Cơ chế để điềukhiển nghẽntrong mạng

Một phần của tài liệu Giải pháp trong điều khiển lưu lượng để tránh tắc nghẽn trong mạng MPLS của VNPT (Trang 80 - 83)

Dưới góc độ bài toán điều khiển lưu lượng, mạng VN2 bao gồm một hệ thống yêu cầu (chính là lưu lượng), một hệ thống kết nối (kết nối các phần tử mạng) và một hệ thống đáp ứng (các tiến trình và giao thức mạng). Điều khiển lưu lượng là công cụ điều khiển các điểm hoạt động và các tham số cho ba khía cạnh của mạng để đạt được sự cân đối giữa tính kinh tế và chất lượng dịch vụ. Điều khiển lưu lượng bao gồm ba hoạt động hỗ trợ lẫn nhau là: đo lường lưu lượng, mô hình hoá lưu lượng, và chọn lựa cơ chế để điều khiển lưu lượng .

Hình 3.17minh hoạ bốn bước của một quá trình điều khiển lưu lượng.Quy trình điều khiển lưu lượng là quy trình điều khiển quá trình cấp phát tài nguyên để đáp ứng các thay đổi của lưu lượng nên nó đc lặp đi lặp lại.

đây là bước xác định các mục tiêu của quá trình điều khỉên và các tham số của bài toán điều khiển như cấu trúc giá cảc, các điều kiện hoạt động, tiêu chuẩn thành công, mô hình kinh tế... Bước 1 sẽ quyết định cần thu nhâp dữ liệu nào từ hệ thống giám sát hiệu suất, lỗi.Bước thứ hai của quá trình này là đo lường và giám sát tình trạng của mạng.Bước thứ ba là bước phân tích, mô hình hoá lưu lựng và trạng thái mạng.Dữ liệu thu thập từ bước( 2) sẽ được phân tích và mô hình hoá trong bước này.Từ kết quả phận tích , hệ thống đưa ra các đánh giá hỗ trợ quá trình hoạch định dung lượng mạng , thiết kế mạng, và các quyết định điều khiển hoạt động của mạng.Nếu cần phải tối ưu hiệu suất hệ thống sẽ chuyển sang bước tiếp theo. Trong bước cuối cùng, các quyết định liên quan đến cơ chế điều khỉên lưu lượng như cấu hình mạng, bổ sung dung lượng … sẽ được thực hiện để tối ưu hiệu suất mạng.

3.4 Kết luận chương

Kỹ thuật điều khiển lưu lượng đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS trong mạng lõi luôn là một vấn đề cần quan tâm của các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ mạng.

Với một số kết quả thực nghiệm đo được và xử lý thống kê trong nghiên cứu này, luận văn đã chỉ ra được áp dụng một số kỹ thuật điều khiển lưu lượng như định tuyến ràng buộc và Enhanced IGP và sử dụng giao thức báo hiệu RSVP-TE trong điều khiển lưu lượng MPLS đem lại hiệu quả cao thể hiện qua việc tiết kiệm băng thông, xử lý vấn đề tắc nghẽn cục bộ và toàn mạng cũng như một số vấn đề khác trong điều khiển lưu lượng MPLS.

Một phần của tài liệu Giải pháp trong điều khiển lưu lượng để tránh tắc nghẽn trong mạng MPLS của VNPT (Trang 80 - 83)