0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO (Trang 33 -36 )

Dự báo dài hạn về thị trường, trên cơ sở đó quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh gạo xuất khẩu

Nhà nước cần có những dự báo dài hạn về nhu cầu của thị trường, hướng sản xuất để triển khai tới cơ sở tham gia hoạt động xuất khẩu. Từ những dự báo đó, các doanh nghiệp cũng như người dân sẽ chủ động hơn trong việc đầu tư sản xuất. Đầu tư những vùng chuyên canh lúa gạo xuất khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng khoa học kĩ thuật đồng bộ, tăng khả năng kiểm soát chất lượng gạo xuất khẩu.

Nước ta vẫn chủ yếu xuất khẩu những loại gạo mà ta có chưa hẳn là xuất khẩu cái mà thị trường cần đến. Cần phải nhanh chóng quy hoạch các vùng chuyên canh lúa phục vụ xuất khẩu, chỉ có như vậy mới có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường, tăng sức cạnh tranh. Nhà nước đã xác định vùng chuyên canh lúa xuất khẩu là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Quy hoạch từng vùng trồng các giống lúa khác nhau để tránh sự lai tạp giữa các loại giống cùng trồng xen lẫn trong cùng một vùng. Cũng có thể quy hoạch từng vùng lúa để phục vụ cho xuất khẩu sang thị trường có nhu cầu khác nhau, giảm diện tích gạo có chất lượng thấp, mở rộng hơn nữa diện tích gạo có chất lượng cao nhằm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao.

Nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch các vùng lúa xuất khẩu của cả nước và kế hoạch cụ thể trong việc ưu tiên đầu tư vốn, khoa học kĩ thuật để phát triển sản xuất lúa trong từng thời kì, nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch và kế hoạch

34

xuất khẩu gạo của cả nước của thời kì đó. Trong đó cần quan tâm giải pháp khuyến khích tích tụ và tập trung đất lúa trong vùng quy hoạch lúa xuất khẩu ở đòng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng để từng bước hiện đại hóa quy trình sản xuất lúa nhằm nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Về đầu tư, cần ưu tiên cho các công trình thủy lợi ở các vùng lúa xuất khẩu để thực hiện.

Cơ cấu lại giống lúa theo hướng nâng cao chất lương để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Tăng cường đầu tư trại giống cấp tính để sản xuất đầu dòng, cung cấp cho các điểm trình diễn, câu lạc bộ, các tổ chức nhân giống sau đó cung ứng đến mọi tổ chức, cá nhân, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giống thương phẩm đại trà thành một mạng lưới rộng rãi, được phép mua bán, trao đổi trực tiếp với nông dân, tạo thị trường giống sôi động, đều khắp.

Dùng kinh phí khuyến nông để mở nhiều đợt tập huấn, hội thảo, tham quan, trình diễn, chuyển giao kĩ thuật…nhằm phổ cập và nâng cao kiến thức về giống cho nông dân: dùng các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với các tổ chức, hợp tác xã, hộ nông dân và các tổ chức quần chúng để tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu giống lúa.

Có cơ chế chính sách về quản lý, sản xuất lúa giống, khuyến khích mọi thành phấn kinh tế trong nước và liên doanh với nước ngoài được phép sản xuất và kinh doanh giống lúa, có đăng kí và chịu sự quản lý của nhà nước như miễn giảm thuế, trợ giá giống gốc, hợp tác quốc tế xuất nhập khẩu giống.

Hình thành mạng lưới thu gom, vận chuyển lúa gạo xuất khẩu theo hợp đồng.

