3. Những phương hướng cơ bản xây dựng nhà nước pháp quyền xã h ội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta
3.4. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
a) Kiện toàn chính quyền cơ sở
- Phát huy vai trò của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc
xem xét, quyết định các nhiệm vụ về kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, đời sống
nhân dân, về ngân sách và giám sát việc điều hành của Uỷ ban nhân dân. Kiện
toàn Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn với thành phần bao gồm những cán
bộ chủ chốt của đảng bộ, mặt trận và các đoàn thể, đồng thời thu hút những người ngoài Đảng có đủ tiêu chuẩn, có nhiệt tình, có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn trong lao động sản xuất, có tín nhiệm trong nhân dân.
- Thực hiện hình thức, biện pháp bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, đồng thời quy định một số trách nhiệm nhất định giao cho
nhóm đại biểu Hội đồng nhân dân xã theo từng thôn (làng, ấp, bản) như tổ chức việc xây dựng, thực hiện hương ước, giám sát trưởng thôn (bản, ấp).
- Quy định hợp lý số lượng cán bộ chính quyền cơ sở có phân biệt theo đặc điểm và dân số của từng loại đơn vị cơ sở; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và chính sách đãi ngộ phù hợp với chức trách của họ. Chính phủ quy định
nguyên tắc chung, còn mức phụ cấp cụ thể cho mỗi chức danh cán bộ xã, thị trấn
do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cho sát hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Có chế độ thích hợp để chuyên nghiệp hoá một số cán bộ đảm nhiệm những công việc cần được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
Trưởng thôn (bản, ấp) do nhân dân trong thôn, bản, ấp bầu và chủ tịch
nhân dân xã phê chuẩn.
b) Đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
các cấp
- Kiện toàn và củng cố Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ và thẩm quyền đã được phân cấp; đồng thời, đề
cao trách nhiệm tham gia cùng chính quyền cấp trên thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước đối với tổ chức theo ngành dọc trên địa bàn lãnh thổ.
- Xây dựng Hội đồng nhân dân các cấp có thực quyền để thực hiện đầy đủ
vai trò là cơ quan đại diện của nhân dân, cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa
phương, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở từng cấp. Thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân ở huyện, quận, phường.
- Nghiên cứu phân biệt sự khác nhau giữa hoạt động của chính quyền đô
thị với hoạt động của chính quyền ở nông thôn để đa dạng hoá mô hình tổ chức
chính quyền địa phương.
- Uỷ ban nhân dân các cấp cần được kiện toàn theo hướng tinh gọn, giảm bớt số uỷ viên là thủ trưởng cơ quan chuyên môn; quy định rõ hơn trách nhiệm, thẩm quyền của tập thể Uỷ ban nhân dân và chủ tịch Uỷ ban nhân dân.