Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại sở công thương tỉnh phú thọ (Trang 33 - 38)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên

2.1.2. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong quản

trong quản lý Nhà nước

Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức là vấn đề hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Việc nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức, trên cơ sở những chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Nội dung nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:

2.1.2.1. Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức

Nâng cao trình độ của cán bộ công chức, viên chức bao gồm nâng cao trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, kiến thức về quản lý Nhà nước và kiến thức chuyên môn mà đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có được chủ yếu thông qua đào tạo và đào tạo lại. Mặt khác, trong quá trình thực hiện công việc, còn cần kỹ năng nghề. Có thể các đối tượng này được đào tạo như nhau nhưng khả năng giải quyết công việc của đối tượng này ưu việt hơn, vượt trội hơn đối tượng khác. Khả năng này bộc lộ thông qua sự hiểu biết, nhận thức và rèn luyện, trải nghiệm thực tế. Vì thế để nâng cao kỹ năng làm việc đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cần phải được học hỏi, trải nghiệm nhiều hơn trong việc thực hiện công việc. Một người vừa có khả năng sáng tạo, vừa có kinh nghiệm trong công việc thì có thể có kỹ năng làm việc vượt trội hơn. Tất cả các yếu tố thuộc về trình độ học vấn này là tài sản vô giá của tổ chức mà con người là đối tượng sở hữu. Khai thác và nâng cao trình độ con người hoàn toàn phụ thuộc vào tổ chức mà trong đó các cấp quản trị là quan trọng nhất.

Các tiêu chí đánh giá trình độ học vấn:

- Tri thức là yếu tố cơ bản của trình độ học vấn. Nắm bắt được nó sẽ có lợi trong việc chỉ đạo thực tiễn, nâng cao khả năng phân tích và lý giải vấn đề. Trình độ học vấn được phân tích theo hai góc độ sau: Về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trình độ văn hóa là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản. Trình độ văn hóa được cung cấp thông qua hệ thống giáo dục chính quy và không chính quy; qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương các vị trí việc làm, các hoạt động nghề nghiệp. Trình độ chuyên môn là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra điều kiện, khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn để tăng năng suất lao động; sáng tạo những sản phẩm mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của tổ chức nói riêng và nền kinh tế xã hội nói chung. Trên thực tế cho thấy phần lớn người lao động có trình độ chuyên môn cao thì tổ chức đó phát triển nhanh. Tuy nhiên, cũng có những tổ chức mặc dù người lao động có trình độ chuyên môn cao, nhưng chưa tận dụng hết tiềm năng này nên tốc độ phát triển cũng như năng suất lao động của họ chưa cao. Đó

là do cơ chế quản lý, khai thác và sử dụng đội ngũ công chức, viên chức chưa được tốt.

- Kỹ năng phụ trợ: Ngày nay các tổ chức khi thực hiện tuyển dụng đều tìm kiếm những ứng viên mà ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn có những kỹ năng mềm khác phụ trợ cho công việc. Kỹ năng phụ trợ là thuật ngữ chung để chỉ các kỹ năng như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, tin học, ngoại ngữ... Những kỹ năng đó không phải lúc nào cũng được học trong nhà trường, nó bổ trợ và hoàn thiện hơn năng lực làm việc của người lao động, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.

- Kinh nghiệm làm việc thể hiện sự trải nghiệm trong công việc qua thời gian làm việc, có thể gọi đó là thâm niên một người có được. Người nhiều kinh nghiệm làm việc có thể giải quyết công việc thuần thục và nhanh hơn người ít kinh nghiệm. Kinh nghiệm làm việc kết hợp với trình độ và kỹ năng xử lý trong công việc tạo thành mức độ thành thạo, lành nghề. Khả năng sáng tạo là vô tận, năng lực của con người thể hiện tư duy trong việc đưa ra các sáng kiến, các ý tưởng và có các quyết định nhanh nhạy linh hoạt trong giải quyết các vấn đề. Khả năng này không phụ thuộc vào lứa tuổi hay giới tính. Do đó, một con người vừa có khả năng sáng tạo, vừa có kinh nghiệm trong công việc thì có thể có kỹ năng làm việc vượt trội hơn và là tài sản quý giá của tổ chức. Tất cả các yếu tố thuộc về trí lực này là tài sản vô giá của tổ chức mà con người là đối tượng sở hữu. Khai thác trí lực của con người hoàn toàn phụ thuộc vào tổ chức mà trong đó các cấp quản trị là quan trọng nhất. Các yếu tố này không thể mang ra cân, đo, đếm bằng định lượng cụ thể.

2.1.2.2. Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức

Có thể nói, phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong thực thi công vụ là một trong những yếu tố quan trọng của người cán bộ công chức, viên chức. Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, còn cán bộ có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Nếu một người cán bộ công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng thì hiệu quả công việc cũng như tinh thần trách nhiệm của họ trong công việc cũng cao. Ngược lại thì hiệu quả công việc sẽ thấp, rất dễ dẫn tới sự đổ vỡ của hệ thống.

