Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến năng suất giống lúa lai hai dòng HYT116 tại lâm thao, phú thọ (Trang 41)

3.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm

* Vụ Xuân 2017 tại Lâm Thao, Phú Thọ:

- Bố trí các thí nghiệm mật độ, phân bón cho giống lúa lai hai dòng HYT116 để xác định mật độ và lƣợng phân bón thích hợp cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất trong vụ Xuân. Thí nghiệm gồm 2 nhân tố là Phân bón (Ô lớn) và Mật độ (ô nhỏ). Thí nghiệm bố trí theo kiểu split-plot với 3 lần nhắc lại.

- Phân bón (theo tỷ lệ N:P:K= 1:0,75:1), gồm 4 mức sau (tính cho 01 ha): P1= 100 kg N + 75 kg P205 + 100 kg K20 P2= 120 kg N + 90 kg P205 + 120 kg K20 P3= 140 kg N + 105 kg P205 + 140 kg K20 P4= 160 kg N + 120 kg P205 + 160 kg K20 - Mật độ cấy gồm 4 mức: M1=30 khóm/m2, M2=35 khóm/m2, M3=40 khóm/m2, M4=45 khóm/m2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm ↔ 2m ↔ 0,4m Mƣơng tƣới ↔ 5m P2M2 P2M4 P2M3 P2M1 P1M2 P1M4 P1M3 P1M1 P4M4 P4M3 P4M1 P4M2 P3M2 P3M3 P3M1 P3M4 P1M 1 P1M 3 P1M 4 P1M 2 P2M 4 P2M 1 P2M 2 P2M 3 P3M 2 P3M 4 P3M 1 P3M 3 P4M 3 P4M 1 P4M 4 P4M 2 ↔ 0,4m Mƣơng tƣới P3M 4 P3M 2 P3M 1 P3M 3 P4M 1 P4M 3 P4M 4 P4M 2 P2M 1 P2M 4 P2M 2 P2M 3 P1M 1 P1M 4 P1M 2 P1M 3

- Diện tích của 1 ô thí nghiệm mật độ là 10 m2.

* Vụ Mùa 2017 tại Lâm Thao, Phú Thọ:

- Bố trí lặp lại thí nghiệm về mật độ, phân bón để xác định mật độ và lƣợng phân bón thích hợp cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất đối với tổ hợp lai hai dòng HYT116 trong vụ Mùa.

3.4.2. Quy trình thực hiện thí nghiệm

a. Phương thức gieo cấy:

+ Sử dụng phƣơng pháp làm mạ dƣợc

b. Thời vụ gieo cấy:

+ Vụ Xuân: Ngày gieo: 20/1/ 2017; Ngày cấy: 7/2/2017 + Vụ Mùa: Ngày gieo: 5/6/ 2017; Ngày cấy: 22/6/2017

c. Cách bón phân:

+ Bón lót: 100% HCVS Sông Gianh +100% super lân + 40% đạm ure + 20% kaliclorua

+ Bón thúc đẻ (sau 10-15 ngày): 45% đạm urê + 35% kaliclorua + Bón thúc lần 2: 15% đạm urê. + 45% kaliclorua

3.5. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI

a.Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng

* Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn sinh trưởng: - Tuổi mạ: đƣợc tính từ khi gieo đến cấy.

- Thời gian từ ngày cấy đến ngày bén rễ hồi xanh:xuất hiện các rễ trắng mới, số lá tăng.

- Thời gian từ ngày cấy đến ngày bắt đầu đẻ nhánh:10% số cây đẻ nhánh dài 1cm nhô khỏi bẹ lá.

- Thời gian từ ngày cấy đến ngày kết thúc đẻ nhánh:ngày có số nhánh không đổi.

- Thời gian trỗ: có một cây có một bông nhô ra ngoài bẹ lá đòng 3-5 cm, nếu là cây phân ly sớm hẳn thì ghi lại và bỏ cây phân ly.

