Những nghiên cứu có liên quan đến vai trò của phụ nữ nông thôn trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ lộc, tỉnh nam định (Trang 44 - 48)

Phần 1 Mở đầu

2.3. Những nghiên cứu có liên quan đến vai trò của phụ nữ nông thôn trong

NỮ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG

Nhận thức được vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình, trong nông nghiệp, nông thôn và trong xây dựng Nông thôn mới, những năm gần đây có nhiều tác giả đã nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong hộ gia đình và trong nông nghiệp, nông thôn và xây dựng Nông thôn mới.

Trong phát triển kinh tế hộ của phụ nữ nông thôn cũng có rất nhiều đề tài nghiên cứu trong đó có tác phẩm: “Khảo sát vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang” của đồng tác giả Phạm Ngọc Nhàn và cs. (2014). Đề tài nói lên vai trò rất quan trọng của phụ nữ trong việc tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình và ra quyết định các vấn đề điều hành trong sản xuất. Phụ nữ chưa hoàn toàn bình đẳng trong việc tham gia giải quyết các vấn đề lớn trong sản xuất mặc dù họ được đánh giá cao trong kiểm soát nguồn lực của hộ. Đề tài nhấn mạnh cần nâng cao năng lực của người phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ, bên cạnh đó chú ý bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho họ qua các chương trình tập huấn, khuyến nông trên địa bàn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến phụ nữ nông thôn của các thầy cô giáo cũng như học viên trong trường như đề tài: “ Khảo sát vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp nông thôn ở xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên” của tác giả Quyền Đình Hà và cs. (2006). Trong nghiên cứu, nhóm tác giả so sánh vai trò của phụ nữ so với nam giới trong sản xuất, kiểm soát nguồn lực kinh tế. Khi khảo sát sự tham gia của phụ nữ trong các tổ chức chính quyền, đoàn thể và việc tiếp cận các kênh thông tin và các quan hệ xã

hội thông qua các hoạt động cộng đồng, nghiên cứu cũng đã phát hiện và chủ ra “Phụ nữ nông thôn ít được tham gia hội họp thôn xóm, ít được tiếp cận các phương tiện truyền nông. Nhưng phụ nữ có ưu thế và trách nhiệm hơn nam giới khi tham gia các hoạt động xã hội, môi trường và xây dựng nông thôn”. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy năng lực của phụ nữ nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ hoàn thành tốt vai trò của mình trong sản xuất, trong đời sống và xã hội.

Về vai trò của cộng đồng trong xây dựng Nông thôn mới, có nhiều công trình nghiên cứu cũng như các bài báo nói về vấn đề này. Mới đây nhất có bài viết: “Vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng Nông thôn mới” của Nguyễn Linh Khiếu (2017) đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 23 tháng 5 năm 2017. Tác giả khẳng định nông dân có vai trò quan trọng trong chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam thì vai trò của Nông dân càng được khẳng định và thể hiện một cách sâu sắc.

Về vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới có công trình nghiên cứu của Cao Thị Kim Dung (2015) với đề tài “Vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh”. Tác giả đã đưa ra những quan điểm về vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới. Tổng hợp được vai trò của phụ nữ huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh trong việc xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn đồng thời nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ huyện Hương Sơn trong xây dựng Nông thôn mới. Từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị để có thể nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc xây dựng Nông thôn mới trong thời gian sắp tới để hoàn thành mục tiêu về đích Nông thôn mới của toàn huyện.

Hiện nay ở tỉnh Nam Định nói chung, huyện Mỹ Lộc nói riêng chưa có công trình nghiên cứu nào về vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới. Vì vậy đề tài này chúng tôi đưa ra các lý luận và thực tiễn để có thể làm rõ hơn vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.

