Đối tượng/vật liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu mọt hại thóc giống tại kho vũ chính, thái bình; đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt gạo sitophilus oryzae linnaeus (Trang 32)

3.3.1. Đối tượng

- Mọt gạo Sitophilus oryzae (Linnaeus)

3.3.2. Vật liệu

- Các loại thóc giống bảo quản trong kho: BC15, Bắc thơm số 7, Thái

Xuyên 111, Nhị ưu 838, TBR225 - Dụng cụ nghiên cứu:

+ Rây côn trùng cỡ mắt sàng: 0,5; 1mm, đường kính sàng Ø 200 mm, khung sàng cao 50 mm, Xiên nobe lấy mẫu;

+ Túi đựng mẫu: Túi nilon, bút lông để bắt côn trùng;

+ Kính lúp soi nổi có độ phóng đại 70 lần, kính hiển vi thường;

+ Hộp nhựa nuôi sâu: Làm chất dẻo tổng hợp trong có chiều cao: 12cm x đường kính: 9cm, 20cm x 30 cm;

+ Đĩa petri thủy tinh 90 x 10 mm;

+ Giấy nẩy mầm, giấy thấm để thử chỉ tiêu nấm bệnh trên hạt giống; + Tủ sấy Memmert của Đức;

+ Phòng nẩy mầm, phòng nuôi cấy nấm bệnh; + Sổ ghi chép, ….

- Các loại kho bảo quản:

+ Kho lạnh: Nhiệt độ trong kho ≤150C, ẩm độ ≤50% có hệ thống hút ẩm và

máy lạnh sâu để đảm bảo nhiệt ẩm độ khi bảo quản thóc giống;

cao khoảng 1,2m thông thoáng hình vòm có tác dụng thông thoáng khí, khô ráo. Đổ mái bằng có hệ thống chống nóng, có máy hút ẩm;

+ Kho thường: Nhiệt độ ẩm độ trong kho gần với nhiệt dộ của môi trường. Có lợp mái tôn lạnh chống nóng và có hệ thống thoát khí.

Kho lạnh Kho Kỹ thuật

Kho thường

Hình 4.1. Các loại hình kho bảo quản tại Kho Vũ Chính, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều tra thành phần sâu mọt hại thóc giống bảo quản

3.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của mọt gạo

(Sitophilus oryzae Linnaeus)

3.4.3. Đánh giá hiệu lực của thuốc Phosphine đối với mọt gạo 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp điều tra thành phần sâu mọt hại thóc giống bảo quản tại kho Vũ Chính, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình kho Vũ Chính, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Tiến hành thu thập thành phần theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-141: 2013/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật.

Điều tra không định kỳ (điều tra tự do) thu bắt trưởng thành, sâu non, nhộng qua quan sát bằng mắt nơi chúng thường tụ tập ở các nơi như nền nhà, cửa sổ, góc tường, kẽ nứt, kệ kê hàng, bao bì, nơi ẩm thấp,…

Chỉ tiêu theo dõi: Thành phần sâu mọt hại trên thóc giống bảo quản.

3.5.2. Điều tra diễn biến mật độ mọt gạo Sitophilus oryzae trên các loại thóc giống bảo quản tại kho Vũ Chính, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình giống bảo quản tại kho Vũ Chính, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

- Lấy mẫu theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-141: 2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật.

- Điều tra mật độ mọt Sitophilus oryzae trên các loại thóc giống bảo quản

trong kho thường: giống lúa BC15, Bắc thơm số 7, TBR225, Thái Xuyên 111, Nhị ưu 838 theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm lấy mẫu 1kg. Thời gian điều tra định kỳ 7 ngày/lần. Kỳ điều tra đầu tiên bắt đầu sau khi các nguyên liệu được thực hiện xong việc khử trùng và thông thoáng trong 1 tuần.

3.5.3. Phương pháp kiểm tra tỷ lệ nảy mầm của mẫu hạt giống (TCVN 8548:2011) 8548:2011)

Phương pháp đặt hạt giữa giấy (giấy cuộn).

