từng ngân hàng với cùng một chính sách vốn:
5.2. Những hạn chế của bài nghiên cứu:
Bài nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế sau:
Thứ nhất, nhóm nghiên cứu đã không thể chọn phạm vi quan sát là 11 nước Đông Nam Á vì Đông Timor và Myanmar là 2 nước có hệ thống tài chính kém phát triển nhất trong khu vực, hiện giờ hầu như không có nhiều dữ liệu lịch sử về các ngân hàng tại 2 quốc gia này. Tuy thay thế 2 quốc gia này không gây ảnh hưởng quá nhiều đến việc phản ánh mối quan hệ thực sự giữa chính sách quản lý vốn và rủi ro ngân hàng ở khu vực Đông Nam Á, nhưng 2 quốc gia được dùng để thay thế là Hồng Kông và Nhật Bản đã là những cường quốc tầm quốc tế trong lĩnh vực tài chính, hệ thống kiểm soát dòng vốn ngân hàng của các nước này bỏ xa các nước còn lại. Vì thế mối quan hệ nghiên cứu ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Cùng với điều đó, việc chọn lọc dữ liệu ngân hàng vẫn còn rất hạn chế do rất ít nguồn chia sẻ đầy đủ về các thông tin lịch sử trong báo cáo tài chính của các ngân hàng. Việc này dẫn tới mẫu dữ liệu chưa thực sự đủ lớn
Thứ hai, đây là một mô hình hồi quy khá phức tạp vì thế nhóm nghiên cứu đã phải trải qua nhiều công đoạn tính toán và xử lý từ dữ liệu thô để ra đến dữ liệu đích. Trong quá trình đó có thể có những sai sót nhỏ trong tính toán dẫn đến kết quả mô hình bị ảnh hưởng. Thêm một điểm nữa là việc lựa chọn 1 phương pháp ước lượng GMM phù hợp nhất cho bài nghiên cứu này. Tuy rằng nhóm tin tưởng rằng phương pháp Local GMM là công cụ kinh tế lượng phù hợp nhất để ước lượng và mô tả mối quan hệ mục tiêu giữa chính sách quản lý vốn và rủi ro ngân hàng, tuy nhiên phương pháp Arellano-Bond GMM có thể chưa phải là phương pháp tối ưu khi nhược điểm của phương pháp này là sử dụng số biến công cụ lớn.
51