Định hướng và giải pháp nâng cao vai trò của đoàn thanh niên trong xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 85)

THANH NIÊN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN LƯƠNG TÀI

4.4.1. Đánh giá chung kết quả trong xây dựng nông thôn mới của Đoàn thanh niên

4.4.1.1. Những ưu điểm

Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào “Tuổi trẻ Bắc Ninh chung tay xây dựng nông thôn mới” đã bám sát các chủ trương lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, huyện ủy, UBND huyện và Ban chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của huyện và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

“Tính minh bạch trong sử dụng kinh phí, các nguồn lực xây dựng nông thôn mới rất quan trọng, nó giúp cho người dân nắm được, biết được các nguồn lực đó có được sử dụng đúng hay không. Nếu việc sử dụng các nguồn lực đúng và hợp lý sẽ giúp người dân nói chung và thanh niên nói riêng tin tưởng và ủng hộ chủ trương của chính quyền, còn nếu sử dụng sai sẽ làm cho dân mất lòng tin và sẽ dẫn đến kiện tụng và không thực hiện được chương trình…”

Các hoạt động của Đoàn đã tập trung coi trọng hoạt động tại cơ sở, đề cao tính thiết thực và hiệu quả trong hoạt động; các cấp bộ Đoàn trong huyện đã tập trung chỉ đạo và xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn theo tinh thần đẩy mạnh phong trào thanh niên một cách toàn diện.

Đoàn thanh niên đã tranh thủ được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền trong việc hỗ trợ các nguồn lực và cơ chế hoạt động cho tổ chức đoàn đồng thời làm tốt công tác xã hội hóa các nguồn lực, góp phần thực hiện có hiệu quả kế hoạch, chương trình đề ra.

4.4.1.2. Tồn tại, hạn chế

Các cấp bộ Đoàn ở cơ sở nhiều nơi chưa thực sự chủ động trong việc tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của địa phương trong đảm nhận các phần việc, công trình của xây dựng nông thôn mới.

Công tác phối kết hợp giữa Đoàn thanh niên với các ngành cùng cấp trong Chương trình xây dựng nông thôn mới chưa được chặt chẽ.

Do trình độ, kỹ năng của cán bộ đoàn không đồng đều, một số ít cán bộ năng lực còn hạn chế, vì vậy công tác chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới thời gian đầu còn gặp nhiều lúng túng, tiếp cận chưa hiệu quả.

Công tác xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ mới, khối lượng công việc lớn, phải vừa làm, vừa học hỏi rút kinh nghiệm nên trong quá trình triển khai thực hiện các hiện các nội dung trong xây dựng nông thôn mới của Đoàn thanh niên do chưa có kinh nghiệm nên còn nhiều nội dung chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng được kỳ vọng của ĐVTN và nhân dân.

Công tác kiểm tra, giám sát đối với các công trình, phần việc do Đoàn thanh niên thực hiện trong xây dựng nông thôn mới còn nhiều hạn chế, mới chỉ tập trung vào thực hiện các công trình, phần việc đảm nhiệm mà chưa chú trọng công tác kiểm tra, giám sát khi hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng.

4.4.2. Định hướng nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án “Đoàn thanh niên tham gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2020” do Trung ương Đoàn thanh niên phát động đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và cuộc vận động “Tuổi trẻ Bắc Ninh chung tay xây dựng nông thôn mới” do Tỉnh Đoàn Bắc Ninh triển khai trong toàn tỉnh. Trong đó, chú trọng vào các nội dung chủ yếu sau:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền rộng khắp về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới để vận động thanh niên tham gia.

Chú trọng tăng cường các hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú như tổ chức các diễn đàn về xây dựng nông thôn mới; xây dựng các trang thôn tin, chuyên mục về hoạt động của Đoàn thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới; Tổ chức các lớp tập huấn cho các tuyên truyền viên làm công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, phát hành các tờ rơi hoặc xây dựng thành các nội dung sinh hoạt chi đoàn trong các chi đoàn dân cư. Công tác tuyên truyền phải được thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả nhằm tác động và làm thay đổi nhận thức, trách nhiệm của mỗi thanh niên và cộng đồng đối với việc xây dựng nông thôn mới.

Nhân rộng các mô hình thanh niên tham gia phát triển kinh tế tại địa phương, tạo cơ chế thuận lợi cho thanh niên vay vốn phát triển kinh tế và tạo điều kiện về nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên. Duy trì và sử dụng có hiệu quả các công trình, cơ sở hạ tầng do đoàn viên thanh niên thực hiện trong xây dựng Nông thôn mới.

Tiếp tục triển khai nhân rộng các phong trào, chương trình như: Thắp sáng đường quê; Hành trình xanh; Mượn đất lập nghiệp; các hoạt động tình nguyện…để thanh niên có điều kiện tham gia đóng góp sức lực xây dựng quê hương.

Đoàn thanh niên cần tích cực trong việc xã hội hóa các nguồn lực để tham gia xây dựng Nông thôn mới, cần tranh thủ và huy động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp tham gia hỗ trợ hoạt động của Đoàn trong xây dựng nông thôn mới.