Vì vậy phẩm chất đạo đức, lập trường tư tưởng cần được quan tâm đặc biệt. Mỗi cán bộ công chức, viên chức phải thường xuyên trau dồi nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống trong thực thi công vụ.

2.1.2.3. Hoàn thiện kỹ năng của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức

Bên cạnh những yêu cầu về trình độ năng lực, chuyên môn đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cần quan tâm đến kỹ năng thực thi công vụ. Thực tế cho thấy không phải bất cứ cán bộ công chức, viên chức nào cũng có khả năng thực hiện tốt công việc được giao.

Kỹ năng của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức bao gồm: Kỹ năng lãnh đạo, tổ chức, giao tiếp, thuyết trình,... những kỹ năng trên góp phần nâng cao chất lượng công việc của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Những kỹ năng này cần được quan tâm bồi dưỡng, rèn luyện thông qua thực tế công việc của từng cán bộ, công chức, viên chức.

2.1.2.4. Nâng cao tinh thần, ý thức, thái độ làm việc và khả năng chịu áp lực công việc của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức

Thái độ làm việc và khả năng chịu áp lực công việc là hai yêu tố rất quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Nếu công chức, viên chức không có thái độ làm việc tốt và khả năng chịu áp lực công việc cao thì sẽ không có sự đầu tư cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng của mình và sẽ không thể đảm nhận những công việc trong tương lai. Khi cán bộ công chức viên chức có thái độ làm việc tốt và khả năng chịu áp lực công việc cao thì họ sẽ có ý thức tìm mọi cách để hoàn thành công việc được giao như tự cập nhật kiến thức, học hỏi đồng nghiệp..., khiến cho công việc của họ được hoàn thành tốt, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị tốt hơn.

2.1.2.5. Nâng cao sức khỏe của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức để hoàn thành nhiệm vụ được giao

Nâng cao sức khỏe là một yếu tố quan trọng nhằm đánh giá chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Sức khỏe có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu tri thức, nâng cao năng suất của người lao động. Tất nhiên, thể lực không phải là yếu tố chính quyết định chất lượng đội ngũ công chức, viên chức; song, cũng không thể phủ nhận một thực tế là, nếu con người không được nâng cao thể lực thì cũng khó có thể phát triển được trí tuệ, khả năng sáng tạo trong học tập và lao động.

Sức khỏe hay chính là thể chất đội ngũ công chức, viên chức thể hiện vóc dáng về chiều cao, cân nặng và có thang đo nhất định. Đối với từng ngành khác nhau sẽ có yêu cầu thể chất khác nhau. Thể lực là tình trạng sức khỏe của đội ngũ công chức, viên chức bao gồm nhiều yếu tố cả về thể chất lẫn tinh thần và phải đảm bảo được sự hài hòa giữa bên trong và bên ngoài. Nâng cao sức khỏe là nâng cao sự phát triển hài hòa của con người cả về vật chất và tinh thần, đó là sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần. Sức khỏe cơ thể là sự cường tráng, là năng lực lao động chân tay. Sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là khả năng vận dụng trí tuệ, biến tư duy thành thực tiễn. Thể lực tốt thể hiện ở sự nhanh nhẹn, tháo vát, bền bỉ, dẻo dai của sức khỏe cơ bắp trong công việc. Thể lực là điều kiện quan trọng để phát triển trí lực. Vì vậy để nâng cao thể lực một cách toàn diện, chúng ta cần phải nâng cao sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần.

2.1.2.6. Mức độ hoàn thành công việc được giao

Đánh giá mức độ hoàn thành công việc là phương pháp, nội dung của quản trị nguồn nhân lực trong các tổ chức bao gồm cả tổ chức HCNN. Đánh giá mức độ hoàn thành công việc thực chất là xem xét so sánh giữa thực hiện nhiệm vụ cụ thể của cán bộ công chức, viên chức với những tiêu chuẩn đã được xác định trong Bảng mô tả công việc... Kết quả đánh giá thực hiện công việc cho phép phân tích và đánh giá về chất lượng cán bộ công chức, viên chức trên thực tế. Nếu như cán bộ công chức, viên chức liên tục không hoàn thành nhiệm vụ mà không phải lỗi của tổ chức, yếu tố khách quan thì có nghĩa là cán bộ công chức, viên chức đó không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Trong trường hợp này có thể kết luận chất lượng công chức, viên chức thấp, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao ngay cả khi công chức, viên chức có trình độ chuyên môn đào tạo cao hơn yêu cầu của công việc.

Để đánh giá được chính xác về mức độ hoàn thành công việc của cán bộ công chức, viên chức đòi hỏi trong các cơ quan HCNN phải tiến hành phân tích công việc một cách khoa học. Khi phân tích đánh giá về chất lượng cán bộ công chức, viên chức trên cơ sở tiêu chí này cần phải phân tích làm rõ các nguyên nhân của việc cán bộ công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại sở công thương tỉnh phú thọ (Trang 33 - 38)