0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Nhận xét đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GPS TRONG QUAN TRẮC BIẾN DẠNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM (TÓM TẮT) (Trang 27 -28 )

Trên cơ sở kết quả thực nghiệm thành lập và xử lý số liệu lưới cơ sở tại thuỷ điện Tuyên Quang trong 2 chu kỳ quan trắc có thể sơ bộ rút ra một số đánh giá như sau:

- Kết quả tính toán tọa độ lưới GPS trong quan trắc cho thấy sai số vị trí mặt bằng có thể đạt cỡ 3mm. Giá trị chuyển dịch của các điểm quan trắc đo bằng công nghệ GPS so sánh với kết quả đo mặt đất tại công trình thực nghiệm có độ lệch lớn nhất không vượt quá ±3mm. Như vậy, công nghệ GPS có thể được ứng dụng để quan trắc chuyển dịch của các công trình thủy điện với yêu cầu độ chính xác trung bình như đập đất đá, đập bê tông bản mặt.

- Kết quả thực nghiệm đã minh chứng cho tính đúng đắn của thuật toán và quy trình phân tích độ ổn định các điểm mốc cơ sở trong mạng lưới thành lập bằng công nghệ GPS được đưa ra trong mục 3.3 của luận án này.

- Quy trình tính toán xử lý số liệu đề xuất trong luận án có thể dễ dàng tự động hoá thông qua việc lập trình tính toán trên máy tính.

KẾT LUẬN

Từ những nghiên cứu, khảo sát lý thuyết và ứng dụng thực tiễn của công nghệ GPS trong quan trắc chuyển dịch ngang công trình thủy điện, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Công nghệ GPS có thể ứng dụng để xây dựng các mạng lưới khống chế trắc địa mặt bằng có độ chính xác cao. Vì vậy, nghiên cứu ứng dụng công nghệ này trong công tác quan trắc chuyển dịch ngang công trình thủy điện là cần thiết, giúp đạt được hiệu quả cả về kinh tế và kỹ thuật.

2. Trên cơ sở phân tích đặc điểm thành lập lưới quan trắc biến dạng công trình, trong luận án đã đề xuất và minh chứng tính ưu việt của mạng lưới GPS một cấp quan trắc chuyển dịch ngang công trình. Đề ra các biện pháp bảo đảm độ chính xác của việc định vị trong quá trình thi công lưới.

3. Về công tác tính toán xử lý số liệu, trong luận án đã xây dựng thuật toán, quy trình hợp lý để thực hiện công đoạn phân tích độ ổn định hệ thống điểm mốc GPS cơ sở và bình sai kết hợp các trị đo GPS với trị đo mặt đất.

4. Tác giả luận án đã thử nghiệm ứng dụng công nghệ GPS để quan trắc biến dạng tuyến đập nhà máy thủy điện Tuyên Quang với 2 chu kỳ. Kết quả đo đạc và xử lý số liệu mạng lưới quan trắc thử nghiệm đã minh chứng cho tính đúng đắn của các giải pháp kỹ thuật và thuật toán được đề xuất trong luận án, đồng thời chứng tỏ khả năng ứng dụng và tính hiệu quả của công nghệ GPS đối với công tác quan trắc biến dạng công trình thủy điện.

KIẾN NGHỊ

1. Trong Luận án mới chỉ thực nghiệm quan trắc chuyển dịch ngang tuyến đập thủy điện bằng phương thức quan trắc theo chu kỳ. Trong thời gian tới, cần tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS quan trắc biến dạng theo hướng liên tục để có thể theo dõi sự vận động của công trình, nhất là đối với những công trình đặc biệt nhạy cảm với các nguyên nhân gây biến dạng.

2. Trong Luận án cũng mới chỉ đề cập đến việc ứng dụng công nghệ GPS để quan trắc chuyển dịch ngang công trình thủy điện. Để phát huy tối đa hiệu quả của công nghệ GPS, cần tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ này để nâng cao hiệu quả quan trắc dịch chuyển công trình thủy điện theo chiều thẳng đứng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GPS TRONG QUAN TRẮC BIẾN DẠNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM (TÓM TẮT) (Trang 27 -28 )

×