Các ngành đào tạo Đại học:
1. Xây dựng Cầu - Đường (Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông)
Mục tiêu: Đào tạo Kỹ sư chuyên ngành xây dựng cầu và đường, có khả năng thiết kế, thẩm định, thi công và quản lý thi công các công trình giao thông như: cầu, đường, cống qua đường...; quy hoạch và quản lý mạng giao thông. Có khả năng tiếp cận với công nghệ xây
dựng mới, các tiêu chuẩn kỹ thuật về thiết kế, thi công và nghiệm thu của nhiều quốc gia khác đang được sử dụng tại các công trình ở Việt Nam; có kiến thức chuyên ngành rộng, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, sẵn sàng phục vụ đất nước, đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cơ hội làm việc: Sau khi tốt nghiệp làm việc tại các Sở Giao thông, Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Kế hoạch - Đầu tư… Các phòng, ban chuyên môn trong quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên; các công ty công trình giao thông, công ty tư vấn và thiết kế giao thông, các ban Quản lý công trình; các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng; các chương trình dự án xây dựng, đầu tư và phát triển; các viện nghiên cứu, trường ĐH có ngành này…
2. Kinh tế xây dựng và Quản lý dự án (Kinh tế xây dựng)
Mục tiêu: Đào tạo Kỹ sư quản lý dự án, có kỹ năng về quản lý trong lĩnh vực công nghệ, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý dự án có khả năng phối hợp với các cán bộ kỹ thuật một cách hiệu quả để quản lý các quá trình, các sản phẩm có tính chất công nghiệp.
Cơ hội làm việc: Tốt nghiệp có thể làm công tác quản lý trong ác doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước.
3. Kế toán
Mục tiêu: Đào tạo Cử nhân Kinh tế, chuyên ngành Kế toán. SV theo học ngành Kế toán được trang bị kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh, quy trình công nghệ kế toán, kiểm toán; phân tích hoạt động kinh doanh, có khả năng hoạch định chính sách kế toán, kiểm toán.
Cơ hội làm việc: Cử nhân kinh tế chuyên ngành này có thể làm việc ở các doanh nghiệp và các bộ phận chức năng kế toán, kiểm toán tại các bộ, ngành và cơ quan Nhà nước như: tổ chức thực hiện từng phần hành của công tác kế toán ở các doanh nghiệp; tổ chức thực hiện công tác kế toán ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; hoạch định chính sách kế toán, kiểm toán cho các bộ phận chức năng kế toán, kiểm toán tại các doanh nghiệp, các bộ, ngành và cơ quan Nhà nước.
4. Quản trị Kinh doanh tổng quát (Quản trị kinh doanh)
Mục tiêu: Đào tạo Cử nhân kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh có khả năng nghiên cứu; có năng lực quản lý kinh doanh, có khả năng thực hiện và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về dịch vụ và du lịch, xây dựng chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, nền công nghiệp “không khói” (du lịch); xây dựng chiến lược marketing nhằm quảng bá, quảng cáo và mở rộng mạng lưới kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Cơ hội làm việc: Cử nhân kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh có khả năng làm việc ở tất cả các cơ quan, các bộ phận tổ chức, điều hành kinh doanh, nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược hoạt động ngân hàng, hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn và du lịch; có khả năng làm việc ở tất cả các bộ phận trong tổ chức và điều hành chiến lược marketing trong hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị trường, hoạt động ngân hàng thuộc mọi thành phần kinh tế quốc dân.
5. N gân hàng (Tài chính – ngân hàng)
Mục tiêu: Đào tạo Cử nhân Kinh tế chuyên ngành tài chính công có kiến thức vững về lý luận cơ bản của tiền tệ, ngân hàng và tài chính, có khả năng vân dụng kiến thức cơ bản về ngân sách nhà nước, quản lý điều hành ngân sách nhà nước, đồng thời có thể vận dụng lý luận để giải quyết các vấn đề liên quan đến lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước. Biết phân tích những tác động của thuế trên thị trường trong các trường hợp, nắm vững nội dung và các sắc luật thuế hiện hành, có khả năng quản lý, điều hành và tổ chức thực thi các luật thuế ở Việt nam.
Đào tạo cử nhân ngân hàng và thị trường tài chính có kiến thức về quản lý kinh tế nói chung trong nền kinh tế thị trường, biết vận dụng tổng hợp những kiến thức kinh tế vào công tác quản lý hệ thống ngân hàng và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Có kiến thức về hệ thống ngân hàng, cơ chế vận hành của hệ thống này. Biết vận dụng những kiến thức kinh tế nói chung và kiến thức về ngân hàng - tài chính nói riêng để lập và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Nắm được những nguyên tắc cơ bản về quản trị và kinh doanh trong các tổ chức tín dụng, nắm vững công nghệ ngân hàng hiện đại, quản lý tốt các tổ chức tín dụng trong mối quan hệ tổng thể của hệ thống ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung.
Cơ hội làm việc: Tốt nghiệp ngành này có thể công tác ở các ngân hàng, tổ chức tài chính, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý thuế, nghiên cứu tư vấn
các vấn đề về thuế và các công tác ở các ngân hàng, kho bạc, các cơ quan từ cấp bộ tới các công ty, các doanh nghiệp, hoặc giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng
Các ngành đào tạo Cao đẳng:
1. Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng
Mục tiêu: Chương trình đào tạo ra những cử nhân cao đẳng công nghệ ngành XDDDCN, cung cấp cho người học những nền tảng cơ bản để phát triển toàn diện về nhân cách và nghề nghiệp, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thời gian đào tạo: 3 năm. Sinh viên tốt nghiệp cần đạt được những mục tiêu cụ thể: - Có tư cách đạo đức và sức khỏe tốt, đáp ứng các yêu cầu phân công lao động của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa nước nhà;
- Nắm vững kiến thức cơ bản về lý thuyết và có kỹ năng thực hành cao. Có khả năng nghiên cứu và giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật xây dựng, qui hoạch đô thị, thiết kế, thi công và quản lý các công trình dân dụng và công nghiệp;
- Có khả năng thích ứng với các thay đổi nhanh của công nghệ, khả năng tự học trong môi trường làm việc và yêu cầu học tập suốt đời;
- Tự tin, tư duy năng động, có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, khả năng độc lập tác nghiệp, khả năng hòa nhập, hợp tác & làm việc theo nhóm, khả năng thích ứng trong môi trường hội nhập quốc tế.
Cơ hội làm việc, khả năng phát triển nghề nghiệp: