Thực trạng chuyển giá tại VN:

Một phần của tài liệu RÀNG BUỘC CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA PHẢI XỬ SỰ CÔNG BẰNG: ĐỀ XUẤT MỘT CƠ SỞ NGHIÊM NGẶT VỀ CHUYỀN GIÁ (Trang 25 - 27)

V. LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM

2.Thực trạng chuyển giá tại VN:

Theo thống kê của Cục thuế Thành Phố Hồ Chí Minh, trong năm 2009 có trên 1.100 doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khai lỗ, con số này đã tăng gần gấp đôi so với năm 2007 mặc dù các doanh nghiệp này làm ăn tốt và tăng trưởng cao, điều này cho thấy đã xảy ra hiện tượng chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI là rất nghiêm trọng. Với lợi thế về quy mô vốn, thiết bị công nghệ, trình độ quản lý, tay nghề, nguyên tắc tiếp thị và sự hỗ trợ của công ty mẹ từ nước ngoài, cộng thêm các ưu đãi của Việt Nam, cùng với chi phí nhân công rẻ, chi phí bảo vệ môi trường còn thấp... thì kết quả đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI không thể lỗ, mà trái lại là có lãi và lãi lớn là tất yếu. Mặt khác, nếu lỗ lớn và lỗ tăng như vậy, thì chẳng có chuyện nhiều nhà đầu tư nước ngoài coi Việt Nam là “thiên đường đầu tư” để đổ vốn vào các dự án mới hoặc tăng vốn cho các dự án cũ như trong thời gian qua, cụ thể được thể hiện qua đồ thị.

Một câu hỏi được đặt ra là: tại sao các doanh nghiệp FDI có tiềm lực tài chính hùng hậu, trình độ quản lý cao mà thua lỗ thì nguyên nhân là do đâu? Thật ra, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thu lỗ nêu trên là do các doanh nghiệp FDI dựa vào sự chênh lệch thuế suất thuế TNDN giữa các quốc gia và định giá tài sản đầu tư ban đầu để thực hiện hành vi chuyển giá và nó được thể hiện dưới nhiều hình thức như: Công ty mẹ ở nước ngoài bán nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc cho công ty con với giá cao hơn giá thị trường làm tăng chi phí, tăng khấu hao máy móc, thiết bị tại công ty con ở Việt Nam. Công ty con ở Việt Nam thực hiện hoạt động gia công hoặc bán hàng hóa, dịch vụ cho công ty mẹ với giá thấp hơn giá thị trường, hạch toán vào chi phí tại Việt Nam một số khoản mục về quảng cáo, tiếp thị, nghiên cứu, mở rộng thị trường, chi phí lãi vay... mà thực chất các khoản chi phí này đúng ra phải do công ty mẹ tại nước ngoài trang trải. Mục đích của các giao dịch nêu trên là nhằm tối thiểu hóa việc phát sinh thu nhập chịu thuế tại Việt Nam.

Thuế suất thuế thu nhập DN hiện nay tại Việt Nam là 25%, trong khi nhiều quốc gia khác thuế suất chỉ trên dưới 10%, thậm chí nhiều quốc gia như Andorra, British Virgin Islands... thuế suất là 0%. Nhà đầu tư sẽ lập công ty mẹ hoặc công ty con ở các quốc gia có thuế suất thấp, công ty tại Việt Nam sẽ bán sản phẩm cho công ty tại các quốc gia này với giá bằng giá gốc để tránh nộp thuế tại Việt Nam. Sau đó bên mua sẽ bán lại cho bên thứ ba thu lãi. Do thuế thu nhập DN tại những

quốc gia nơi công ty trú đóng bằng 0 hoặc ở mức rất thấp nên DN không phải đóng thuế hoặc thuế rất thấp.

Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng chuyển giá xảy ra một cách nghiêm trọng tại Việt Nam là do luật pháp chưa hoàn thiện và luật pháp thường có một độ trễ nhất định so với tình hình thực tế trong nền kinh tế. Các qui định pháp luật còn nhiều chỗ chưa phù hợp và nhiều khe hở, vì vậy mà các MNC lách luật hay trái luật để thực hiện các hành vi chuyển giá mà không bị phát hiện. Mặt khác năng lực của cán bộ thuế còn nhiều hạn chế và cơ quan quản lý chưa xây dựng được một cơ sở dữ liệu về giá cả của các giao dịch nội bộ để có cơ sở làm căn cứ để so sánh giá. Năng lực về thẩm định giá của cán bộ vẫn còn hạn chế. Các yếu kém trên cần được khắc phục để tránh làm mất nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu RÀNG BUỘC CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA PHẢI XỬ SỰ CÔNG BẰNG: ĐỀ XUẤT MỘT CƠ SỞ NGHIÊM NGẶT VỀ CHUYỀN GIÁ (Trang 25 - 27)