Những đề xuất đối với cơ quan hữu trách và các ngân hàng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ VIỄN THÔNG (Trang 68 - 91)

3.2.1 Đối với cơ quan hữu trách:

3.2.1.1 Về vấn đề xuất nhập khẩu vàng

Việt Nam như đã biết trung bình mỗi năm nhập trên dưới 60 tấn vàng chưa kể

khối lượng nhập lậu tiêu tốn rất nhiều ngoại tệ mà việc sử dụng vẫn chưa hiệu quả, chủ

yếu là nằm trong khu vực dân cư. Thiết nghĩ NHNN và Vụ ngoại hối cũng như các ban

ngành liên quan nên xem xét kỹ lợi hại để việc xuất nhập khẩu vàng được linh hoạt và

đáp ứng được những lợi ích sau:

- Giá vàng trong nước sẽ đi dần về hướng tương đương và biến động sát với thế

giới hơn do đó các doanh nghiệp kinh doanh vàng và ngân hàng sẽ linh động hơn trong

việc mua bán vàng. Trong khi hiện nay trong một số thời điểm giá vàng trong nước

thấp hơn thế giới rất nhiều, người dân và nhà đầu tư không muốn giữ nhưng doanh

nghiệp kinh doanh vàng vẫn phải mua vào. Nếu được phép xuất khẩu, doanh nghiệp

kinh doanh sẽ hiệu quả hơn.Ngược lại khi giá vàng trong nước cao hơn thế giới thì các

đơn vị kinh doanh vàng sẽ phải tính toán hạ thấp giá vàng bán ra để cạnh tranh và nhập

khẩu về khối lượng khác với giá thấp hơn, vì thế người dân sẽ được lợi và tiến dần đến

cân bằng hơn với giá thế giới.

- Nếu xuất khẩu vàng được khai thông, sẽ huy động được một lượng vốn bằng

vàng lớn trong dân cư và mang về nguồn ngoại tệ rất lớn trở thành nguồn vốn đầu tư

trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, nên mở rộng loại vàng được phép xuất khẩu thành vàng thỏi hay

vàng miếng thay vì chỉ là vàng nguyên liệu hoặc nữ trang như hiện nay. Bởi khi nhập giá đã cao do thị trường nước ngoài đã phải biến vàng thỏi thành vàng nguyên liệu để

xuất cho Việt Nam, rồi nếu được phép xuất, phía Việt Nam lại phải nấu vàng miếng lại

thành vàng nguyên liệu mới được xuất đi. Quy định này gây tốn kém nhiều chi phí cho các ngân hàng và doanh nghiệp muốn xuất khẩu vàng.

3.2.1.2 Phát triển vàng tiền tệ và sản xuất vàng theo tiêu chuẩn quốc tế: tế:

Hiện nay, vàng miếng Việt Nam chưa được chấp nhận lưu thông trên thị trường

quốc tế, vấn đề ở đây có hai chỗ cần lưu ý:

- Quy định 1 lượng = 1,20556 ounce khiến việc quy đổi chậm và không thích ứng

với việc kinh doanh vàng tài khoản quốc tế chỉ sử dụng ounce.

- Uy tín và năng lực của nhà sản xuất tại Việt Nam. Việc sản xuất nên được đảm

bảo từ một ngân hàng đặc biệt là ngân hàng thuộc nhà nước quản l ý chứ không nên thuộc về trách nhiệm của riêng 1 doanh nghiệp nào đó (như SJC, Bảo Tín Minh Châu..) hay một ngân hàng thương mại đảm trách (ACB, AAA của NH Nông nghiệp…) để có

thể đảm bảo được chất lượng và uy tín đối với thị trường nước ngoài, dần dần tạo được

niềm tin khi mà Việt Nam không phải là một thị trường kinh doanh vàng truyền thống và lâu đời hay có thể nói là khá mới mẻ.

Do vậy, trong khi đợi thời gian để được chấp nhận chất lượng và lưu thông trên

thị trường quốc tế thì Nhà nước nên có biện pháp khuyến khích đẩy mạnh lưu thông

vàng theo tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam để sớm có cơ hội gắn kết việc kinh doanh

trên thị trường quốc tế và giúp việc xuất nhập được dễ dàng.