- Thời gian trỗ của cá thể và quần thể. - Thời gian từ gieo đến trỗ 10%. - Thời gian từ gieo đến trỗ 50%. - Thời gian từ gieo đến trỗ 80%.

- Thời gian nở hoa.

* Thời gian sinh trưởng: Tính từ ngày gieo đến chín 95% b. Đặc điểm nông sinh học

Theo dõi các giai đoạn sinh trƣởng của cây lúa từ khi gieo đến khi thu hoạch.

* Thời kỳ mạ:

- Gieo riêng từng công thức, cắm thẻ ở mỗi công thức, khi mạ đƣợc 3 lá thì bắt đầu đánh số lá: lá thứ 3 đánh một chấm sơn trắng, lá thứ 5 đánh dấu 2 chấm, lá thứ 7 đánh dấu 3 chấm,… theo dõi đến khi ra lá đòng ghi số liệu số lá/ thân chính.

- Mỗi công thức đánh dấu 20 cây, chọn 10 cây để theo dõi - Theo dõi khả năng đẻ nhánh của cây mạ ở mỗi công thức. - Theo dõi màu sắc lá mạ ở mỗi công thức.

- Theo dõi tình hình nhiễm sâu bệnh trên ruộng mạ, ghi tên sâu hoặc tên bệnh, cho điểm để đánh giá mức độ gây hại.

- Đánh giá khả năn sinh trƣởng phát triển của cây mạ thong qua các chỉ tiêu chiều cao cây mạ, chiều rộng gan mạ.

* Thời kỳ từ cấy đến thu hoạch

Động thái sinh trƣởng:

- Động thái đẻ nhánh (theo dõi 7 ngày/ lần đối với vụ xuân và 5 ngày/lần đối với vụ mùa): Đếm tất cả nhánh của 10 khóm.

- Động thái tăng chiều cao (theo dõi 7 ngày/lần đối với vụ xuân và 5 ngày/lần đối với vụ mùa): Đo chiều cao 10 khóm, đo từ mặt đất đến đỉnh lá cao nhất.

- Động thái ra lá trên thân chính (theo dõi 7 ngày/lần đối với vụ xuân và 5 ngày/lần đối với vụ mùa): Hàng tuần đến đánh dấu các lá số lẻ mới xuất hiện, đếm số lá trên thân chính của 10 khóm.

Khi mạ đƣợc 3 lá thì bắt đầu đánh dấu số lá: + lá thứ 3 đánh dấu 1 chấm sơn trắng. + lá thứ 5 đánh dấu 2 chấm.

+ lá thứ 7 đánh dấu 3 chấm.

+ lá thứ 9 quay lại đánh dấu 1 chấm, cứ theo dõi nhƣ vậy đến khi ra lá đòng ghi số liệu số lá/ thân chính.

Lấy lá hoàn chỉnh làm chuẩn số lá đƣợc tính : + Lá mới nhú 20% tƣơng đƣơng 0,2 lá. + Lá nhú 50% tƣơng đƣơng với 0,5 lá. + Lá đƣợc 80% tƣơng đƣơng với 0,8 lá.

Các đặc điểm nông sinh học khác

Mỗi dòng đo 10 khóm.

- Chiều dài lá đòng: Đo từ tai lá đến mút lá .

- Chiều rộng lá đòng: Đo nơi rộng nhất của phiến lá.

- Chiều dài bông: Từ đốt có gié đến đầu mút bông không kể râu. - Số bông hữu hiệu : Đếm tất cả các bông có hạt chắc và lép.

- Số hạt /bông trung bình : Tuốt hạt cả khóm, đếm tổng số hạt ( chắc và lép), tính tỷ lệ lép, chia tổng số hạt cho số bông.

- Chiều cao cây cuối cùng (cm): Đo từ gốc đến mút đầu bông (không kể râu hạt).

- Số nhánh tối đa.

- Chiều dài và chiều rộng lá đòng. - Số lá tối đa.

- Chiều dài bông.