Xây dựng mới các cơ sở chế biến lúa gạo xuất khẩu tại các vùng sản xuất lúa hàng hóa phục vụ xuất khẩu gạo theo quy hoạch. Tiến tới hình thành mạng lưới thu gom lúa hàng hóa theo mô hình hợp tác xã hoặc tổ hợp tác thu mua lúa thống nhất giữa các địa phương theo phương thức hợp đồng kinh tế và giá cả hợp lý. Giải quyết thỏa đáng quan hệ giữa Nhà nước, nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong phân phối lợi nhuận theo hướng quan tâm nhiều hơn đối với người trồng lúa. Nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở chế biến, đánh bóng gạo xuất khẩu hiện có

35

đồng thời xây dựng các cơ sở mới cần thiết theo quy hoạch. Đầu tư vốn ngân sách để nâng cấp hệ thống kho tàng, cơ sở phơi sấy, đường sá, bến cảng, nhất là cảng Cần Thơ nhằm phục vụ đắc lực và hiệu quả xuất khẩu gạo.

Nâng cao kĩ thuật canh tác

Cần cử cán bộ chuyên môn xuống cấp xã để truyền đạt kĩ thuật. Hướng dẫn canh tác cho các hộ nông dân trồng lúa xuất khẩu theo quy trình đã biên soạn trước cho từng loại giống. Các quy trình này thông qua hoạt động thực tiễn phải được thường xuyên nâng cao cho phù hợp.

Đầu tư cho khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng cho sản xuất và xuất khẩu gạo

Xuất phát từ tình trạng sản xuất và xuất khẩu gạo như hiện nay, điều thiết yếu là cần nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Chất lượng gạo xuất khẩu liên quan đến các khâu sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vì vậy việc đầu tư khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng phải được thực hiện đồng bộ.

Trong sản xuất: Đầu tư vốn cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, ứng dụng vào sản xuất đặc biệt là nghiên cứu các giống lúa mới phục vụ xuất khẩu và các phương thức canh tác mới theo hướng cơ giới hóa trong sản xuất.

Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả mạng lưới khuyến nông, biến nó thành cầu nối để chuyển giao khoa học kĩ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kĩ thuật, cán bộ khuyến nông cũng như cho nông dân về các kĩ thuật canh tác mới.

Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thị trường, giá cả… để các doanh nghiệp cũng như người dân có những thay đổi phù hợp với các thông tin đó.

Các khâu sau thu hoạch: đây là một trong nhũng khâu quan trọng nhất trong việc quyết định chất lượng hạt gạo. Vì vậy, cần đầu tư các trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho các khâu này.

Hoàn thiện môi trường đầu tư trong sản xuất và xuất khẩu gạo

Nhà nước cần đổi mới một số cơ chế, chính sách nhằm phục vụ có hiệu quả hoạt động sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Ví dụ hiện nay chính sách tín dụng vẫn

36

chưa thực sự tạo điều kiện cho việc xuất khẩu, khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ngân hàng của nông dân, doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

Và để chính sách tín dụng tạo điều kiện tốt cho việc xuất khẩu thì nhà nước nên đề cập đến các vấn đề sau:

Thứ nhất, nhu cầu vay vốn sản xuất của nông dân hiện nay đòi hỏi các ngân hàng cần cải tiến thủ tục cho vay, đồng thời nâng cao nghiệp vụ của cán bộ cơ sở.

Thứ hai, mở rộng kịp thời mạng lưới qũy tín dụng nhân dân trên toàn địa bàn nông thôn nhằm tăng khả năng cung ứng vốn nhanh chóng, đồng thời giám sát được mục đích vay và đảm bảo tốt khả năng hoàn trả.

Thứ ba, tăng cường hình thức tín dụng tín chấp thông qua các tổ chức liên gia có sự tổ chức của các hội nông dân, hội phụ nữ mà không cần thế chấp song khả năng hoàn trả vẫn được đảm bảo chắc chắn.

Thứ tư, chú ý mở rộng hình thức tín dụng thương mại cho nông dân vay qua các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Các doanh nghiệp này vay tiền của ngân hàng thương mại rồi nhập vật tư ứng trước cho nông dân. Đến vụ tu hoạch doanh nghiệp thu lại tiền cho vay bằng thóc.

Thứ năm, để tăng cường hơn nữa nguồn vốn vay đến nông dân, Nhà nước cần ban hành quy chế buộc các ngân hàng thương mại cũng dành một phần vốn vay cho nông nghiệp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO (Trang 33 -36 )

×