Tổng kết 1 Nội dung

Một phần của tài liệu skkn kinh nghiệm giảng dạy tác phẩm chữ người tử tù của nguyễn tuân theo đặc trương thể loại. (Trang 27 - 31)

1. Nội dung

- Khẳng định , tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp- cái thiện, và nhân cách cao đẹp của con người, đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của tác giả

- Thái độ tôn trọng tài năng và phẩm giá con người.

2. Nghệ thuật:

- Tạo dựng tình huống truyện độc đáo - Xây dựng nhân vật

- Thủ pháp đối lập tương phản

- Ngôn ngữ tạo hình cổ kính hiện đại

-> Mang nhiều đặc điểm của truyện ngắn trữ tình lãng mạn nhưng giàu kịch tính.

4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM THU ĐƯỢC

Với cách tìm hiểu khai thác văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

- Về phía giáo viên:

+ Hình thành được một phương pháp phù hợp để đi vào khám phá tác phẩm, từ đó thấy hết được cái hay chiều sâu của tác phẩm văn xuôi nói chung và thể loại truyện ngắn , đặc điểm phong cách truyện ngắn Nguyễn Tuân nói riêng.

+ Có cơ sở khoa học để soạn giảng giáo án và lên lớp một cách hợp lí.

+ Là điều kiện để củng cố mở rộng, trau dồi về kiến thức lí luận văn học.

- Về phía học sinh:

+ Được trang bị một “chìa khóa” vừa vặn nhất để “mở cửa” vào với thế giới nghệ thuật của tác phẩm “Chữ người tử tù” nói riêng và tác phẩm truyện ngắn hiện đại nói chung.

+ Hơn nữa, học sinh có điều kiện để rèn luyện tư duy văn học theo thể loai và củng cố nâng cao kiến thức lí luận học.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng còn gặp phải một số khó khăn như:

- SGK chuẩn không trang bị kiến thức lí thuyết về truyện ngắn ,về dặc trưng của thế loại tác phẩm văn học như trong phần tri thức đọc hiểu của SGK nâng cao.

- Hơn nữa tâm lý ngại học văn cũng khiến cho giáo viên ngại tổ chức cho học sinh những lớp cơ bản, khối A, B tìm tòi, làm rõ tác phẩm theo hướng này.

- Một số giáo viên chưa được trang bị và tự trang bị kiến thức về thể loại ( nói chung) một cách toàn diện. Do đó dạy học văn bản “ chữ người tử tù” thêo đặc trưng thể loại không phải dễ thực hiện thuần thục được.

Vận dụng những kinh nghiệm, phương pháp của bản thân dạy tác phẩm Chữ người tử tù theo đặc trưng thể loại, vào lớp dạy cụ thể. Chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Lớp Số H/S Nắm bắt kiến thức bài học Nhận biết Thông hiểu vận dụng thấp vậndụng cao Lớp 11C9 (thực nghiệm) 44 44(100%) 40(90%) 35(80%) 32(73%) Lớp 11C2 (đối chứng) 42 30(71%) 23(55%) 17(40%) 13(30%)

Một phần của tài liệu skkn kinh nghiệm giảng dạy tác phẩm chữ người tử tù của nguyễn tuân theo đặc trương thể loại. (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w