DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU Đề bà

Một phần của tài liệu ÔN tập THƠ HIỆN đại kì 2 (Trang 52 - 54)

II, Đọc hiểu văn bản 1) Những tín hiệu

A) DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU Đề bà

Đề bài

Mở đầu một bài thơ có câu: “ Bỗng nhận ra hương ổi”

1) Chép lại hai khổ thơ đầu bài thơ. Cho biết tên tác giả, văn bản?

2) Em hãy chỉ ra các biện pháp tu từ có trong khổ thơ em vừa chép và nêu tác dụng?

3) Có thể thay thế từ “phả” bằng từ “tỏa” được không?

4) Trong bài thơ có câu “ Sương chùng chình qua ngõ”. Từ “ chùng chình”gợi cho em nghĩ tới câu văn nào trong văn vản “ Bến quê”. Nêu sự giống và khác nhau về mặt nghĩa trong cách sử dụng từ đó?

5) Cả bài thơ có một dấu chấm ở kết bài. Em hiểu điều đó như thế nào?

6) Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hình ảnh “ đám mây mùa hạ” trong khổ thơ vừa chép( Sử dụng lời dẫn trực tiếp và thành phần biệt lập)

Gợi ý:

2) Biện pháp tu từ được sử dụng: * Trong khổ thơ đầu bài "Sang thu": - Biện pháp đảo ngữ:

+ Sử dụng động từ “bỗng” diễn tả sự bất ngờ, như một từ để thu hút tất cả các giác quan phải chú ý tới những dấu hiệu thu sang.

- Thủ pháp nhân hóa: “sương chùng chình qua ngõ” khiến cho hình ảnh những màn sương giống như cô gái mong manh, tinh khôi vẫn còn ngập ngừng trong từng bước đi của mình → Hình ảnh đẹp về nàng thu mơ mộng, thanh tao.

3)Không thể thay từ “phả” bằng từ “tỏa” bởi vì:

+ Từ “phả” nghĩa là bốc mạnh hoặc tỏa ra thành luồng - theo từ điển của Hoàng Phê) là động từ có sắc thái mạnh hơn động từ “tỏa” mới diễn tả được mùi vị của hương ổi chín đậm trong gió, mạnh mẽ choán lấy tâm trí của con người, mùi hương đó quyện thành luồng, hương thơm như sánh lại.

+ “Tỏa” sẽ gợi ra sự lan tỏa về mùi hương trong không gian, hương ổi sẽ không thể kích thích và gây được ấn tượng mạnh với người cảm nhận.

+ Tác giả muốn gây ấn tượng mạnh với người đọc về sự tập trung khi cảm nhận hương vị đặc trưng của mùa thu.

4) Liên tưởng đến câu văn : “ Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu?”

- Giống nhau: Đều là từ láy - Khác nhau:

+ Từ “ chùng chình” trong bài “ Sang thu”: Sương như cố tình chậm lại, chưa tan hết

+ Từ “ chùng chình” trong văn bản “ Bến quê”: Con người khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình trên cuộc đời

5) Cả bài thơ có một dấu chấm câu ở kết bài: Điều đó thể hiện sự nuối tiếc, liền mạch trong sự chuyển biến của đất trời sang thu từ mơ hồ đến rõ nét, từ hẹp sang rộng

Cảm xúc nuối tiếc của con người từ ngỡ ngàng, ngạc nhiên đến đắm say, suy tư trước những chuyển biến rất nhẹ nhàng, từ từ của cảnh vật lúc giao mùa.

6) Đoạn văn tham khảo:

Hình ảnh “đám mây mùa hạ” trong bài thơ “ Sang thu” của Hữu Thỉnh thật ấn tượng với hình ảnh đám mây lúc còn giăng mắc, vướng trên bầu trời. Hình ảnh “đám mây” vắt nửa mình sang thu được tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa thật đặc sắc, cho ta hình dung mây mỏng như dải lụa treo trên bầu trời. Hình ảnh “ đám mây” là danh giới vô hình nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu. Sự chia tay ấy thật lưu luyến, bâng khuâng không muốn dời xa. Hình ảnh “đám mây mùa hạ” cho ta thấy được sự cảm nhận tinh tế vừa khác lạ, vừa đẹp về mặt tạo hình, thể hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất, tâm hồn giao cảm với thiên nhiên. Chao ôi! Từ hình ảnh ấy, ta thấy được tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ thật trong treỏ và dịu êm biết bao.

Đề bài:

Một phần của tài liệu ÔN tập THƠ HIỆN đại kì 2 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w