Phương thức thâm nhập thị trường thế giới tại vùng thương mại tự do: 1 Ưu điểm:

Một phần của tài liệu marketting xuất nhập khẩu (Trang 26 - 28)

3.1 Ưu điểm:

· Tận dụng một số chế độ ưu đãi về thuế, giá nhân công, lao động · Thuận lợi cho các hoạt động tạm nhập tái xuất gia công chế biến do

thủ tục xuất nhập khẩu dễ dàng.

· Dễ dàng đưa công nghệ và thiết bị mới vào hoạt động.

· Thuận lợi trong việc tổ chức hội chợ triển lãm, hội nghị khách hàng.

· Ðòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn và khả năng cạnh tranh cao để đầu tư vào khu chế xuất, đặc khu kinh tế.

· Cần tìm kiếm thị trường tiêu thụ tại quốc gia chủ nhà và tái xuất ra quốc gia thứ ba.

· Có thể rủi ro do chi phí dịch vụ tại chỗ cao.

Trên đây là 3 chiến lược thâm nhập thị trường thế giới mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể chọn lựa để xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường của mình. Trong thực tiễn, không có quy luật tuyệt đối hoặc công thức nào để lựa chọn chính xác. Việc lựa chọn các chiến lược thâm nhập ở các doanh nghiệp phải trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược thâm nhập đồng thời trên cơ sở hiểu rõ đặc điểm của từng chiến lược thâm nhập.

Ở nước ta việc mở rộng và nâng cao hoạt động ngoại thương phải được tập trung chú ý từ khâu sản xuất đến thu mua hàng xuất khẩu. Các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác nhau được tham gia vào việc sản xuất hàng xuất khẩu . Cụ thể bao gồm các hình thức sau đây:

· Uûy thác xuất nhập khẩu.

· Mua đứt, bán đoạn cho đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu . · Liên doanh , liên kết với các đơn vị trực tiếp xuất nhập khẩu .

· Tổ chức xuất nhập khẩu trực tiếp nếu có đủ điều kiện qui định của Bộ Thương Mại.

Về mặt tổ chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu , các đơn vị xuất nhập khẩu trực tiếp nên đi vào chuyên doanh, lấy chuyên doanh làm gốc. Việc kinh doanh tổng hợp chỉ có thể áp dụng trong môt phạm vi nhất định; có như vậy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới phát huy thế mạnh sở trường của mình, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Như vậy, căn cứ vào tình hình thực tế ở nước ta có thể nói chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước là chủ yếu, các chiến lược còn lại tùy theo sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật trong tương lai mà các doanh nghiệp vận dụng cho phù hợp.

Trong điều kiện hiện nay, các chiến lược sản xuất ở nước ngoài cũng cầøn được các doanh nghiệp quan tâm để hiểu rõ các hình thức hoạt động của các công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Trên cơ sở xác định nói chiến lược thâm nhập thị trường thế giới , các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải thiết lập chiến lược marketing mix nhằm đảm bảo cho chiến lược thâm nhập thị trường thế giới có thể thực hiện đạt hiệu qủa cao.

Một phần của tài liệu marketting xuất nhập khẩu (Trang 26 - 28)