LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm)

Một phần của tài liệu 59 đề văn vào 10 các TỈNH 2019 2020 (Trang 31 - 35)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của lòng bao dung trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm)

Phân tích hình tượng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân (SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011), từ đó làm nổi bật tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn thi: Ngữ văn Ngày thi: 02 tháng 6 năm 2019

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (3,0 điểm)

Em hãy đọc đoạn 2 văn bản sau và thực hiện các yêu cầu dưới:

Văn bản 1:

Gần đây, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện các bức ảnh về việc làm tình nguyện của giới trẻ được chụp trước và sau khi hoàn thành các hoạt động tình nguyện như: xóa”điểm đen”về rác, sơn vẽ nhà mẫu giáo, tu sửa nhà tình thương, xây nhà cho người nghèo, kêu gọi không sử dụng đồ nhựa…

(Hình ảnh một ngôi nhà trước và sau khi được các bạn trẻ chung tay xây mới)

Đây là bức ảnh tham gia cuộc thi”Thách thức để thay đổi”(Cuộc thi do Trung ương Đoàn và Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức) nhằm lan tỏa thông điệp: Giới trẻ cần dấn thân vào các hoạt động tình nguyện để thử thách bản thân trước những thách thức của cuộc sống, nhằm thay đổi chính mình và thay đổi cuộc đời của nhiều người

(Theo Vũ Thơ, Người trẻ thách thức bản thân để thay đổi, Báo Thanh Niên ngày 18/4/2019)

Văn bản 2:

Hãy thách thức bản thân. Thách thức bằng những thách thức không ai biết, chỉ có bản thân mình chứng kiến.

Ví dụ, dù ở nơi không có con mắt của người đời vẫn sống chính trực, dù những khi chỉ có có một mình vẫn giữ đúng luật lệ, phép tắc.

Và khi đã chiến thắng trong nhiều thử thách, khi thẳng thắn tự mình nhìn lại bản thân, và hiểu ra bản thân là người có phẩm hạnh cao, lúc ấy con người sẽ có được lòng tự tôn thật sự.

Việc này sẽ trao cho ta lòng tự tin mạnh mẽ. Đó chính là phần thưởng dành cho bản thân. (Theo Shiratori Haruhiko, Lời của Nietzsche cho người trẻ, NXB Thế giới, 2018)

a. Xác định phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản 2 (0,5 điểm)

b.Dựa vào văn bản 1, hãy cho biết thông điệp mà cuộc thi”Thách thức để thay đổi”muốn lan tỏa tới cộng đồng. (0,5 điểm)

c. Chỉ ra một điểm chung và một điểm khác biệt về nội dung của hai văn bản trên. (1,0 điểm)

d. Theo em, có phải lúc nào việc thách thức bản thân cũng giúp chúng ta thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn? (Trả lời trong khoảng 3 – 5 dòng) (1,0 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

Có lẽ những cách ứng xử của cây 2, 3, 4 đối với cây 1 cũng là những cách ứng xử của một số bạn trẻ đối với một ai đó nổi bật hơn mình. Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang thi) bàn về một trong ba cách ứng xử ấy.

Câu 3: (4,0 điểm) Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1: Cảm nhận của em về tình cảm mà người cha dành cho con trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Từ đó liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc với một tác phẩm khác cũng viết về đề tài gia đình để thấy được sức mạnh của tình cảm gia đình

Đề 2:

Mỗi bài thơ của chúng ta Phải như một ô cửa Mở tới tình yêu

(Trích Liên tưởng tháng Hai, Lưu Quang Vũ)

Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc thơ, hãy viết về một bài thơ hoặc một đoạn thơ”như một ô cửa/mở tới tình yêu”trong em.

………. HẾT ……….

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HÒA BÌNH

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPTNăm hoc: 2019-2020 Năm hoc: 2019-2020

Môn thi: NGỮ VĂN

Ngày thi: ……../2019 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Trạng nguyên Nguyễn Hiền quê ở Nam Định. Ông là người có hoàn cảnh đặc biệt: cha mất sớm, sống với mẹ trong căn nhà nhỏ bên cạnh một ngôi chùa. Vị sư trụ trì của chùa vốn là một danh Nho, vừa tụng kinh niệm phật vừa dạy học cho những trẻ chưa biết chữ trong làng. Ngay từ thời thơ ấu, Nguyễn Hiền đã lân la ở bên các lớp học, sớm tiếp xúc với chữ nghĩa sách vở. Năng khiếu kỳ lạ về học tập, về trí thông minh của ông đã nhanh chóng được bộc lộ; dù chưa đến tuổi đi học, Nguyễn Hiền đã hiểu biết nhiều, giỏi đối đáp, học thức hơn người. Ông được suy tôn làm”Thần đồng xuất chúng”.

Khi vừa tròn 12 tuổi, Nguyễn Hiền đã thi đậu Trạng nguyên, trở thành vị Trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam,

(Nguồn: Internet)

a. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

b. Tìm thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: Ngay từ thời thơ ấu, Nguyễn Hiền đã lân la ở bên các lớp học, sớm tiếp xúc với chữ nghĩa sách vở.

c. Theo em, vì sao Nguyễn Hiền thi đậu Trạng nguyên?

d. Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ câu chuyện về Trạng nguyên Nguyễn Hiền? (trả lời trong khoảng 3-5 dòng)

Câu 2: (2,0 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 - 200 chữ) về chủ đề: Tự học là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta thành công.

Câu 3: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.

Ta là con chim hót Ta làm ruột cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến

Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.

(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2005).

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOHƯNG YÊN HƯNG YÊN

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPTNăm hoc: 2019-2020 Năm hoc: 2019-2020

Môn thi: NGỮ VĂN

Ngày thi: ……../2019 Thời gian làm bài: 120 phút I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.

Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới (1). Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót (2). Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (3)(...). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, đâu về đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành (4). Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ (5). Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non (6). Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt (7)”.

(Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

Câu 1 (0,5 điểm). Viết lại hai từ láy có trong đoạn trích trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau:”Mưa mùa xuân xôn xao,

phơi phới". Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn vừa phân tích thuộc kiểu câu nào?

Câu 3 (1,0 điểm). Câu văn số (7) được liên kết với câu văn số (6) bằng phép liên kết nào?

Chỉ ra từ ngữ làm phương tiện cho phép liên kết ấy.

Câu 4 (1,0 điểm). Câu văn số (4) đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện

pháp tu từ đó.

Câu 5 (0,5 điểm). Mưa mùa xuân đã có tác động như thế nào đến vạn vật?

Câu 6 (0,5 điểm). Câu văn số (7) gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào có nói về truyền

thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

Một phần của tài liệu 59 đề văn vào 10 các TỈNH 2019 2020 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w