Thực trạng và bảo vệ môi trường Việt nam

Một phần của tài liệu Môi trường & Con người - P7 End (Trang 34 - 36)

4.1. Thực trạng môi trường nước ta những năm gần đây

Môi trường đất: Thoái hoá đất là xu thế phổ biến. Thoái hoá đất dẫn đến nhiều vùng đất bị cằn cỗi không còn khả năng canh tác và làm tăng diện tích đất bị hoang mạc hoá.

 Việc lạm dụng hoá chất và thuốc trừ sâu trong canh tác nông nghiệp, canh tác không đúng kỹ thuật đang gây ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng nhiều vùng đất trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, một số vùng đất bị nhiễm độc chất da cam điôxin do hậu quả của chiến tranh.

Môi trường nước: Chất lượng nước ở thượng lưu các con sông còn khá tốt, nhưng vùng hạ lưu phần lớn đã bị ô nhiễm.

 Nước ven biển đã có dấu hiệu bị ô nhiễm.

 Nước ngầm ở một số vùng, đặc biệt là các khu công nghiệp và đô thị có nguy cơ cạn kiệt vào mùa khô và một số nơi đã có dấu hiệu bị ô nhiễm.

4.1. Thực trạng môi trường nước ta những năm gần đây gần đây

Môi trường không khí: ở các đô thị và khu công nghiệp ô nhiễm bụi đang trở thành vấn đề cấp bách. Việc gia tăng các phương tiện giao thông cũng đang gây ô nhiễm không khí ở nhiều nơi

 Bên cạnh đó, nhiều vụ cháy rừng lớn trong thời gian gần đây đã làm suy giảm chất lượng môi trường không khí.

Rừng và độ che phủ thảm thực vật: theo số liệu thống kê, nước ta hiện có khoảng 11.575.400 ha đất có rừng, trong đó có khoảng 9.700.000 ha rừng tự nhiên và 1.600.000 ha rừng trồng.

 Từ năm 1990 đến nay, độ che phủ rừng đã tăng lên đáng kể, từ 27,2% năm 1990 lên 33,2% năm 2001 và trên 35% năm 2003. Mặc dù vậy, chất lượng rừng chưa được cải thiện, vẫn tiếp tục bị suy giảm, rừng tự nhiên đầu nguồn và rừng ngập mặn vẫn còn bị tàn phá nghiêm trọng.

4.1. Thực trạng môi trường nước ta những năm gần đây năm gần đây

Một phần của tài liệu Môi trường & Con người - P7 End (Trang 34 - 36)