- Số gié cấp 1 trên bông. - Chiều dài cổ bông.

c. Đặc điểm hình thái

Mô tả hình thái tại các thời điểm : - Đẻ nhánh rộ mô tả :

+ Kiểu đẻ: Xoè, gọn, chụm. - Đứng cái mô tả :

+ Màu sắc lá.

d. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Số khóm/m2.

- Số bông hữu hiệu/khóm.

- Tỷ lệ hạt lép (%): là tỷ số hạt lép/ tổng số hạt.

- Khối lƣợng 1000 hạt (gram): Cân 3 lần mẫu 100 hạt đã khô 13% (lấy 2 chữ số sau dấu phẩy).

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha).

NSLT = số bông hữu hiệu/khóm * số khóm/m2 * số hạt/ bông * tỷ lệ hạt chắc * P1000(gr) * 10-4

- Năng suất cá thể (g/khóm): thu 10 khóm trên từng dòng, tuốt hạt phơi khô đƣa về độ ẩm 13%, cân tính ra năng suất thực thu.

- Năng suất thực thu (tạ/ha): thu hoạch riêng từng ô thí nghiệm, tuốt hạt phơi khô đƣa về độ ẩm 13%, cân tính năng suất thực thu.

e. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bện và biện pháp phòng trừ: * Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh

Hàng tuần đi quan sát, thấy dòng nào xuất hiện sâu bệnh gây hại, ghi tên sâu, bệnh; mô tả mức độ sau 3 ngày quan sát lại nếu thấy mức độ tăng lên thì phun thuốc phòng trừ; ghi loại thuốc, nồng độ; thời gian ngừng gây hại sau phun; chỉ tiêu nào cho điểm thì ghi điểm.

- Khả năng chống chịu sâu

+ Sâu đục thân Điểm Tỷ lệ bị hại (%) 0 Không bị hại 1 1-10 3 11-20 5 21-30 7 31-60 9 >60 + Sâu cuốn lá Điểm Tỷ lệ bị hại (%) 0 Không bị hại 1 1-10 3 11-20 5 21-35 7 36-50 9 >51

+ Rầy nâu

Điểm Tỷ lệ bị hại (%)

0 Không bị hại 1 Bị hại rất nhẹ

3 Lá thứ nhất và lá thứ 2 bị hại

5 Tất cả các lá bị biến vàng, cây lùn rõ rệt hoặc cả hai 7 Hơn nửa số cây bị chết, số còn lại bị héo vàng và lùn nặng 9 Tất cả các cây bị chết - Khả năng chịu bệnh + Bệnh đạo ôn Điểm Tỷ lệ bị hại (%) 0 Không bị bệnh 1 <5 3 5-10 5 11-25 7 26-50 9 >51 + Bệnh khô vằn Điểm Tỷ lệ bị hại (%) 0 Không có triệu chứng

1 Vết bệnh nằm thấp hơn 20% chiều cao cây

3 20-30

5 31-45

7 46-65

9 >65

* Biện pháp phòng trừ:Có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho phòng trừ sâu bệnh, ghi loại thuốc, nồng độ; thời gian phun.

f. Tính hiệu quả kinh tế: - Chí phí phân bón - Chi phí giống

- Chi phí công lao động

- Chi phí thuốc bảo vệ thực vật - Năng suất thực thu

- Tổng chi - Lãi thuần

3.6. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU

- Đặc điểm nông sinh học, hình thái, mức độ nhiễm sâu bệnh, năng suất đƣợc đánh theo tiêu chuẩn đánh giá cây lúa của Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI (2002).

- Bố trí thí nghiệm theo phƣơng pháp của Gomez K.A. and Gomez A.A. (1984).

3.7. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

- Phƣơng pháp xử lý số liệu theo chƣơng trình IRRISTAT 5.0, Microsoft Excel 2003.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.1. Một số đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của giai đoạn mạ

Giai đoạn mạ là giai đoạn có vai trò quan trọng, quyết định khả năng sinh trƣởng và phát triển của cây lúa, cũng là một yếu tố quyết định đến năng suất lúa về sau. Cây mạ tốt yêu cầu phải cứng cây, đanh dảnh, to gân, có bộ rễ khoẻ, phát triển cân đối, đúng tuổi và sạch sâu bệnh. Cây mạ khỏe giúp sự hồi xanh của cây diễn ra nhanh hơn, chống chịu sâu bệnh đƣợc tốt hơn. Đặc điểm giai đoạn mạ của giống HYT116 trƣớc khi cấy đƣợc trình bày trong bảng 4.1 và 4.2.

