Xuất các giải pháp thúc đẩy việc thực hiện các quyền sử dụng đất theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố pleiku, tỉnh gia lai (Trang 95 - 98)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. xuất các giải pháp thúc đẩy việc thực hiện các quyền sử dụng đất theo

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PLEIKU

4.4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Kết quả nghiên cứu về tình hình thực hiện đăng ký biến động quyền sử dụng đất ở tại 3 xã, phường của thành phố Pleiku cho thấy một bộ phận người dân khi thực hiện quyền sử dụng đất đã không làm thủ tục đăng ký biến động. Nguyên nhân của sự việc này là một phần người sử dụng đất chưa được cấp GCNQSDĐ, một phần người dân chưa tin đến giao dịch thành công, sợ rủi ro

hoặc do thời gian kéo dài, họ đi lại tốn kém. Do vậy cần nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để họ có thể thực hiện các quyền sử dụng đất của mình một cách hợp pháp, tạo điều kiện cho người dân ghi nợ nghĩa vụ tài chính đối với từng trường hợp. Mặt khác phải đơn giản hoá thủ tục đến mức cao nhất, tăng cường cán bộ chuyên môn, bồi dưỡng đề họ có kỹ năng làm việc tốt, xử lý công việc nhanh.

- Công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách đầy đủ hơn nữa: xác định rõ địa chỉ, vị trí, ranh giới thửa đất thuộc dự án đầu tư, người sử dụng đất không được sử dụng vào mục đích khác (trên cổng thông tin của địa phương; liệt kê các công trình quy hoạch và thông báo tại trụ sở; nhà văn hoá của địa phương). Quy hoạch sử dụng đất phải đi trước một bước, hoạch định rõ ràng các các khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ có kế hoạch sử dụng đất hợp lý yên tâm chuyển nhượng cũng như thực hiện các QSDĐ khác để đầu tư phát triển.

4.4.2. Giải pháp về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai

- Qua thực tế cho thấy rằng nếu các thủ tục không quá phức tạp, rõ ràng và minh bạch sẽ làm cho các cuộc giao dịch về đất đai trở nên dễ dàng hơn. Thị trường đất đai trở nên thông thoáng hơn để những ai có nhu cầu chính đáng dễ dàng mua được và những ai có nhu cầu thay đổi, chuyển nhượng đất đai, nhà ở cũng có thể dễ dàng bán hoặc chuyển nhượng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hiểu biết của người dân trên địa bàn thành phố Pleiku đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ khi giao dịch QSDĐ. Kết quả điều tra cho thấy những nơi người dân có hiểu biết về pháp luật tốt sẽ tự giác và nghiêm túc thực hiện QSDĐ, đặc biệt là một bộ phận không nhỏ người đồng bào dân tộc thiểu số ít nắm bắt được sự thay đổi của Luật đất đai được kịp thời. Do đó, ngoài việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin về thực hiện QSDĐ, cần xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật về đất đai với nội dung quản lý nhà nước về đất đai để cung cấp cho nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn thành phố Pleiku.

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai tới người dân (nhất là đồng bào dân tộc thiểu số) còn một số hạn chế nhất định, một bộ phận người dân, nhất là người đồng bào dân tộc và thậm chí cả những cán bộ ở cơ sở còn chưa nắm bắt được đầy đủ quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực đất đai nói chung và trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất nói riêng. Do đó, ngoài việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin,

cần xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật về đất đai theo các chủ đề phù hợp với nội dung quản lý nhà nước về đất đai để cung cấp cho các địa phương.

4.4.3. Giải pháp về khoa học công nghệ

UBND Thành phố Pleiku cần từng bước xây dựng, hoàn thiện và đồng bộ quản lý cơ sở dữ liệu thông tin đất đai một cách đầy đủ và toàn diện, minh bạch hóa các thông tin đất đai và thị trường quyền sử dụng đất đến tất cả 23 xã, phường thuộc thành phố Pleiku. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai là cơ sở quan trọng để Thành phố Pleiku nắm được tình trạng pháp lý của thửa đất cùng với thông tin của người sử dụng đất. Tại thành phố Pleiku công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai chưa được triển khai, đặc biệt là các xã xa trung tâm thành phố (như xã Gào), tập trung chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong thời gian tới, thành phố Peiku cần tập trung nguồn lực đầu tư, xin kinh phí đo đạc bản đồ, xây dựng hệ thống thông tin và đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn thành phố để vừa đáp ứng được yêu cầu thông tin đất đai, đồng thời tạo điều kiện để thực hiện quản lý đất đai công khai, minh bạch và thuận lợi. Các thông tin đất đai đặc biệt là các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các biến động sử dụng đất, biến động về chủ sử dụng đất cần được công bố công khai và cập nhật thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại trụ sở Ủy ban nhân dân 23 xã, phường; thực hiện việc cung cấp thông tin về tình trạng pháp lý của từng thửa đất để tạo sự an tâm, mạnh dạn đầu tư cho các doanh nghiệp, tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố pleiku, tỉnh gia lai (Trang 95 - 98)