3.2.1.3 Về quản l ý hoạt động kinh doanh vàng:

 Hoạt động kinh doanh vàng và các quy định liên quan đến giao dịch vàng hiện nay là chưa đầy đủ, chỉ theo sau nhu cầu của thị trường với những ràng buộc chưa mang tính khách quan. Môi trường kinh doanh vàng chính vì vậy bị ảnh hưởng không

kém. Hiện nay việc kinh doanh vàng trên tài khoản đã được phép phát triển nhưng quy chế quản l ý chung cho việc này vẫn còn bỏ ngỏ, mỗi ngân hàng hay tổ chức kinh doanh

trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa nhà đầu tư tự do và các nhà sáng lập ra sàn. Bởi nhu cầu kinh doanh ngày càng mạnh mẽ, việc lưu thông vàng cần được phát triển

lên tầm cao mới, giúp các nhà đầu tư ngày càng tiếp cận với những sản phẩm kinh

doanh hiện đại, NHNN nên phối hợp cùng với Vụ quản l ý ngoại hối và Hiệp hội kinh

doanh vàng ngồi lại cùng soạn thảo những quy định và chế tài riêng để áp dụng cho các

tổ chức đang kinh doanh vàng trên tài khoản này để tránh rủi ro và thiệt hại cho nhà

đầu tư

 Tập trung phát triển nguồn nhân lực cho các ngân hàng để phát triển các sản

phẩm phái sinh với chi phí thấp để phục vụ nhu cầu trong nước khỏi phải thông qua các tổ chức nước ngoài (Option, Future, Mua bán khống…)

 NHNN cũng nên tổ chức tập trung và cho ra đời Trung tâm giao dịch dành

cho vàng để các ngân hàng k ý gửi và giao dịch, tránh phải vận chuyển tới lui, trung

tâm giao dịch này hoạt động công khai, minh bạch và hỗ trợ ngân hàng hay chính phủ

khi gặp khó khăn thanh khoản. Quy định tách riêng hoạt động quản l ý và kinh doanh

để tránh mâu thuẫn quyền lợi với nhà đầu tư.

 NHNN cũng nên xem xét lại việc dự trữ vàng để đa dạng hóa danh mục dự

trữ nhằm can thiệp bình ổn tỷ giá, giá vàng khi cần thiết và tránh rủi ro biến động USD khi đồng tiền này có nguy cơ mất giá trên thị trường.

3.2.2 Đối với những nghiệp vụ của ngân hàng thương mại:

 Kinh doanh vàng trạng thái:

Nếu có đủ nguồn lực và kinh nghiệm, việc kinh doanh vàng trạng thái tại các ngân

hàng sẽ đem đến nhiều lợi nhuận cho các ngân hàng mặc dù không tránh khỏi những

rủi ro.

- Thay vì duy trì sốdư ngoại tệ trên một số ngân hàng nước ngoài thì nên chuyển một phần qua vàng để tăng thu nhập khi có biến động giá

- Mua vàng khi giá thấp để cho vay hoặc đầu tư và bán vàng khi giá cao

hoặc bán nguồn vàng huy động được của khách hàng với giá cao và mua vào trả lại vào lúc giá thấp – kinh doanh trạng thái này tuy chứa đựng rủi ro nhưng đem đến lợi nhuận vô cùng hấp dẫn.

 Kinh doanh phối hợp không tồn tại trạng thái:

- Ngân hàng có thể vay vàng hoặc lấy vàng huy động để bán kết hợp với

việc mua một quyền chọn mua (call option) trong tương lai hoặc mua

vàng kết hợp với việc mua một quyền chọn bán (put option) trong những

thời điểm phù hợp. Việc kinh doanh này không tồn tại trạng thái, ít rủi ro hơn so với hoạt động mua bán trạng thái trong thời gian dài để kiếm lời.

- Đồng thời, phát huy nghiệp vụ Option khi cần thiết để giảm thiểu rủi ro

cho ngân hàng khi các nhà đầu tư có nhu cầu tham gia hoạt động tín dụng vàng, tránh trường hợp nhà đầu tư không đủ khả năng trả nợ khi giá vàng biến động quá lớn.

3.3 Kiểm định biến động giá vàng theo sức mạnh đồng USD và phân tích biến động giá vàng tại Việt Nam theo tỷ giá. động giá vàng tại Việt Nam theo tỷ giá.

3.3.1 Kiểm định giá vàng theo sức mạnh đồng USD trong mối tương quan với EUR và GBP với EUR và GBP

Theo dõi dữ liệu dùng để hồi quy ở Phụ lục 1

SUMMARY OUT PUT

 R2 = 84,72% cho thấy mức độ phù hợp của mô hình hồi quy biến động giá vàng theo biến động tỷ giá giữa USD và EUR với GBP. Biến động tỷ giá EUR và GBP với USD giải thích được 84,72% biến động giá vàng trong mô hình này.

 Significance F = 0% tức là độ tin cậy của mô hình có khả năng đạt đến 100%

 Số lượng mẫu lấy khách quan trong thời gian nhạy cảm của biến động tình hình tài chính trên thế giới.

