Ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến thời gian qua các gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến năng suất của giống lúa hai dòng HYT124 tại các tỉnh phía bắc (Trang 43 - 47)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.1Ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến thời gian qua các gia

4.2 Ảnh hưởng của mật độ cấyvà lượng phân bón đến sinh trưởng phát triển

4.2.1Ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến thời gian qua các gia

Hình 4.5. Ruộng lúa giai đoạn cấy

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi lúa nảy mầm đến khi lúa chín. Thời gian sinh trưởng biến động tùy thuộc vào từng giống, mùa vụ, thời vụ gieo cấy, chế độ chăm sóc, nhiệt độ, lượng mưa… Tìm hiểu thời gian sinh trưởng của các của các dòng, giống nghiên cứu là cơ sở cần thiết để bố trí mùa vụ, cơ cấu giống, luân canh tăng vụ, xây dựng biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý sao cho phù hợp và thu được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra thông qua thời gian của các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa có thể điều khiển được thời

điểm trỗ bông của cây lúa, tránh lúa trỗ vào những thời điểm điều kiện bất thuận nhằm phát huy tối đa tiềm năng, năng suất của giống.

Trong chu kỳ sống, cây lúa trải qua ba thời kỳ: Sinh trưởng sinh dưỡng, sỉnh trưởng sinh thực và thời kỳ chín. Thời kỳ tinh trưởng sinh thực quyết định năng suất cá thể thông qua các yếu tố cấu thành năng suất: Số bông/m2, số hạt chắc/bông, khối lượng nghìn hạt. Nếu được cung cấp đủ và kịp thời dinh dưỡng, ánh sáng, nước...thì số hoa trên bông được hình thành tôi đa, bông to.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống lúa HYT124 được trình bày ở bảng sau:

Trong vụ Xuân 2019 tại điểm thí nghiệm Thanh Trì - Hà Nội giống lúa lai hai dòng HYT124 được cấy ở tuổi mạ 21 ngày; tại điểm thí nghiệm Lâm Thao – Phú Thọ lúa được cấy ở tuổi mạ 22 ngày. Sau khi cấy tại cả hai điểm thí nghiệm gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, nhiệt độ cao hơn giai đoạn mạ nên cây lúa sớm bén rễ hồi xanh.

Thời điểm một tuần sau cấy lúa bắt đầu bước vào đẻ nhánh. Tại Hà Nội, thời gian đẻ nhánh của giống HYT124 ở các mức phân bón khác nhau là khác nhau dao động từ 39-45 ngày sau cấy. Thời kỳ này, giống lúa HYT124 chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố mật độ và lượng phân bón, cụ thể khi tăng lượng phân bón từ P1 đến P4 thì thời gian đẻ nhánh càng kéo dài, ở hai công thức P4M1 và P4M2 có thời gian đẻ nhánh dài nhất lên tới 45 ngày. Khi tăng mật độ cấy từ M1 đến M4 thời gian đẻ nhánh của giống lại giảm đi, ở mật độ cấy M1 thời gian đẻ nhánh trung bình 42,75 ngày khi tăng lên mật độ cấy M4 thời gian đẻ nhánh chỉ còn 40,5 ngày. Trong cùng một công thức phân bón, khi mật độ cấy càng dày thì khả năng đẻ nhánh càng kém, thời gian kết thúc đẻ nhánh càng nhanh. Điển hình ở công thức phân bón P2, thời gian đẻ nhánh dài nhất ở mật độ cấy M2 tương ứng là 42 ngày giảm xuống còn 39 ngày ở mật độ M4.

Thời gian từ gieo đến trỗ 10% của giống lúa HYT124 tại điểm thí nghiệm Thanh Trì, Hà Nội ở các công thức mật độ và phân bón biến động từ 94 – 98 ngày, trong đó công thức P2 là trỗ muộn hơn dao động từ 96-98 ngày. Trong cùng một mức phân bón, khi mật độ cấy tăng dần từ M1 đến M4 thời gian trỗ 10% ở các công thức có xu hướng giảm dần, tuy nhiên sự sai khác không đáng kể, dao động từ 1-2 ngày.

Bảng 4.1 Ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống HYT124 trong vụ Xuân 2019

tại Hà Nội và Phú Thọ Đơn vị tính: ngày Công thức Gieo – cấy ( ngày ) Từ cấy đến bắt đầu đẻ nhánh

Thời gian từ gieo đến trỗ …

Thời gian sinh trưởng Trỗ 10% Trỗ 50% Trỗ 100% HN PT HN PT HN PT HN PT HN PT HN PT P1M1 21 22 7 9 96 96 99 98 104 103 126 128 P1M2 21 22 7 9 97 97 100 99 105 104 127 129 P1M3 21 22 7 10 97 97 100 99 106 104 127 129 P1M4 21 22 7 9 96 98 99 100 105 105 126 130 P2M1 21 22 7 10 98 96 101 98 106 103 128 128 P2M2 21 22 7 11 97 97 100 99 106 104 127 129 P2M3 21 22 7 12 96 98 99 100 104 105 126 130 P2M4 21 22 7 12 97 96 100 98 106 103 127 128 P3M1 21 22 6 10 94 97 97 99 104 104 124 129 P3M2 21 22 6 9 94 96 97 98 106 103 124 128 P3M3 21 22 7 9 97 97 100 99 105 104 127 129 P3M4 21 22 7 10 95 98 98 100 103 105 125 130 P4M1 21 22 6 9 96 98 99 100 104 105 126 130 P4M2 21 22 6 10 96 98 99 100 105 105 126 130 P4M3 21 22 6 11 94 97 97 99 103 104 124 129 P4M4 21 22 6 11 96 98 99 100 105 105 126 130 Ghi chú: HN: Hà Nội; PT: Phú Thọ

