+ Cha ông ta có nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống đạo lí tốt đẹp này: - Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. - Thương người như thể thương thân.
+ Tình yêu thương đoàn kết dân tộc là cơ sở của tình yêu nước. Qua đó, ta càng thấy trách nhiệm của mỗi người phải góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
c. Luận điểm 3: Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?
- Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm...
- Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện....
- Tình yêu thương đoàn kết dân tộc phải được biểu hiện bằng những việc làm cụ thể: nhường cơm sẻ áo, giúp thuốc men, lương thực... cho nhau khi gặp thiên tai địch họa. Đồng bào vùng sông Cửu Long, vùng Tây Bắc, Việt Bắc bị lũ lụt tàn phá thì đồng bào cả nước hướng về, ra sức giúp đỡ, chi viện.
d. Liên hệ bản thân:
- Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp...)
3. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.
- Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.
(Ví dụ: Câu ca dao trên đã cho thấy đạo lí truyền thống tốt đẹp của nahan dân ta: luôn yêu thương, đoàn kết. Đạo lý ấy là nguồn sức mạnh giúp ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống và chiến thắng kẻ thù. Do vậy, chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống đạo lí ấy).
Thầy cô cần tài liệu ôn tập Ngữ văn 7 kì 2 đủ cả 3 phân môn xin liên hệ trực tiếp ạ