Các hoạt động của Đoàn thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, hài hòa với môi trường, từng bước nâng cao đời sống nhưng vẫn góp phần bảo tồn giá trị truyền thống, văn hóa của địa phương.

Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn; nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động của Đoàn thanh niên và kỹ năng tổ chức hoạt động cho cán bộ Đoàn.

4.4.3. Giải pháp nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới thôn mới

Thực hiện Đề án Đoàn thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2020, để nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới. Trong thời gian tới, Đoàn thanh niên cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như sau:

* Đối với công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phù hợp với điều kiện thực tế và đối tượng cụ thể. Tổ chức giới thiệu, tuyên truyền đến đông đảo đoàn viên, thanh niên địa phương các nội dung cơ bản của cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, hoạt động của tổ chức Đoàn - Hội các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình “Đoàn tham gia xây dựng nông thôn mới” thông qua sinh hoạt chi đoàn, các hoạt động của Đoàn và các sự kiện của địa phương, các hội thi, hội diễn văn nghệ; các phương tiện thông tin của xã, huyện…

Xây dựng và duy trì các trang chuyên mục về “Tuổi trẻ Bắc Ninh chung tay xây dựng nông thôn mới” trên hệ thống trang tin điện tử của tổ chức Đoàn các cấp, giới thiệu các mô hình, giải pháp hiệu quả, các điển hình thanh niên nông thôn tiêu biểu trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Tổ chức cho thanh niên, Đoàn các xã tham quan, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm tại các đơn vị đã thực hiện thành công các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ, kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Đoàn làm công tác tuyên truyền. Tổ chức các hội thi “Báo cáo viên giỏi” để đào tạo, xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên của Đoàn.

Trong đó đối với tổ chức Đoàn mỗi cấp cần thực hiện tốt các nội dung sau: - Đối với huyện đoàn cần thực hiện

Cần xây dựng các nội dung tuyên truyền về nông thôn mới một cách đa dạng, phong phú, kịp thời triển khai hướng dẫn cấp cơ sở tuyên truyền. Xây dựng và duy trì các trang chuyên mục về xây dựng nông thôn mới của thanh niên trên trang thôn tin điện tử của huyện. Phối hợp với đài phát thanh và truyền hình của huyện thường xuyên tuyên truyền về hoạt động xây dựng nông thôn mới của thanh niên.

Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ đoàn làm công tác tuyên truyền, xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp huyện có chuyên môn tốt.

Tổ chức giao ban giữa các đoàn xã trong huyện về xây dựng nông thôn mới để Đoàn thanh niên các xã có điều kiện học tập kinh nghiệm của các đơn vị.

- Đối với Đoàn thanh niên các xã

Trên cơ sở hướng dẫn, định hướng tuyên truyền của huyện, Đoàn thanh niên các xã xây dựng kế hoạch tuyên truyền bám sát nội dung huyện triển khai. Thường xuyên viết bài, gửi tin về các hoạt động của Đoàn thanh niên xã trong xây dựng nông thôn mới để huyện đoàn tổng hợp và đưa tin.

Đào tạo, xây dựng một đội tuyên truyền viên, báo cáo viên cấp xã có trình độ, có kiến thức chuyên môn tốt để thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới cho đoàn viên thanh niên xã mình.

* Đối với các hoạt động tham gia xây dựng hạ tầng, cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn

Tiếp tục tổ chức cho đoàn viên thanh niên tham gia thi công, xây dựng các công trình hạ tầng, cảnh quan nông thôn như: Các công trình Thắp sáng đường quê xây dựng đường điện chiếu sáng nông thôn; Xây dựng, sửa chữa các trục đường giao thông liên thôn, liên xã; Cải tạo, sửa chữa các hệ thống kênh mương, các công trình phúc lợi do địa phương quản lý. Đi đầu trong việc cải tạo nhà cửa, vườn, ao, chuồng trại, làm đẹp hệ thống tường rào, cửa nhà.

Tích cực tổ chức các hoạt động vệ sinh, bảo vệ môi trường, vận động thanh thiếu nhi thường xuyên tổ chức các hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường như: Tổ chức có hiệu quả hoạt động “Ngày thứ 7 tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”; triển khai hiệu quả phong trào “Hành trình xanh” vận động đoàn viên thanh niên tích cực tham gia trồng cây xanh, bảo vệ môi trường; Thường xuyên tham gia dọn dẹp đường làng, ngõ xóm, khơi thông dòng chảy…Vận động nhân dân thay đổi thói quen cũ, bỏ rác đúng nơi quy định, sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh.

Xung kích đảm nhiệm các công trình phần việc bảo vệ môi trường nông thôn; xây dựng các tuyến đường thanh niên tự quản, thành lập các đội hình thanh niên tình nguyện tham gia bảo vệ môi trường.

Trong đó đối với Đoàn thanh niên từng cấp cần thực hiện như sau: - Đối với cấp huyện

Cần tham mưu với huyện ủy, UBND huyện tạo cơ chế thuận lợi để thanh niên có thể được tham gia đảm nhiệm nhiều công trình, phần việc về xây dựng hạ tầng nông thôn mới hơn đặc biệt là các hoạt động xây sửa đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, nhà nhân ái, đường điện chiếu sáng theo các tiêu chí của nông thôn mới.

Xây dựng hướng dẫn, triển khai chỉ đạo Đoàn xã cũng như chi đoàn cơ sở trực thuộc triển khai các hoạt động xây sửa đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, nhà nhân ái....tại địa phương. Nâng cao vai trò tình nguyện của ĐVTN trong toàn huyện.

Nắm bắt nhu cầu về khu vui chơi giải trí cho thanh thiếu nhi để có hướng tham mưu kịp thời với Đoàn cấp trên, các cấp chính quyền phương án triển khai xây dựng, tu bổ khu vui chơi cho thanh thiếu nhi tại địa phương. Thành lập các đội hình tình nguyện bảo vệ môi trường cấp huyện; định kỳ tổ chức ra quân đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Đối với cấp xã

Tham mưu với cấp ủy, chính quyền tạo điều kiện cho Đoàn thanh niên xã đảm nhiệm thực hiện các công trình hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới. Thực hiện tốt công tác tu bổ xây dựng và duy trì, bảo dưỡng hệ thống giao thông nông thôn, nhà nhân ái, nhà văn hóa, sân bóng, khu vui chơi giải trí cho thanh thiếu nhi, hệ thống kênh mương nội đồng, đường điện chiếu sáng theo đúng tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Tích cực tổ chức các hoạt động ra quân vệ sinh môi trường tại địa phương.

* Đối với hoạt động tham gia phát triển kinh tế nông thôn

Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, môi trường, chế biến nông sản, thực phẩm cho đoàn viên thanh niên.Tổ chức các lớp đào tạo nghề, tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên; hỗ trợ thanh niên xây dựng và phát triển các mô hình thanh niên tham gia phát triển kinh tế tại địa phương, phát huy tính năng động, sáng tạo của thanh niên để xây dựng các mô hình thanh niên phát triển kinh tế.

Phối hợp, hướng dẫn thanh niên vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ, đội, nhóm thanh niên hỗ trợ vốn giúp nhau lập nghiệp, khởi nghiệp.Tổ chức các hoạt động giúp đỡ các gia đình thanh niên khó khăn vươn lên thoát nghèo, xóa hộ đói do thanh niên làm chủ và hàng năm giúp đỡ các hộ thanh niên vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đối với Đoàn thanh niên mỗi cấp cần thực hiện: - Đối với cấp huyện

Tích cực và chủ động phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội huyện để hỗ trợ thanh niên vay vốn phát triển kinh tế; tích cực tham mưu, đề xuất đoàn cấp trên hỗ trợ giải ngân nguồn vốn giải quyết việc làm cho thanh niên (Đề án 120) để giúp đỡ các mô hình thanh niên làm kinh tế tại địa phương.

Nâng cao chất lượng hoạt động của điểm tư vấn giới thiệu việc làm thanh niên. Phối hợp với các trường nghề, các doanh nghiệp tổ chức dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên; phổ biến, hướng dẫn thanh niên tham gia các chương trình ngày hội việc làm.

Chủ động khảo sát nhu cầu về việc làm của thanh niên; tham mưu với cấp ủy, chính quyền tạo cơ chế để làm việc với các khu công nghiệp, các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn có nhu cầu tuyển dụng lao động để tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên.

- Đối với cấp xã

Chủ động khảo sát, nắm bắt nhu cầu của thanh niên trong các vấn đề: sản xuất, kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ, tiêu thụ sản phẩm… để từ đó tham mưu đề xuất với các cấp có thẩm quyền quan tâm, tạo điều kiện cho thanh niên phát triển kinh tế tại địa phương.

Huy động hiệu quả nguồn vốn vay cho thanh niên phát triển kinh tế từ ngân hàng chính sách xã hội và nguồn vốn của đoàn cấp trên hỗ trợ. Tham mưu với cấp ủy, chính quyền có cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện cho các mô hình thanh niên phát triển kinh tế tại địa phương có cơ hội phát triển và mở rộng sản xuất.

* Đối với việc tham gia xây dựng đời sống văn hóa nông thôn

Tích cực tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong thanh thiếu nhi. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nhà văn hóa xã, nhà văn

hóa thôn, các điểm sinh hoạt cộng đồng, các công trình vui chơi giải trí. Hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ bỏ học.

Xây dựng và phát triển các loại hình các câu lạc bộ như: Câu lạc bộ gia đình trẻ; câu lạc bộ tiền hôn nhân; câu lạc bộ tuổi trẻ pháp luật; câu lạc bộ kỹ năng xã hội để góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho thanh thiếu nhi ở nông thôn; thành lập và duy trì hiệu quả hoạt động của các đội tuyên truyền ca khúc cách mạng ở địa phương.

Hỗ trợ các cơ sở Đoàn ở nông thôn xây dựng và thành lập các trung tâm, tổ, đội, nhóm trợ giúp pháp lý, cung cấp kiến thức về pháp luật, tình yêu, hôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 85)