Bảng 4.1. Một số đặc điểm giai đoạn mạ của giống HYT116 vụ Xuân 2017 tại Lâm Thao, Phú Thọ

Thứ tự cây theo dõi

Chiều cao cây

(cm) Số lá khi cấy Số nhánh khi cấy Màu sắc lá

1 19,3 2,5 1 xanh 2 19,6 3,0 1 xanh 3 21,5 2,5 1 xanh 4 19,5 2,5 1 xanh 5 18,0 2,8 1 xanh 6 17,5 2,5 1 xanh 7 19,5 2,5 1 xanh 8 19,0 3,0 1 xanh 9 18,5 2,8 1 xanh 10 20,0 2,5 1 xanh 11 21,0 3,0 1 xanh 12 18,0 2,5 1 xanh 13 17,0 2,8 1 xanh 14 20,5 2,5 1 xanh 15 19,7 2,5 1 xanh 16 21,0 3,0 1 xanh Trung bình 19,35 2,68 1 xanh

Nhìn chung, mạ của giống HYT116 có chất lƣợng tốt, tuổi mạ khi đƣa ra cấy là 17 ngày, chƣa đẻ nhánh, lá mạ có màu xanh và không bị sâu bênh hại. Vụ Mùa do thời tiết ấm và có nhiều ánh sáng nên cây mạ phát triển mạnh hơn so với vụ Xuân. Chiều cao cây mạ vụ Mùa trung bình đạt 27,6 cm cao hơn so với vụ

Xuân 8,25 cm. Số lá của cây mạ khi đƣa ra trồng vào vụ Mùa đạt trung bình 4,2 lá, vụ Xuân chỉ đạt 2,68 lá.

Bảng 4.2. Một số đặc điểm giai đoạn mạ giống HYT116 vụ Mùa 2017 tại Lâm Thao, Phú Thọ

Thứ tự cây theo dõi

Chiều cao cây

(cm) Số lá khi cấy Số nhánh khi cấy Màu sắc lá

1 28,3 3,5 1 xanh 2 28,6 4,5 1 xanh 3 30,5 3,5 1 xanh 4 28,5 3,8 1 xanh 5 27,0 4,8 1 xanh 6 26,5 4,5 1 xanh 7 25,5 3,5 1 xanh 8 28,0 3,5 1 xanh 9 28,5 4,5 1 xanh 10 27,0 3,8 1 xanh 11 29,0 4,8 1 xanh 12 26,0 4,5 1 xanh 13 24,0 4,5 1 xanh 14 29,5 3,8 1 xanh 15 28,7 5 1 xanh 16 26,0 4,8 1 xanh Trung bình 27,6 4,2 1 xanh

4.1.2. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và lƣ ng phân bón đến thời gian qua các giai đoạn sinh trƣởng của giống HYT116

Thời gian sinh trƣởng của cây lúa đƣợc chia làm hai thời kỳ sinh trƣởng sinh dƣỡng và thời kỳ sinh trƣởng sinh thực. Thời kỳ sinh trƣởng sinh dƣỡng đƣợc tính từ gieo đến khi lúa bắt đầu phân hóa đòng. Đây là giai đoạn hình thành các cơ quan nhƣ: rễ, thân, lá, nhánh và một phần tích lũy dinh dƣỡng cho giai đoạn sau, thời kỳ này có các giai đoạn: nẩy mầm, mạ, đẻ nhánh, vƣơn lóng. Thời kỳ sinh trƣởng sinh thực đƣợc tính từ khi cây lúa làm đòng cho đến khi chín. Nếu thời kỳ sinh trƣởng sinh dƣỡng quyết định số bông/khóm thì thời kỳ sinh trƣởng sinh thực quyết định số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc. Thời kỳ này chia làm các giai đoạn: làm đòng, trỗ bông, chín sữa, vào chắc, chín. Nhƣ vậy sự khác nhau về thời gian sinh trƣởng của các giống lúa chủ yếu khác nhau ở giai đoạn sinh trƣởng sinh dƣỡng. Thời gian sinh trƣởng sinh thực rất ít biến động, thời gian từ làm đòng đến trỗ khoảng 30 ngày thời gian từ trỗ đến chín 28 - 30 ngày.