- Lấy ngẫu nhiên 400 hạt/ 1 công thức, chia 4 lần nhắc lại, mỗi lần 100 hạt. Giấy đặt nảy mầm có khổ 45 - 28 cm, có tính chất thấm nước nhanh, giữ ẩm tốt, rất dai và khó bị rách khi ngấm nước.

- Đặt hạt vào giữa hai lớp giấy đủ ẩm sao cho các hạt giống lúa tránh tiếp xúc với nhau, sau đó cuộn lớp giấy lại sao cho hạt không rơi ra ngoài. Bốn lần nhắc lại của một mẫu được cho vào một túi nilon, buộc kín, ngày đặt mẫu ngày đánh giá mẫu được ghi vào một tờ giấy nhỏ để kèm vào cùng với mẫu. Để các

cuộn giấy chứa hạt giống thẳng đứng từ 7 đến 14 ngày trong điều kiện nhiệt độ

250C, chu kỳ chiếu sáng 12 giờ tối, 12 giờ sáng ngày bằng đèn huỳnh quang.

- Kiểm tra và phân loại những cây mầm bình thường, không bình thường, hạt chết, hạt tươi (hạt không nảy mầm) theo quy định.

- Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống (%).

3.5.4. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học và sinh thái học của loài mọt gạo Sitophilus oryzae (Linnaeus) mọt gạo Sitophilus oryzae (Linnaeus)

3.5.4.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài mọt gạo Sitophilus oryzae

Quan sát, mô tả, đo đếm kích thước từng pha của mọt Sitophilus oryzae

(n=30), đơn vị đo (mm).

-Pha trứng: đo chiều dài và chiều rộng.

-Pha sâu non: đo chiều dài và độ rộng đầu.

-Pha nhộng và pha trưởng thành: đo chiều dài và phần rộng nhất của cơ thể.

Chỉ tiêu theo dõi: Đo kích thước trung bình của các pha.

3.5.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài mọt gạo Sitophilus oryzae

- Nghiên cứu thời gian các pha phát dục của mọt gạo Sitophilus oryzae trên

thức ăn là thóc giống TBR225.

a. Phương pháp nhân nuôi nguồn mọt.

Thóc được sấy ở nhiệt độ 50oC trong vòng 2 giờ để diệt trừ hết các loại dịch

hại khác như nấm, côn trùng đi theo. Sau đó tiến hành để ẩm, khi thủy phần hạt đạt 15% tiến hành thả nguồn thu bắt được tại các kho điều tra vào để lưu giữ quần thể.

b. Phương pháp nhân nuôi cá thể

Bố trí thí nghiệm:

- Đưa khoảng 10 gram thóc giống vào tủ sấy khử trùng (sấy thóc giống ở

50oC trong 2 giờ) để khử trùng hạt thóc giống sau đấy đưa trưởng thành vào, sau

1 ngày dùng sàng tách mọt gạo ra khỏi thóc và chọn hạt thóc giống bị mọt đẻ trứng lên (mỗi hạt thóc giống chỉ để 1 quả trứng) rồi sau đó cho từng hạt thóc giống ra từng hộp nuôi sâu nhỏ để dễ dàng quan sát.

Chỉ tiêu theo dõi:

- Pha trứng: kiểm tra hàng ngày cho đến khi trứng nở thành sâu non. Theo dõi sự phát dục của trứng trên các đĩa petri qua kính lúp điện.

- Pha sâu non: hàng ngày theo dõi thời gian sâu non đục vào trong hạt bằng cách quan sát các hạt tinh bột hạt thải lại vào các vỏ trứng rỗng, theo dõi thời gian phát dục của sâu non các tuổi bằng cách hàng ngày tách 8-10 hạt thóc giống bị đục thu lấy sâu non và quan sát trên kính lúp điện.

- Pha nhộng: tiếp tục theo dõi và đếm số lượng mỗi ngày một lần. Ghi chép thời điểm khi sâu non tuổi cuối bắt đầu hóa nhộng và khi nhộng vũ hóa trưởng thành.

- Pha trưởng thành: khi phát hiện nhộng vũ hóa trưởng thành. Chọn 10 cặp đực - cái ghép đôi và nuôi trong hộp petri có thức ăn. Theo dõi mỗi ngày một lần đến khi tìm thấy quả trứng đầu tiên và ghi chép ngày đẻ trứng.

- Vòng đời của mọt được tính từ khi trứng nở đến khi mọt trưởng thành đẻ quả trứng đầu tiên. Thí nghiệm thực hiện ở điều kiện nhiệt độ phòng. Số cá thể theo dõi từng pha, n=30.

* Nghiên cứu sức sinh sản của mọt gạo Sitophilus oryzae

Mọt gạo Sitophilus oryzae được nuôi trong môi trường thức ăn là thóc

TBR225, bố trí 01 cặp đực cái 1 ngày tuổi vào mỗi hộp petri đường kính 5cm có chứa 1g thức ăn.

Hàng ngày thay thóc mới và những thóc đã được tiếp xúc trưởng thành mọt được quan sát đếm số trứng đẻ ra thí nghiệm theo dõi cho đến khi trưởng thành chết sinh lý.

Theo dõi các chỉ tiêu sau: Sức trứng đẻ trung bình của một cá thể cái, Số trứng đẻ trung bình trong một ngày của một con cái. Số cặp theo dõi n=10, nhiệt ẩm độ phòng thí nghiệm.

* Thí nghiệm xác định thời gian đẻ trứng trong ngày của trưởng thành mọt gạo Sitophilus oryzae

Cho mỗi cặp trưỏng thành Sitophilus oryzae vào hộp có sẵn 0,5g (20 hạt

thóc giống). Khoảng thời gian tiếp xúc cho trưởng thành đẻ trứng trên hạt thóc giống được phân chia các khoảng là 06 - 08 h; 08 - 10 h; 10 - 12 h; 12 - 14 h; 14 - 16 h và 16 -18 h và 18-06h. Quan sát trực tiếp sau mỗi khoảng thời gian tiếp xúc thay thóc giống TBR225 mới vào hộp nhựa, các hạt thóc giống sau khi đưa ra khỏi hộp nhựa đếm số trứng được mọt gạo đẻ ra trên hạt thóc giống. Thí nghiệm theo dõi 10 cặp trưởng thành trong 3 ngày.

3.5.4.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của loài mọt gạo Sitophilus oryzae * Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thóc giống đến số lượng mọt gạo Sitophilus oryzae sau thời gian bảo quản

Thóc giống thí nghiệm được sấy ở nhiệt độ 50oC trong vòng 2 giờ để diệt trừ

hết các loại dịch hại khác như nấm, côn trùng đi theo 5 loại thóc giống. Thả trưởng thành mới vũ hóa (10 cặp đực - cái) vào các hộp nhựa kích thước: chiều cao 12cm x đường kính 9cm đựng 100g các loại thóc giống (mỗi công thức nhắc lại 3 lần).

Công thức 1: Thóc giống BC15

Công thức 2: Thóc giống Bắc thơm số 7 Công thức 3: Thóc giốngThái Xuyên 111 Công thức 4: Thóc giống Nhị ưu 838 Công thức 5: Thóc giống TBR225

Thời điểm kiểm tra thí nghiệm là 30, 60, 90 ngày/lần tại mỗi thời điểm kiểm tra dùng rây sàng thóc giống để kiểm tra tính số lượng trưởng thành quần

thể của mọt Sitophilus oryzae trong mỗi hộp và cân khối lượng tính tỷ lệ hao

hụtthóc giống mỗi đợt kiểm tra. Sau khi kiểm tra toàn bộ số mọt được đưa trả về hộp ban đầu để kiểm tra ở lần tiếp theo.

Tính tỷ lệ hao hụt phần trăm theo Kenton and Carl (1978).

* Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại hình kho bảo quản đến sự phát triển của mọt gạo Sitophilus oryzae sau thời gian bảo quản

Thóc được sấy ở nhiệt độ 50oC trong vòng 2 giờ để diệt trừ hết các loại dịch

hại khác như nấm, côn trùng đi theo. Thả 10 cặp mọt mới vũ hóa vào trong hộp nhựa có kích thước: chiều cao 12cm x đường kính 9cm có sẵn 100 gam thóc giống TBR225 để trong tại các kho bảo quản kho bảo quản là kho thường, kho lạnh, kho kỹ thuật bố trí thí nghiệm thành 3 công thức (mỗi công thức nhắc lại 3 lần), công thức đối chứng không có mọt.

Công thức 1: Bảo quản thóc giống TBR225 trong kho thường; Công thức 2: Bảo quản thóc giống TBR225 trong kho lạnh; Công thức 3: Bảo quản thóc giống TBR225 trong kho kỹ thuật.

Thời điểm kiểm tra thí nghiệm là 30, 60, 90 ngày/lần tại mỗi thời điểm kiểm tra dùng rây sàng thóc giống TBR225 để kiểm tra mật độ mọt và cân khối lượng tính tỷ lệ hao hụt thóc giống mỗi đợt kiểm tra. Sau khi kiểm tra toàn bộ số mọt được đưa trả về hộp ban đầu để kiểm tra ở lần tiếp theo.

Tính tỷ lệ hao hụt phần trăm theo Kenton and Carl (1978).

* Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ của mọt gạo Sitophilus oryzae đến số lượng mọt sau thời gian bảo quản

Thóc giống TBR225 được sấy ở nhiệt độ 50oC trong vòng 2 giờ để diệt trừ

hết các loại dịch hại khác như nấm, côn trùng đi theo. Thả trưởng thành mới vũ hóa đực - cái theo 4 công thức vào các hộp nhựa có kích thước: chiều cao 12cm x đường kính 9cm đựng 100 gam các loại thóc giống TBR225 (mỗi công thức nhắc lại 3 lần) như sau.

Công thức 1: 01 cặp; Công thức 2: 05 cặp; Công thức 3: 10 cặp;

Công thức 4: Đối chứng không có mọt.

Thời điểm kiểm tra thí nghiệm là 30, 60, 90 ngày/lần tại mỗi thời điểm kiểm tra dùng rây sàng thóc giống TBR225 để kiểm tra mật độ mọt và cân khối lượng tính tỷ lệ hao hụt thóc giống mỗi đợt kiểm tra. Sau khi kiểm tra toàn bộ số mọt được đưa trả về hộp ban đầu để kiểm tra ở lần tiếp theo.

Tính tỷ lệ hao hụt phần trăm theo Kenton and Carl (1978).

* Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ của mọt gạo Sitophilus oryzae đến tỷ

lệ nẩy mầm của hạt giống sau thời gian bảo quản

Thóc được sấy ở nhiệt độ 50oC trong vòng 2giờ để diệt trừ hết các loại dịch

hại khác như nấm, côn trùng đi theo. Thả trưởng thành mới vũ hóa (01, 05, 10 cặp đực - cái) vào các hộp nhựa kích thước: chiều cao 12cm x đường kính 9cm đựng 100gam hai loại thóc giống BC15, Nhị ưu 838 (mỗi công thức nhắc lại 3 lần) như sau.

Công thức 1: thả 01 cặp vào thóc giống BC15; Công thức 2: thả 05 cặp vào thóc giống BC15; Công thức 3: thả 10 cặp vào thóc giống BC15;

Công thức 4: Đối chứng không có mọt thóc giống BC15; Công thức 5: thả 01 cặp vào thóc giống Nhị ưu 838; Công thức 6: thả 05 cặp vào thóc giống Nhị ưu 838; Công thức 7: thả 10 cặp vào thóc giống Nhị ưu 838;

Công thức 8: Đối chứng không có mọt thóc giống Nhị ưu 838.

Thời điểm kiểm tra thí nghiệm là 30, 60, 90 ngày/lần tại mỗi thời điểm kiểm tra dùng rây sàng thóc giống lấy mẫu hạt để kiểm tra tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống theo TCVN 8548:2011(Phương pháp kiểm nghiệm hạt giống). Sau khi kiểm tra toàn bộ số mọt được đưa trả về hộp ban đầu để kiểm tra ở lần tiếp theo.

Để đánh giá tỷ lệ nảy mầm thực hiện lấy ra ngẫu nhiên 400 hạt/ 1 công thức, chia 4 lần nhắc lại, mỗi lần 100 hạt. Giấy đặt nảy mầm có khổ 45 - 28 cm, có tính chất thấm nước nhanh, giữ ẩm tốt, rất dai và khó bị rách khi ngấm nước.

Kiểm tra và phân loại những cây mầm bình thường, không bình thường, hạt chết, hạt tươi (hạt không nảy mầm) theo quy định.

* Ảnh hưởng của sự hiện diện thóc giống TBR225 đến thời gian sống của trưởng thành mọt gạo Sitophilus oryzea

Tiến hành tìm hiều ảnh hưởng của sự hiện diện của thóc giống TBR225 đến

thời gian sống của trưởng thành mọt gạo Sitophilus oryzea. Ghép đôi 01 cặp mọt

gạo Sitophilus oryzea trưởng thành đực - cái mới vũ hóa 1 ngày tuổi vào trong hộp nhựa nhỏ có kích thước: chiều cao 12cm x đường kính 9cm có chứa 2g thóc giống TBR225 và 01 cặp trưởng thành mọt gạo mới vũ hóa vào hộp nhựa không có thóc giống TBR225. Thí nghiệm nhắc lại 10 lần/1 công thức.

Công thức 1: Có sự hiện diện của thóc giống TBR225; Công thức 2: Không có sự hiện diện của thóc giống TBR225.

Theo dõi hằng ngày và ghi chép số cá thể mọt hại chết cho đến khi không còn một cá thể nào sống sót.

* Nghiên cứu về sự cạnh tranh giữa mọt gạo Sitophilus oryzea và mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius

Bố trí thí nghiệm: 30 cặp trưởng thành mọt đục hạt nhỏ 4 - 5 ngày tuổi và 30 cặp trưởng thành mọt gạo 4 - 5 ngày tuổi trong hộp nhựa có kích thước chiều cao 30cm x đường kính 20cm đựng 1 kg thức ăn là thóc giống TBR225 trong thời gian 30,60,90 ngày sau đấy sàng lọc trưởng thành đưa ra khỏi hộp và theo dõi đếm số lượng trưởng thành. Thí nghiệm lặp lại 3 lần.

Chỉ tiêu theo dõi: Đếm số lượng cá thể mọt trưởng thành mọt đục hạt nhỏ và mọt gạo sau: 30, 60, 90 ngày.

* Nghiên cứu thử nghiệm phòng trừ mọt gạo Sitophilus oryzea bằng thuốc xông hơi phosphine

Sử dụng 100 cá thể trưởng thành/công thức/lần lặp lại. Mỗi công thức nhắc lại 3 lần.

Thí nghiệm gồm 5 công thức được bố trí với sự thay đổi của liều lượng

Phosphine là 1 g/m3, 2 g/m3, 3 g/m3, 4g/m3 và thời gian xử lý là 72 giờ, theo dõi

kêt quả sau 3 ngày, 7ngày, 14 ngày. Công thức đối chứng không xử lý.

Công thức Phosphine

Liều lượng (g PH3/m3) Theo dõi kết quả sau (ngày)

1 1

2 2 3 ngày

3 3 7 ngày

4 4 14 ngày

Đối chứng -

Mọt gạo Sitophilus oryzea được đặt trong các hộp nhựa có sẵn 100g thóc

giống TBR225 và nắp có gắn lưới ngăn côn trùng. Các hộp nhựa có ký hiệu riêng cho từng lần lặp lại của mỗi công thức. Đưa các hộp nhựa chứa mọt gạo thí

nghiệm vào trong thùng gỗ ép có thể tích 1m3. Đặt thuốc Phosphine ở liều lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu mọt hại thóc giống tại kho vũ chính, thái bình; đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt gạo sitophilus oryzae linnaeus (Trang 32)