XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục học sinh chưa ngoan ở trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, Biên Hòa, Đồng Nai (Trang 26 - 30)

Để thực hiện tốt công tác ổn định nề nếp, kỷ luật và giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT, đặc biệt giáo dục học sinh chưa ngoan, chậm tiến, bản thân tôi nhận thấy cần thực hiện tốt các vấn đề sau:

1. Hiệu trưởng phải có kế hoạch, sự phân cơng phân nhiệm cụ thể, phát động trong toàn thể nhà trường, tập thể sư phạm cùng phối h p thực hiện. Xây dựng kế hoạch thi đua và duy trì đánh giá kết quả thi đua của học sinh hàng tuần, tạo điều kiện cho các khối, các lớp và mỗi cá nhân cùng thi đua. Đồng thời, Hiệu trưởng phải xây dựng đư c kế hoạch giáo dục lại học sinh cá biệt một cách chu đáo và kiểm tra hiệu quả của công tác này theo định kỳ năm, học kỳ, tháng, tuần.

2. Đư c sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Chi bộ nhà trường, Ban Giám Hiệu, và sự ủng hộ nhiệt tình của Hội Cha mẹ học sinh, sự hỗ tr của các đoàn thể, của địa phương.

3. Giải quyết các vấn đề cần dựa theo các văn bản hướng dẫn hiện hành, áp dụng vào từng hoàn cảnh cụ thể của từng đối tư ng học sinh.

4. Xây dựng và phát huy vai trò tự quản của học sinh trong các hoạt động giáo dục tập thể. Việc xây dựng và phát huy vai trò tự quản của học sinh trong tất cả các hoạt động là yếu tố quan trọng nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của các em, phù h p với quy trình giáo dục hiện nay. Đây là cơng việc rất khó khăn, vất vả, địi hỏi có sự phối h p giữa GVCN, GVBM, Đoàn TN một cách liên

tục và thường xun… khi các em đã hình thành thói quen tự quản, các em sẽ tự chủ trong các hoạt động, từ xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện đến triển khai, tổ chức thực hiện. Các em sẽ tự kiểm tra, đôn đốc, động viên lẫn nhau để hạn chế những hành vi sai phạm trong lớp, phấn đấu xây dựng tập thể vươn lên mọi mặt. Đây là yếu tố quan trọng giúp các em tự rèn luyện năng lực tổ chức thực hiện, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục ở học sinh, là cơ sở giúp các em tự học, tự rèn luyện, giúp đỡ lẫn nhau.

Học sinh vừa là đối tư ng giáo dục, vừa là chủ thể tự giáo dục, muốn cho các em tự giáo dục, rèn luyện nhân cách có hiệu quả, Hiệu trưởng phải chỉ đạo cho các bộ phận trong nhà trường, trước hết là GVCN phải giúp học sinh năng lực tự quản ngay từ đầu cấp THPT và trong suốt quá trình rèn luyện ở nhà trường.

5. Tạo điều kiện cho học sinh tham gia xây dựng tiêu chuẩn thi đua của tổ

và xếp loại hạnh kiểm.

Cụ thể hóa chuẩn đánh giá thi đua lớp và chuẩn đánh giá đạo đức học sinh là việc xây dựng các tiêu chí, phương pháp và quy trình đánh giá một cách cụ thể, cơng bằng và khách quan, khắc phục tình trạng đánh giá một cách chung chung, cảm tính, thiếu chính xác. Nó có vai trị quan trọng trong việc giúp học sinh thấy đư c những ưu điểm, khuyết điểm của mình một cách cụ thể để có hướng phấn đấu trong tương lai.

Cơ sở để xây dựng các tiêu chí thi đua và đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh là: Luật Giáo dục 2005, Điều lệ trường trung học, Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THPT (ban hành kèm theo quyết định số 40/2006/QĐ-BGD-ĐT ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), các văn bản khác của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT về GD đạo đức HS, Nội quy của trường lớp,... Ngoài ra, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của từng đơn vị, Hiệu trưởng cú thể đưa vào một số tiờu chớ đỏnh giỏ cho phự h p trên cơ sở tham khảo ý kiến của hội đồng sư phạm.

Việc xếp đánh giá hạnh kiểm của các em, có sự tham gia thảo luận của lớp sẽ giúp các em học sinh chưa ngoan nhận thức đư c những hành vi chưa đúng của

mình trong học tập và có suy nghĩ tự giác sửa đổi bởi sự công bằng và khách quan của quá trình đánh giá.

Việc giáo dục học sinh chưa ngoan có tác dụng tích cực trong việc xây dựng nề nếp, quản lý trật tự kỷ luật trong nhà trường, giáo dục nhân cách học sinh. Cụ thể:

Từ việc thực hiện tốt nội qui lớp, nội qui trường, các em sẽ có ý thức cao trong việc chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, trở thành một cơng dân tốt cho xã hội, cho đất nước.

Hình thành ý thức làm chủ bản thân, tránh dựa dẫm, thói quen ỷ lại vào người khác.

Giúp các em biết phân biệt việc xấu, việc tốt, những việc nên làm trong cuộc sống. Từ đó các em biết đấu tranh chống những hành vi tiêu cực, sai trái ảnh hưởng đến cộng đồng và xã hội.

Giáo dục các em có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, làng xóm và đất nước

Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, kĩ năng h p tác, làm việc theo nhóm có hiệu quả cao.

Giáo dục các em ý thức phê và tự phê để mỗi ngày tiến bộ, biết vươn lên trong cuộc sống.

Giáo dục lại cho trẻ em chậm tiến đúng là vấn đề rất đáng quan tâm của xã hội ta trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Điều này không chỉ là trách nhiệm của chính gia đình các em, mà cịn là nhiệm vụ cần đư c nhà trường và xã hội dành sự quan tâm nhiều hơn. Đấy cũng là biện pháp quan trọng ngăn chặn từ xa những tệ nạn xã hội ngày càng phát triển bất thường, nguy hiểm và nghiêm trọng ở môi trường học đường và trong giới thanh thiếu niên học sinh.

Trong tầm nhìn cịn hạn chế của trường mình, tơi cũng xin mạo muội nêu lên một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lư ng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan, chậm tiến ở trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh mà chúng tôi đã thực hiện đư c trong nhiều năm qua.

Với tinh thần khơng ngại khó và sự cầu tiến bộ, tôi rất mong nhận đư c sự đóng góp, giúp đỡ của các thầy cơ và các bạn đồng nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn.

NGƢỜI THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục học sinh chưa ngoan ở trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, Biên Hòa, Đồng Nai (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)