Regression Statistics Multiple R 0.920438998 R Square 0.847207949 Adjusted R Square 0.842114881 Standard Error 26.28664509 Observations 63 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 2 229885.1063 114942.5531 166.3452931 0.000% Residual 60 41459.2626 690.98771 Total 62 271344.3689 Coefficients Standard

Error t Stat P-value Lower 95%

Upper 95%

Intercept -605.8123043 82.59244602 -7.334960199 0.00% -771.0217405 -440.603 X Variable 1 0.126266003 0.027331985 4.619715868 0.00% 0.071593911 0.180938 X Variable 2 -0.022353197 0.020435327 -1.09385071 27.84% -0.063229923 0.018524

 P-value biến EUR/USD = 0% có nghĩa khả năng hệ số này của phương trình hồi

quy = 0 là không xảy ra hay khả năng nhân tố này không ảnh hưởng đến giá

vàng là 0 => đủ mức độ ảnh hưởng lớn.

 P-value biến GPB/USD = 27,84% có nghĩa khả năng hệ số này của phương

trình hồi quy = 0 là 27,84% (cao hơn 5%) => mức độ ảnh hưởng bị nghi ngờ

cao => loại bỏ biến này khỏi mô hình.

 Phương trình hồi quy:

Giá vàng = -605.8123043 + 0.126266003 * Thay đổi điểm EUR/USD

Khi tỷ giá EUR/USD biến độngtăng 1 điểm thì giá vàng tăng 0,126 USD/ounce.

Chạy lại mô hình với chỉ 1 biến EUR/USD

SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.918782 R Square 0.844161 Adjusted R Square 0.841606 Standard Error 26.32895 Observations 63 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 229058.3 229058.3 330.4296 0.00% Residual 61 42286.04 693.2137 Total 62 271344.4 Coefficients Standard

Error t Stat P-value Lower 95%

Upper 95%

Intercept -587.717 81.0491 -7.25138 0.00% -749.785 -425.65 X Variable 1 0.096942 0.005333 18.17772 0.00% 0.086278 0.107606

 Significance F và P – Value = 0% cho thấy mức độ tin cậy của mô hình có thể đạt đến 100% và khả năng EUR/USD không ảnh hưởng đến giá vàng là 0.

 R2 = 84,41% cho thấy EUR/USD giải thích được 84,41% biến động giá vàng trong mô hình hồi quy này.

 Phương trình hồi quy:

Giá vàng = -587.717+ 0.096942* Thay đổi điểm EUR/USD

Khi tỷ giá EUR/USD biến động tăng 1 điểm thì giá vàng tăng 0,097 USD/ounce.

Mức độ tương quan cùng chiều và độ tin cậy của mô hình cao cho thấy ảnh hưởng của điểm EUR/USD đến giá vàng. Hay nói cách khác đồng USD yếu đi so với EUR thì

giá vàng tăng, điều này đã chứng minh thực nghiệm cho quan sát và l ý luận ở trên.

3.3.2 Kiểm định biến động giá vàng tại Việt Nam theo tỷ giá.

Theo dõi dữ liệu dùng để hồi quy ở Phụ lục 2

SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.687732878 R Square 0.472976511 Adjusted R Square 0.462642717 Standard Error 299307.7057 Observations 53 ANOVA df SS MS F Significance F

Regression 1 4.1003E+12 4.1003E+12 45.76988 0.00% Residual 51 4.56884E+12 89585102683

Total 52 8.66914E+12

Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95%

Intercept -215000.443 46055.71038 -4.668268955 0.00% -307461.0685 -122539.8175 X Variable 1 400.8504647 59.25056591 6.76534407 0.00% 281.9000818 519.8008477

 R2 = 47,29% cho thấy mức độ phù hợp của mô hình, chênh lệch tỷ giá giữa

thị trường tự do và tỷ giá quy đổi theo NHNN công bố giải thích được 47,29%

chênh lệch giá vàng giữa Việt Nam và thế giới.

 Significance F = 0% tức là độ tin cậy của mô hình có khả năng đạt đến

 P-value = 0% có nghĩa khả năng hệ số này của phương trình hồi quy = 0 là không xảy ra hay khả năng chênh lệch tỷ giá không ảnh hưởng đến chênh lệch giá

vàng là 0 => đủ mức độ ảnh hưởng lớn.

 Phương trình hồi quy:

Chênh lệch giá vàng = -215000.443 + 400.8504647 * Chênh lệch tỷ giá USD/VND giữa TT tự do và quy đổi theo NHNN công bố

Khi chênh lệch tỷ giá USD/VND giữa thị trường tự do và quy đổi theo NHNN công bố tăng 1 đồng thì chênh lệch giá vàng giữa Việt Nam và thế giới biến động tăng 400 đồng. Chênh lệch tỷ giá tăng 1000đ thì chênh lệch giá vàng tăng 400.000 đồng và

ngược lại. Điều này minh chứng cho thực tế phân tích ở Chương 2.