Thời gian sinh trƣởng dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống lúa, thời gian sinh trƣởng của từng giống lúa lại phụ thuộc vào từng mùa vụ gieo trồng, điều kiện chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh của từng địa phƣơng khác nhau. Cùng một giống nếu đƣợc gieo trồng trong vụ Mùa thì thời gian sinh trƣởng sẽ ngắn hơn vụ Xuân. Việc nghiên cứu đánh giá thời gian sinh trƣởng của các giống là cơ sở để xác định thời vụ gieo cấy, cơ cấu giống trong công thức luân canh tăng vụ. Mặt khác, thời gian sinh trƣởng là tổng thời gian của các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của cây lúa, biết đƣợc thời gian của từng giai đoạn ta sẽ có các biện pháp tác động thích hợp nhất cho từng giai đoạn để phát huy tiềm năng năng suất của giống. Đối với giống chất lƣợng, điều kiện môi trƣờng trong thời gian lúa chín còn ảnh hƣởng đến cả chất lƣợng gạo do đó xác định chính xác thời gian sinh trƣởng của giống ở từng khu vực là hết sức quan trọng. Theo dõi sinh trƣởng của hai dòng HYT116 qua hai vụ trồng với các mức phân bón và mật độ khác nhau thu đƣợc kết quả:

Thời gian sinh trƣởng của cây lúa tính từ nảy mầm đến khi chín trải qua ba thời kì: sinh trƣởng sinh dƣỡng, sinh trƣởng sinh thực và thời kì chín. Thời gian sinh trƣởng kéo dài thì khả năng tích luỹ vật chất khô càng lớn, năng suất cao. Tuy nhiên, nếu quá dài sẽ không tốt cho thâm canh, dễ bị sâu bệnh và thiên tai. Thời gian sinh trƣởng của giống HYT116 gieo cấy trong thí nghiệm trong vụ Mùa ngắn hơn trong vụ Xuân. Vụ Xuân 2017, thời gian sinh trƣởng của giống HYT116 ở các công thức phân bón và mật độ khác nhau dao động từ 121-124 ngày, trong đó công thức P4 có thời gian sinh trƣởng dài nhất. Vụ Mùa thời gian sinh trƣởng của giống HYT116 ở các công thức khác nhau dao động trong khoảng 109 – 111 ngày, trong đó công thức P4 có thời gian sinh trƣởng dài nhất. Ở các công thức phân bón và mật độ khác nhau thì sự sai khác về thời gian sinh trƣởng là không đáng kể ở cùng một địa điểm và cùng một mùa vụ. Tuy nhiên, có một xu hƣớng chung là khi tăng lƣợng phân bón thì sẽ kéo dài thời gian sinh trƣởng, và trên cùng một mức phân bón khi mật độ tăng từ M1 đến M4 thì thời gian sinh trƣởng có xu hƣớng tăng nhƣng chênh lệch không đáng kể.

Khả năng bén rễ hồi xanh phụ thuộc vào sức sinh trƣởng của mạ. Mạ có sức sinh trƣởng càng mạnh thì bén rễ hồi xanh sớm, mạ yếu thì bén rễ hồi xanh muộn hơn. Tổ hợp lai HYT116 phục hồi khá nhanh sau khi cấy từ 4 - 5 ngày, ở giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến năng suất giống lúa lai hai dòng HYT116 tại lâm thao, phú thọ (Trang 41)