Tóm lại, qua quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Vai trò của phụ nữ trong một lĩnh vực nào đó tương đương với vị thế mà họ nắm giữ là tất cả những gì họ thực hiện để giữ vị thế của mình có giá trị, là

những hành vi mà xã hội mong chờ họ để thực hiện phù hợp với vị thế và vai trò của họ. Khi xét về vai trò của phụ nữ, cần xét trong mối tương quan của họ với cộng đồng, nam giới và cần có sự chia sẻ của cộng đồng, của Chính phủ, chính quyền các cấp đặc biệt là nam giới để phụ nữ thích ứng với sự phát triển của xã hội để có thể đảm đương tốt một hay nhiều vai trò của mình trong các lĩnh vực khác nhau trong đời sống.

Quan điểm của nhà nước Việt Nam về vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới là tiếp tục đổi mới, nâng cao công tác phụ nữ có thể tham gia nhiều hơn, tốt hơn, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng, đất nước, đặc biệt góp phần vào Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.

Vai trò của phụ nữ trong xây dựng NTM được thể hiện qua các nội dung sau: Vai trò của phụ nữ trong việc tham gia Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới;

Vai trò của phụ nữ trong quy hoạch tổng thể và lập kế hoạch xây dựng NTM; Vai trò của phụ nữ trong xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn;

Vai trò của phụ nữ trong đóng góp nguồn lực cho xây dựng Nông thôn mới; Vai trò của phụ nữ trong việc tiếp cận khoa học kĩ thuật mới trong sản xuất kinh tế hộ gia đình;

Vai trò của phụ nữ trong việc ra quyết định về phát triển kinh tế hộ và xây dựng Nông thôn mới;

Vai trò của phụ nữ trong việc kiểm tra giám sát, sử dụng các công trình xây dựng NTM;

Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới gồm 3 nhóm: Yếu tố về cơ chế chính sách; Yếu tố thuộc về bản thân phụ nữ; Yếu tố liên quan đến tố chức hội phụ nữ.

Nhóm yếu tố về cơ chế chính sách gồm: Đường lối, Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát huy vai trò của Phụ nữ trong xây dựng NTM; Nhận thức và tạo điều kiện của chính quyền địa phương về vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới; Công tác khuyến nông, tập huấn khoa học kỹ thuật mới phục vụ sản xuất nông nghiệp.

môn, nhận thức của phụ nữ; Khả năng tiếp nhận thông tin của phụ nữ; Điều kiện kinh tế hộ gia đình của phụ nữ; Việc ra quyết định trong gia đình của phụ nữ.

Nhóm yếu tố liên quan đến tố chức hội phụ nữ nói đến sự vào cuộc của Hội phụ nữ trong vận động phụ nữ tham gia xây dựng Nông thôn mới.

Việt Nam có cơ hội được học tập kinh nghiệm hai nước châu Á đã thực hiện rất nhiều thành công các chính sách nhằm phát triển nông thôn, qua đó phát huy mạnh mẽ vai trò của phụ nữ, đó là phong trào Làng mới Seamaul Undong của Hàn Quốc và phong trào Mỗi làng một sản phẩm của Nhật Bản, qua đó có những gợi mở về chính sách phát triển nông thôn cho Việt Nam. Chương trình xây dựng Nông thôn mới của nước ta cũng có nhiều mô hình tốt, cách làm hay, thể hiện được những kinh nghiệm hoạt động nhằm phát huy vai trò của phụ nữ ở nhiều địa phương trên cả nước như: Hà Nội, huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định, tỉnh Vĩnh Phúc … với các kinh nghiệm trong vận động tuyền truyền xây dựng Nông thôn mới, tổ chức các hoạt động đóng góp nguồn lực, xây dựng cơ sở hạn tầng nông thôn, trong việc tự quản về vệ sinh môi trường, các hộ làm kinh tế giỏi tăng cường phát triển kinh tế.

Có nhiều công trình nghiên cứu đã phân tích khá sâu sắc về vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp nông thôn, trong phát triển kinh tế hộ gia đình và trong xây dựng Nông thôn mới nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ lộc, tỉnh nam định (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)