Tóm tắt: Cả hai phương trình hồi quy đều đáng tin cậy, tuy nhiên chỉ thực hiện trong

những thời điểm nhạy cảm mà giá vàng bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố này. Bởi vì ngoài các yếu tố về tỷ giá, giá vàng trong các thời điểm khác bị ảnh hưởng bởi rất

nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài ra, đây là mô hình hồi quy tuyến tính 1 biến, đã loại bỏ

các biến động khác hoặc tương tác với các nhân tố khác, cần lưu ý khi sử dụng.

Kết luận chương 3

Chương 3 tập hợp 3 vấn đề được đề xuất để giải quyết:

Thứ 1 là về chính sách quản l ý vĩ mô về tỷ giá thuộc phạm vi của Ngân hàng nhà nước

cần được quản l ý chặt chẽ và hợp l ý, tránh hiện tượng làm giá gây méo mó giá vàng

ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh.

Thứ 2 gồm những đề xuất đối với những tồn tại từ phía cơ quan hữu trách và đối với

nghiệp vụ kinh doanh vàng tại các ngân hàng nhằm phát triển kinh doanh vàng ngày càng gần hơn với thị trường quốc tế.

Thứ 3 là kiểm định giá vàng thế giới theo sức mạnh đồng USD và phân tích biến động

giá vàng tại Việt Nam ảnh hưởng ra sao khi tỷ giá USD/VND trong những thời điểm bị

KẾT LUẬN



Tình hình kinh tế thế giới đang đứng trước những khó khăn rất lớn do ảnh hưởng của rất nhiều nguyên nhân: Cuộc khủng hoảng tài chính các khu vực kinh tế lớn

của thế giới như Mỹ và Châu Âu sẽ làm các quốc gia khác ảnh hưởng không nhỏ, giá

dầu thô và các loại hàng hóa tăng cao chưa có dấu hiệu giảm mạnh trong khi lạm phát đe dọa khắp nơi. Đứng trước tình hình đó, Việt Nam cũng phải chuẩn bị những tình huống đối phó kịp thời với những biến động.

Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng là một xu thế tất yếu, trong đó hội nhập về

tài chính là không thể thiếu. Khi đất nước ta ngày càng mở cửa thì những ảnh hưởng từ

thị trường tài chính bên ngoài là không nhỏ. Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến giá

vàng – một trong những hàng hóa đặc biệt được xem như bảo vệ tài sản dài hạn khi rủi

ro tiền tệ xảy ra là một vấn đề đáng được quan tâm bởi từ trước đến nay, dù có qua bao

thăng trầm, vàng vẫn chưa bao giờ thoát khỏi chức năng tiền tệ của mình.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới và Việt Nam không

những đáp ứng yêu cầu tìm hiểu kiến thức về kinh doanh vàng mà còn để nhận thấy

bao quát tầm ảnh hưởng của các chính sách kinh tế của một quốc gia tác động đến giá vàng như thế nào để từ đó có thể :

- Dự đoán được giá cả biến động theo xu hướng nào trong thời gian sắp tới để đầu tư vào vàng hoặc chuyển thành vốn để kinh doanh.

- Có được những nhìn nhận khách quan về những tồn tại trong môi trường kinh doanh vàng tại Việt Nam, từ đó giúp nhà đầu tư giảm bớt rủi ro và các cơ

quan hữu trách cải thiện thêm những quy định của mình cho ngày càng phù hợp hơn.

Luận văn được thực hiện với sự cố gắng tối đa tìm hiểu từ thực tế kinh doanh vàng. Việc sử dụng phương pháp hồi quy để xem xét ảnh hưởng của nhân tố tỷ giá đối với

giá vàng trong thời gian ngắn có thể không bao quát trong suốt thời gian dài được bởi

vàng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Kiến nghị nên xem xét thêm ảnh hưởng của lãi suất giữa hai khu vực Mỹ và Châu Âu đến việc đầu tư vào vàng và các nhân tố ảnh hưởng khác. Đồng thời, thời gian và kiến thức có hạn nên không thể tránh khỏi những

thiếu sót, mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của Thầy Cô và độc giả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



 Chủ biên Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Trần Ngọc Thơ, Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Nguyễn

Ngọc Định và các tác giả PGS - TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, TS. Nguyễn Thị

Liên Hoa, Thạc Sĩ Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2003), Tài Chính Quốc Tế, Nhà xuất bản Thống kê TP.HCM.

 Huỳnh Phước Nguyên (2007), Luận văn Thạc “Kinh doanh vàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM”, Trường Đại học kinh tế

TP.HCM.

 Nguyễn Thị Huyền Trân (2008), Chuyên đề tốt nghiệp “Sàn giao dịch vàng –

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ VIỄN THÔNG (Trang 68 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)