Thời gian sinh trưởng của giống lúa khác nhau thì khác nhau, đây là một đặc tính của giống quyết định. Tuy nhiên thời gian sinh trưởng cũng phụ thuộc vào tác động của điều kiện ngoại cảnh và tác động của con người về việc điều chỉnh thời vụ, bón phân và kỹ thuật canh tác. Thời gian sinh trưởng có liên quan tới sự tích luỹ chất khô trong cây. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì khó có thể cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng quá dài cũng không tốt dễ nhiễm sâu bệnh hại và thiên tai, không phù hợp cho thâm canh tăng vụ. Ở các mức phân bón và mật độ cấy khác nhau không có sự ảnh hưởng nhiều đến thời gian sinh trưởng

của giống. Thời gian sinh trưởng của giống HYT124 trong điều kiện vụ Xuân tại điểm thí nghiệm Thanh Trì, Hà Nội dao động từ 124 – 128 ngày ở các công thức thí nghiệm. Như vậy, HYT124 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm giống ngắn ngày, có thể bố trí vào cơ cấu vụ Xuân muộn, mùa sớm ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng phù hợp với công thức luân canh 2 vụ lúa và 1 vụ màu. Công thức P2M1 có thời gian sinh trưởng dài nhất là 128 ngày, công thức P3M1, P3M2 và P4M3 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 124 ngày.

Tại Lâm Thao - Phú Thọ, các công thức thí nghiệm bắt đầu bước vào thời kỳ đẻ nhánh từ 9-11 ngày sau cấy và kết thúc đẻ nhánh ở giai đoạn từ 46- 50 ngày sau cấy. Như vậy, tại Lâm Thao – Phú Thọ thời gian đẻ nhánh của giống HYT124 dài hơn ở khu vực đồng bằng sông Hồng từ 5-6 ngày. Khi tăng lượng phân bón, từ P1 đến P4 thì thời gian đẻ nhánh của giống kéo dài hơn. Ở công thức có mức bón cao và mật độ cấy cao thời gian đẻ nhánh của giống kéo dài như ở công thức P3M3, P3M4, P4M3, P4M4 thời gian đẻ nhánh kéo dài đến 50 ngày sau cấy. Khi tăng mật độ cấy từ M1 đến M4 thời gian đẻ nhánh của giống tăng lên và đạt cao nhất ở mật độ M4 là 49 ngày. Ở các mức phân bón khác nhau thời gian đẻ nhánh của giống ở mức tương đương nhau xung quanh 47 ngày.

Thời gian từ gieo đến trỗ 10% của giống HYT124 tại điểm thí nghiệm Lâm Thao, Phú Thọ ở các công thức mật độ và phân bón biến động từ 96 – 98 ngày. Trong cùng một mức phân bón, khi mật độ cấy tăng dần từ M1 đến M4 thời gian trỗ 10% ở các công thức có xu hướng tăng dần, tuy nhiên sự sai khác không đáng kể, dao động từ 1-2 ngày. Thời gian trỗ quần thể của các công thức thí nghiệm từ 7-10 ngày, hầu hết các công thức có thời gian quần thể ngắn từ 8 đến 9 ngày. Ở các mức phân bón khác nhau thời gian trỗ quần thể không có sự khác biệt rõ ràng. Công thức P1M2 và P2M1 có thời gian trỗ quần thể ngắn nhất là 7 ngày.

Thời gian sinh trưởng của giống HYT124 trong điều kiện vụ Xuân tại điểm thí nghiệm Lâm Thao, Phú Thọ dao động từ 128 – 130 ngày ở các công thức thí nghiệm, dài hơn tại Hà Nội từ 4-6 ngày. Tuy nhiên, ở các mức phân bón và mật độ cấy khác nhau thời gian sinh trưởng của giống không có sự khác biệt lớn.

Như vậy, các công thức phân bón và mật độ cấy khác nhau không ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của giống lúa lai hai dòng HYT124. Thời gian sinh trưởng của giống chịu tác động của yếu tố địa hình, đất đai và khí hậu. Trong điều kiện trồng lúa ở nước ta, thường những giống ngắn ngày cần một lượng tổng

tích ôn là 2.500-3.000oC, giống trung ngày từ 3.000-3.000oC,giống dài ngày từ 3.500-4.500oC. Trong quá trình sinh trưởng, nếu nhiệt độ cao cây lúa nhanh đạt được tổng nhiệt độ cần thiết thì sẽ ra hoa và chín sớm hơn, tức là rút ngắn thời gian sinh trưởng. Nếu nhiệt độ thấp thì ngược lại. Tại điểm thí nghiệm Lâm Thao – Phú Thọ thuộc khu vực miền núi phía Bắc có điều kiện nhiệt độ trung bình ngày thấp hơn tại Hà Nội, do đó thời gian sinh trưởng của giống kéo dài hơn.

Hình 4.6. Ruộng lúa giai đoạn chín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến năng suất của giống lúa hai dòng HYT124 tại các tỉnh phía bắc (Trang 43 - 47)