểu kiến thức, hành vi và các yếu tố liên quan. Chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: