Tư tưởng nghệ thuật trong truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XXI có sử dụng

Một phần của tài liệu kĩ thuật phân mảnh lắp ghép trong truyện ngắn đầu thế kỉ 21 (Trang 35 - 44)

kĩ thuật phân mảnh, lắp ghép:

Tư tưởng tác phẩm văn học là nhận thức, lí giải và thái độ đối với toàn bộ nội dung cụ thể sống động của tác phẩm văn học, cũng như những vấn đề nhân sinh đặt ra trong đó.

Ví dụ tư tưởng của tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố là tố cáo quyết liệt cái chế độ thống trị đen tối, thối nát phi nhân đã chà đạp tàn bạo cuộc sống của con người, nhất là nông dân nghèo. Tư tưởng của bài thơ Tràng giang của Huy Cận là nỗi buồn cô đơn, rợn ngợp và khao khát chia sẻ trước cảnh không gian mênh mông trống vắng, xa lạ.

Thật ra, qua tác phẩm, tư tưởng “náu mình” trong những hình tượng sinh động, những cảm hứng sâu lắng của tác giả. Bê-lin-xki từng khẳng định: “Tư tưởng thơ, đó

không phải là phép tam đoạn thức, không phải là giáo điều, không phải là quy tắc, mà là một ham mê sống động, đó là cảm hứng.”… Đối với tư tưởng tác phẩm văn học

trước hết hãy cảm nhận bằng trái tim. Mọi sự khái quát suy lí đều chỉ có giá trị tương đối. Đó là lí do vì sao có sự tiếp nhận khác nhau về tư tưởng tác phẩm văn học, mà vì sao các nhà văn lớn như Gớt, Tôn-xtôi từ chối trả lời câu hỏi tư tưởng tác phẩm văn học cụ thể của họ.

Tư tưởng của tác phẩm văn học không phải giản đơn là ý đồ tư tưởng mà nhà văn muốn thể hiện, mà là cái điều tự thân tác phẩm “nói” với người đọc. Tư tưởng tác phẩm văn học thường lớn hơn ý đồ nhà văn. Tư tưởng của tác phẩm có thể được thể hiện qua những lời thuyết minh trực tiếp của tác giả, của nhân vật chính diện, nhưng

chủ yếu được bộc lộ qua lôgic miêu tả của nhà văn, hòa thấm khắp chi tiết của thế giới hình tượng sống động trong nội dung cụ thể của tác phẩm.

Đến với thời kì văn học hậu hiện đại ở Việt Nam, các nhà văn có xu hướng viết xóa nhòa ranh giới giữa nghệ thuật và đời sống hàng ngày, xóa bỏ giai tầng giữa văn hóa quý tộc và văn hóa đại chúng, phủ nhận nguyên bản của một tác phẩm nghệ thuật... Thái độ của chủ nghĩa hậu hiện đại trong mỹ học là phi cấu trúc, từ bỏ vai trò chủ thể của con người, một sự tiếp nhận hay mô tả hiện tượng mà không cần suy diễn, không chú ý đến chiều sâu, không diễn dịch bản chất sự vật theo chủ quan của tác giả, giá trị nghệ thuật tùy thuộc vào kinh nghiệm cá nhân của người tiếp nhận, tùy thuộc vào nền văn hóa mà họ sở thuộc.

Ở giai đoạn văn học hậu hiện đại, kĩ thuật phân mảnh, lắp ghép được sử dụng rộng rãi, tạo nên một nét nổi bật cho văn chương thời kì này. Nó được thể hiện rõ nét qua truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Về tư tưởng của tác phẩm này, Nguyễn Ngọc Tư nhấn mạnh đến tư tưởng nhân quả: sự trừng phạt, báo ứng ác nghiệp...Nguyễn Ngọc Tư kết thúc truyện bằng triết lý yêu thương, xóa hận thù để hóa giải nhân quả

Trước đây khi tiếp cận “Cánh đồng bất tận” có vài ý kiến phê phán vì sự hiểu lầm mối quan hệ giữa sự thật nghệ thuật mà tác phẩm nêu lên và hiện thực nơi tác giả đang sống. Những người phê phán đều xem tác phẩm Cánh đồng bất tận có những ám dụ về Cà Mau - vùng đất có nhiều mảng tối và con người có nhiều hạn chế. Họ không nhầm truyện với phóng sự như một vài nhà phê bình lầm tưởng, họ chỉ lưu ý đến tính "ám dụ" bóng bẩy của tác phẩm. Họ thấm nhuần khá sâu sắc cái luận điểm "văn học phản ánh bản chất cuộc sống, nêu cái tốt là chính, nhân vật tích cưc là chủ yếu", bởi vậy Cánh đồng bất tận rất xa lạ với cách cảm nhận thẩm mỹ quen thuộc mà họ tiếp nhận một thời xa, cũ. Họ xem Cánh đồng bất tận là tác phẩm "bôi đen" hiện thực Cà Mau.

Con người nên sống với tình yêu, nếu sống với hận thù chỉ biết có hận thù, thì khi anh trả thù đời thì đời cũng trả thù lại anh! Nguyễn Ngọc Tư đã đặt ra vấn đề về cách cứu vớt những sai lầm nhân thế, người ta chỉ có thể cứu vớt được bằng sự khoan dung, tha thứ, lấy ân trả oán…

Từ câu chuyện về cách ứng xử của con người và gia đình, Nguyễn Ngọc Tư miêu tả sự đau đớn, vật vã của kiếp người bằng tất cả tình yêu thương. Sức cuốn hút sâu sắc của chủ nghĩa nhân văn đã đến với bạn đọc nhiều tầng lớp, được bạn đọc nhiều thế hệ khắp nơi yêu mến. Có thể xem đó là một minh chứng cho giá trị tác phẩm! Thông điệp mà tác giả Cánh đồng bất tận muốn gửi đến cho độc giả không nhằm phê phán hay ám chỉ các mặt tối, sáng một nơi nào cả, mà chính là cảm xúc nhân văn với thân phận con người. Cánh đồng bất tận chỉ nói cái sự đời, và miêu tả người đời. Những sự kiện nêu lên có màu sắc địa phương trong Cánh đồng bất tận chỉ là cái áo khoác cho thông điệp dễ đi trọn đường đến trái tim độc giả.

Các nhân vật trong Cánh đồng bất tận không phải “nhân vật hiện lên trần trụi,

hiện sinh. Con người hành xử theo bản năng nhiều hơn là ý thức xã hội”. Mà ai cũng có cái tốt bên cái xấu, chứ không hoàn toàn xấu. Ta gặp họ không ít lần trong cuộc đời, và họ không đáng làm ta xa lánh chứ đừng nói lên án.

Họ là những người bình thường trong cuộc đời, họ có những nét tha hóa do hoàn cảnh nhưng cái phẩm chất hoàn lương luôn tiềm tàng ở họ. Người mẹ xấu hổ trước sai phạm của mình đã bỏ nhà ra đi chứ không thể lì lợm đối diện với hai con, người đàn bà tuy phải lang chạ kiếm sống nhưng khi cần cũng biết hy sinh để cứu đàn vịt gia sản của mấy chị em, rồi trái tim chai sạn khổ nhục của chị biết run lên cay đắng trước sự khinh rẻ lạnh nhạt của ông bố hai đứa trẻ, sự thức tỉnh của người bố trong chiều mưa tầm tã mà nỗi đau lên đến tận cùng khi người con gái thân thương bị hãm hiếp... Không kể mấy tên lưu manh cướp bóc, hãm hiếp, thì các nhân vật chính từ cô gái điếm bất hạnh, người mẹ sai lầm, người cha cực đoan đến người con trai nhu nhược... đều có hai mặt tối - sáng trong tính cách họ khiến ta thương cảm chứ không

căm ghét. Cái nhân - cách - văn - hóa lương thiện bị vùi lấp xáo trộn trong họ nhiều khi vụt lên sáng rõ hơn ở nhiều con người được ngụy trang trong đời thực. Sự thức tỉnh của họ cũng như cái giây phút "thèm lương thiện" của Chí Phèo làm ta không bi quan tuyệt vọng ở con người, ở kiếp người mà ngược lại chỉ làm ta thêm gắn bó với họ vì không có "cái gì thuộc về con người mà xa lạ với chúng ta". Và nếu hiểu như vậy thì trong hoàn cảnh riêng biệt, nếu giả sử có một doi đất nào đấy ở Cà Mau có nhiều con người thực kiểu Nguyễn Ngọc Tư miêu tả cũng chỉ làm ta yêu mến và xúc động hơn bởi cái sức mạnh khái quát đầy tính bao dung của nghệ thuật.

Tác phẩm không phải đã toàn bích, có lúc tác giả đã hơi lý tưởng hoá, nghĩ thay cho nhân vật, tạo nên một ấn tượng gờn gợn khiên cưỡng. Dẫu vậy, Cánh đồng bất tận vẫn là một thiên truyện "đọc cảm động từ dòng đầu đến cuối, vì tính nhân văn dồi dào trong nội dung, cũng như còn làm độc giả say đắm bởi một số đặc sắc nghệ thuật rất riêng của Nguyễn Ngọc Tư.

Văn học đương đại, trên con đường hội nhập thế giới đi dần về phía Nhân văn chủ nghĩa, chứ không bó hẹp trong Chủ nghĩa yêu nước. Chủ đề nhân đạo của văn học tiếp nối, bổ sung cho cảm hứng anh hùng cách mạng độc tôn trong quá khứ. Cảm hứng chủ đạo của nền văn học quá khứ là Chủ nghĩa yêu nước, là lý tưởng XHCN. Nền văn học đương đại thấm nhuần tư tưởng nhân bản hướng tới sự thể hiện toàn vẹn con người. Con người phong phú đa dạng với sự thức tỉnh ý thức cá nhân, vừa cá biệt nhưng cũng vừa là con người có tính nhân loại phổ quát.

Trên nhiều phương diện, vươn lên trên mặt bằng "mô-nô-tôn" của văn xuôi hiện hữu, Cánh đồng bất tận được chú ý như là cánh én báo hiệu một mùa đổi mới văn chương, sẽ có nhiều tác phẩm được sáng tác theo hướng của Cánh đồng bất tận.

Cánh đồng bất tận nổi tiếng, kĩ thuật phân mảnh lắp ghép thể hiện rõ ràng, sắc nét, tư tưởng trong đó khiến ta cảm nhận rõ ràng hương vị của văn chương hậu hiện đại. Ngoài Cánh đồng bất tận ra, Mưa mặt nạ của Nhật Chiêu cũng vô cùng xuất sắc và nổi bật. Một tác phẩm mà tư tưởng của tác giả ẩn chứa bao nhiêu tầng lớp ý nghĩa, kĩ

thuật phân mảnh, lắp ghép đã giúp nhà văn gói ghém thêm nhiều câu chuyện, tạo ra bao nhiêu khoảng trống để bạn đọc suy ngẫm. Một thế giới mặt nạ bật tung trước mắt ta như cánh cửa kì ảo – cánh cửa đưa ta về thời thơ bé áp mặt nạ chơi ú tim, cánh cửa của thực tại mở ra với bao lo toan chồng chất, cánh cửa mở ra tương lai với những miền xa xăm đang vẫy gọi, và ở những nơi đó, ta lặng lẽ nhặt nhạnh những cảm xúc vô danh: “có vô số mặt nạ, nào giai nhân, anh hùng, yêu ma, nào ác bá, chồn cáo, công hầu, nào chim, cá, bướm, nào bé con, lão tiều, hề, nào người hầu, gian thần, đạo tặc, nào thiên nữ tán hoa, nào ca diếp vi tiếu, có cả mặt nạ của trinh tiết, mặt nạ của ái ân, mặt nạ của từ bi, mặt nạ của cứu rỗi, có cả mặt nạ của mặt nạ, mặt nạ của hư không, mặt nạ của chân lý, mặt nạ của giải thoát”. Là câu chuyện kể của anh chàng đi vào ngôi làng kì lạ, tiếng cười là điều hiếm hoi, em bé ở trong bụng mẹ đã không được dạy cách cười, những con người lớn lên thầm lặng, cuộc sống lặng lẽ, tẻ nhạt. Là người con gái tên Hồ, có đôi mặt đẹp như nước hồ thu, vẻ đẹp đáng yêu hơn tất thảy mọi thứ, khiến cho cả Man và anh chàng kia say đắm. Nhưng sau khi ướm thử chiếc mặt nạ kì lạ trong cơn mưa mặt nạ, Hồ đã là Hồ Nguyệt. Tâm hồn vẫn là cô gái trong sáng thơ ngây ấy nhưng gương mặt đã trở nên sắc sảo, quỷ quyệt . Câu hỏi đặt ra là cái mặt nạ ấy giờ đã hòa làm một với gương mặt nàng, thế thì cái nào là thật cái nào là giả, nên nhớ gương mặt xưa kia hay tìm cách thân thuộc với gương mặt hiện tại của nàng. “Mặt nạ” hay “mưa” hay “mưa mặt nạ”, tất cả là những biểu tượng nghệ thuật tinh tế của tác giả. “Mưa” gắn liền với sự gột rửa, tươi mới, sau mưa, mọi thứ đều trở nên mới mẻ, cả tâm hồn ta cũng vậy, mọi cảm xúc dường như tinh khôi hơn; “mưa” lại song hành với “mặt nạ”, biểu tượng của sự che giấu, ẩn kín. Mưa mặt nạ không còn là một câu chuyện viển vông khó hiểu khi chính độc giả đặt bản thân mình vào đó. Chúng ta có đang đeo mặt nạ không? Có chứ. Khi đi làm, vẫn phải đeo mặt nạ tươi cười, hòa nhã để giao tiếp với cấp trên, với đồng nghiệp, chẳng ai ưa cái khuôn mặt ủ rũ, thiếu sức sống cả. Những người thiếu nữ cũng sẵn sàng đeo cái mặt nạ lạnh lùng, kiêu ngạo để giữ phẩm giá trước người con trai mình thích mà đâu dám thổ lộ. Người dân thường cũng thường

xuyên đeo chiếc mặt nạ kính cẩn đối với cán bộ, dù rằng có vài người họ ghét, họ biết những việc sai trái mà cán bộ kia đã làm, đeo mặt nạ để tránh tai bay vạ gió. Mặt nạ cũng có ích, giúp ta che giấu cảm xúc bản thân, vừa lòng thế gian. Thế nhưng, bạn có sợ một ngày ta phụ thuộc vào nó đến mức không thể sống thật, bạn có sợ chính bản thân mình đang cố gọt đẽo khuôn mặt để vừa vặn với chiếc mặt nạ kia. Dường như, cuộc sống và chúng ta… đôi khi vội vàng, chóng vánh, có khi chậm chạp; có khi hư ảo mộng mị, có khi thực tế phũ phàng, có khi nồng nhiệt, có khi hững hờ, có khi thật tình, có khi dối trá, có lúc vui, lúc buồn, có khi hạnh phúc, có khi bất hạnh, có khóc, có cười, có đến, rồi đi, có thăng rồi trầm… Tất cả dường mơ hồ, khó định danh, khó nắm bắt cụ thể, chỉ có một điều dường hiện hữu… đó là nỗi cô đơn của chính chúng ta. Phải chăng vì thế mà ta đeo mặt nạ? Mỗi người là một nỗi lòng nhỏ hòa lẫn giữa sự hoan hỉ lớn của cuộc đời? Lí giải về cuộc sống, về chúng ta, sự tồn tại của những chiếc mặt nạ sẽ còn là một hành trình dài vô tận, khởi đi từ bến bờ của “Mưa mặt nạ”. Đọc và ngẫm, ta sẽ tìm thấy chính ta trong “Mưa mặt nạ”. Và câu chuyện của những chiếc mặt nạ, sẽ còn rì rầm mãi theo tháng năm. Ta là ai vậy, giữa cuộc đời? Hay chỉ là “mặt nạ” của tạo hóa…

Qua hai truyện ngắn vừa nhắc đến, ta có thể cảm nhận được tư tưởng của các nhà văn ở thời kì này có sự thay đổi rõ rệt. Họ không thể bao quát được hết những điều diễn ra trong cuộc sống, và cũng không muốn bao quát hết những điều đã và đang diễn ra. Tạm gác nghĩa vụ “Nhà văn là thư kí trung thành của thời đại”, nhà văn bây giờ không muốn việc làm của mình đơn giản là ghi chép nữa, họ chọn những mảnh vỡ của cuộc sống, xâu chuỗi chúng lại với nhau, lắp ghép chúng, tưởng rời rạc mà gắn kết, tưởng không liên quan mà có những mối quan hệ mật thiết. Những mảnh vỡ tạo ra những khoảng trống. Khoảng trống ấy dành cho người đọc, nó giúp người đọc có thể tham gia hoàn thành tác phẩm. Tác giả ghi lại, tác giả gói gém, gửi gắm tâm tư, tư tưởng, người đọc giờ không chỉ đọc và ngẫm nữa, mà là đọc, giải mã, sắp xếp mảnh vỡ để hiểu ra, suy tư, đặt mình vào trong đó, đối thoại với chính nhân vật.

KẾT LUẬN

Sự đổi mới về hình thức nghệ thuật là một trong những bình diện cốt lõi quyết định sự thành công của truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975. Thành tựu văn học này là sự cộng hưởng tâm sức của nhiều thế hệ nhà văn trong đó có sự đóng góp không thể thay thế của Nguyễn Ngọc Tư, Di Li, Nhật Chiêu và cả Đỗ Hoàng Diệu,… Chịu sự chi phối của tư duy hậu hiện đại, những truyện ngắn của các tác giả trên dù dung lượng hạn chế nhưng có khả năng ôm chứa hiện thực, dồn nén tư tưởng tích trữ năng lượng triết giải về cõi nhân sinh. Các nhà văn không thể bao quát được hết những điều diễn ra trong cuộc sống, và cũng không muốn bao quát hết những điều đã và đang diễn ra. Tạm gác nghĩa vụ “Nhà văn là thư kí trung thành của thời đại”, nhà văn bây giờ không muốn việc làm của mình đơn giản là ghi chép nữa, họ chọn những mảnh vỡ của cuộc

sống, xâu chuỗi chúng lại với nhau, lắp ghép chúng, tưởng rời rạc mà gắn kết, tưởng không liên quan mà có những mối quan hệ mật thiết. Những mảnh vỡ tạo ra những khoảng trống. Khoảng trống ấy dành cho người đọc, nó giúp người đọc có thể tham gia hoàn thành tác phẩm. Tác giả ghi lại, tác giả gói gém, gửi gắm tâm tư, tư tưởng, người đọc giờ không chỉ đọc và ngẫm nữa, mà là đọc, giải mã, sắp xếp mảnh vỡ để hiểu ra,

Một phần của tài liệu kĩ thuật phân mảnh lắp ghép trong truyện ngắn đầu thế kỉ 21 (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w